CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIETINBANK theo CAMELS
2.3.3.3. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Dựa vào những chính sách quản lý tốt các danh mục tài sản, tỷ số vòng quay tổng tài sản AU (Asset Utilization) đo lường hiệu quả quản lý tài sản của các Ngân hàng có thể tạo ra các khoản thu nhập lớn. Tỷ số được tính bẳng Doanh thu trên cho Tổng tài sản.
Biểu đồ.2.9. AU.CTG, TBN & các NHTM
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng
Nhìn chung, tỉ số vòng quay tổng tài sản của NHTMCPNN thấp hơn trung bình ngành và đạt cao nhất vào năm 2012-2013 – năm phát triển mạnh của ngành và giảm dần trong những năm gần đây.
Ngân hàng CTG có tỷ số ln cao hơn NHTMCPNN và đỉnh điểm là năm 2012 tỷ lệ là 0.13; từ 2013- 2015 có tỷ lệ xấp xỉ trung bình ngành cao hơn NHTMNN cho thấy Ngân hàng tạo được khoản doanh thu lớn hơn so với tổng tài sản. Doanh thu cần tiếp tục tăng thêm bằng cách quản lý danh mục tài sản một cách hợp lý.
2.3.3.3. Tốc độ tăng trưởng tín dụng AU AU
Biểu đồ 2.10. Tăng trưởng tín dụng. CTG với TBNHTMCPNN
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng
Bảng 2.3. Cùng với sự suy giảm trong tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng cũng có xu hướng giảm mạnh. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng giai đoạn 2010-2013 của các Ngân hàng nằm trong chuẩn từ 10- 20% theo quy định của cơ quan quản lý Ngân hàng, xu hướng này thể hiện các nhà quản lý của Ngân hàng đang dần đưa tốc độ tăng trưởng về mức quy định; BIDV năm 2015 tăng trưởng cao nhất 34% đã chuyển hướng cho vay bên mảng đem lại lợi nhuận khủng như bất động sản hay chứng khốn thay vì trước đây cho vay xuất nhập khẩu, tiêu dùng, sản xuất kinh doanh.
Năm 2013 các NHTM giảm tốc độ tăng trưởng thấp nhất và không chạy đua tăng trưởng nóng như trước đây. Thực tế, giai đoạn tín dụng tăng trưởng nóng năm 2007-2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng cao ngất ngưởng (có khi lên đến trên 40% năm 2010) và tạo ra các khoản cho vay kém chất lượng. Ngân hàng đã cho vay ồ ạt, thiếu kiểm sốt rủi ro dẫn đến khơng thu hồi được nợ, thiệt hại mất vốn rất lớn mà trong suốt những năm qua vẫn chưa xử lý hết được. Sự giảm dần tốc độ tăng trưởng tín dụng đã phần nào thể hiện chính sách quản lý chặt chẽ và thận trọng của các nhà quản lý Ngân hàng.
CTG có tốc độ tăng trưởng tín dụng khơng đồng đều qua các năm, bình quân là 27.18% qua 6 năm, giảm từ 43.5% năm 2010 xuống thấp hơn TBN và TBNHTMCPNN
13.39% năm 2013 và tăng dần đều cùng xu hướng tăng của nhóm NHTMCPNN, năm 2014 là 17.95% và năm 2015 tăng trưởng là 24.7% nguyên nhân năm 2013 CTG chuyển đổi mơ hình kinh doanh phát triển mạnh ở mảng bán lẻ phân tán rủi ro, cho thấy Ngân hàng này đã thận trọng hơn trong việc tăng trưởng tín dụng ở khối KHDN hạn chế cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng mà nâng tỷ lệ cho vay xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh mặt hàng tiêu dùng như may mặc, giầy da…nhà ở xã hội/dự án , phân khúc lại khách hàng, và quản lý nợ tương đối tốt; nợ xấu nợ xử lý rủi ro của CTG luôn ở mức thấp nhất so với TBN và 2 nhóm NHTM như số liệu phân tích NPL tại Bảng 2.7.