CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ
3.3.1.3. Hỗ trợ thanh khoản cho NHTM thông qua thị trường mở, thị trường liên Ngân
đến việc giảm dần lượng tiền mặt sử dụng trong thanh toán, đẩy mạnh tỷ lệ thanh toán qua Ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng tiến đến kiểm sốt lượng tiền mặt trong lưu thơng.
3.3.1.3. Hỗ trợ thanh khoản cho NHTM thông qua thị trường mở, thị trường liên Ngân hàng liên Ngân hàng
NHNN hiện đang điều hành chính sách tiền tệ thơng qua lãi suất tái cấp vốn, tuy nhiên việc quản lý lãi suất trên thị trường tiền tệ liên Ngân hàng hiện nay hầu như đang để cho thị trường tự điều tiết theo quy luật. Tuy nhiên nếu đã điều tiết theo quy luật, NHNN cũng nên để cho thị trường sơ cấp được hoạt động kinh doanh theo đúng nghĩa của nó khơng nên can thiệp bằng áp dụng lãi suất trần huy động, lãi suất trần cho vay. Điều này sẽ dẫn đến các NHTMCP vì thiếu thanh khoản tạm thời phải cân nhắc giữa việc huy động trên thị trường thứ cấp hay sơ cấp sẽ có lợi hơn. Có thể nói hiện tượng các Ngân hàng chuyển vốn thành lập các Quỹ, các Công ty chứng khốn hay Cơng ty kinh doanh vàng đã phần nào làm xáo trộn, bóp méo sự hoạt động kinh doanh của thị trường tiền tệ thông qua việc các quỹ khơng tập trung đầu tư như kinh doanh chứng khốn hay vàng bạc… lại chuyển vốn đầu tư
vào tài chính hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất mà đúng ra chức năng này chỉ được thực hiện tại các Ngân hàng.
NHNN nên kiểm sốt chặt chẽ cơng cụ lãi suất trên cả thị trường thứ cấp và sơ cấp. Khi số lượng tiền điều chuyển rất lớn được rút ra cùng một lúc tại các Ngân hàng nhỏ hoặc các Ngân hàng lớn phải tăng lãi suất để giữ khách hàng dẫn đến việc chạy đua lãi suất trên thị trường tiền tệ mà hầu như NHNN chỉ can thiệp thị trường sơ cấp còn thị trường thứ cấp thì bỏ ngỏ. NHNN nên tạo hành lang pháp lý cũng như xử lý nghiêm việc các Ngân hàng chuyển số lượng lớn vốn sang gửi tại các Ngân hàng khác để hưởng chênh lệch.
Hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thơng qua các cơng cụ của chính sách tiền tệ cần được NHNN đẩy mạnh và xem đây là công việc điều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế. Trong bối cảnh thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát. NHNN cần xem xét việc hỗ trợ cho các NH TMCP. Đối với các NHTM lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước, đối với các NHTM nhỏ khơng đủ giấy tờ có giá hoặc khơng có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thông qua công cụ tái cấp vốn. Việc hỗ trợ này của Ngân hàng Nhà nước nên có kỳ hạn dài hơn khơng chỉ để bù đắp thiếu hụt tạm thời về dư trữ bắt buộc mà hơn thế bù đắp về việc thiếu hụt thanh khoản tạm thời cho các NHTM nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro thanh khoản.
NHNN với vai trò quản lý thị trường tiền tệ nên xem xét việc làm trọng tài thực hiện việc cấn trừ công nợ giữa các Ngân hàng thương mại đang vay và gửi tiền lẫn nhau trên thị trường liên Ngân hàng. Qua đó tìm ra Ngân hàng thực sự yếu kém và thiếu thanh khoản. Tránh việc để một vài Ngân hàng nhỏ do thiếu thanh khoản khơng thực hiện việc hồn trả tiền gửi hay tiền vay cho các Ngân hàng thương mại khác khi đến hạn dẫn đến việc mất thanh khoản dây truyền ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng, điều này làm ành hưởng khơng tốt đến tình hình kinh tế chính trị, xã hội.