ROA – Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIETINBANK theo CAMELS

2.3.4.1. ROA – Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

ROA được đo lường bằng tỷ lệ lãi ròng sau lãi vay và thuế trên tổng tài sản

Biểu đồ 2.11. ROA. CTG, TBN giai đoạn 2010- 2015

ROA của NHTMCPNN cao hơn ROA của NHTMCP và cao hơn ROA TBN, một số Ngân hàng như VCB, BID, MBB, CTG có ROA cao hơn, thấp nhất là Ngân hàng NVB. ROA của TBN giảm dần qua các năm từ 1.37% năm 2010 giảm dần đều thấp nhất 0.58% năm 2015.

CTG đạt 1.1% lợi nhuận bình quân trong 6 năm cao hơn mức bình quân TBN 0,95%. Cao nhất là 1.51% năm 2011 và giảm dần đều cùng hướng với TBN và 2 nhóm NHTM, ln cao hơn TBN và 2 nhóm NHTM. Khối lượng tài sản có của CTG tương đối lớn và ln có khuynh hướng tăng nhanh qua các năm, bên cạnh đó quy mơ họat động lớn ln đi liền với chí phí phải bỏ ra để trang trải họat động cũng tăng theo ảnh hưởng đến thu nhập từ việc việc sử dụng tài sản. Cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản đựơc cải thiện, khả năng chuyển tài sản của CTG thành thu nhập ròng khá tốt.

2.3.4.2. ROE – Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu

ROE phản ánh thu nhập mà cổ đông nhận được từ hoạt động kinh doanh Ngân hàng và cho biết tiền đầu tư của cổ đông hiệu quả như thế nào.

Thu nhập của Ngân hàng nhạy cảm với việc sử dụng nhiều nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu. Việc sử dụng nhiều nợ sẽ có số nhân vốn chủ sở hữu cao.

Ngân hàng có thể có ROA thấp những vẫn đạt được ROE cao thông qua sử dụng địn bẩy tài chính hiệu quả.

Biểu đồ 2.12. ROE. CTG, TBN & NHTM giai đoạn 2010 - 2015

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu giai đoạn giảm mạnh (2010-2012), ROE của TBN từ 17.84%-12.78%, sau đó giảm cực nhanh xuống 8.22%. năm 2015; ROE của TBNHTMCPNN giảm từ 20.95% xuống còn 13.19% năm 2015.

- ROE của CTG tăng trưởng mạnh đạt 22.21% năm 2010 và tăng mạnh nhất 26.83% năm 2011 sau đó giảm dần thấp nhất là 10.5% năm 2014 và đến năm 2015 là 10.31%, luôn ở mức cao hơn trung bình ngành và 2 nhóm NHTM nhưng thấp hơn TBNHTMNN ở năm 2014 và năm 2015. Tăng trưởng bình quân trong 6 năm là 17.16 vượt so với mức tối thiểu cần đạt theo thông lệ quốc tế là 15%. Phản ánh giai đoạn này CTG đã sử dụng VCSH hiệu quả, năm 2014 và 2015 do trong đó, thu dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, tăng 25% so với năm 2014 và tỷ trọng trên tổng thu nhập hoạt động là 11,7% cao hơn TBN nhưng thấp hơn TBNHTMCPNN. Tỷ suất sinh lời ROE đạt 10,3%. (Tuy nhiên việc ROE cao hay thấp còn phụ thuộc vào việc Ngân hàng có sử dụng nhiều nợ vay hoặc dùng địn bẩy kinh tế (D/E. nợ phải trả / VCSH) hiệu quả hay không.

2.3.4.3. Tỷ lệ thu nhập cận biên NIM – Net Interest Margin

NIM phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí. NIM cao cho thấy Ngân hàng đã tối đa các nguồn thu từ lãi và giảm thiểu các chi phí lãi.

Biểu đồ 2.13. NIM. CTG & TBN

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng

Mục tiêu điều hành của Ban Giám đốc là làm sao để tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cao nhất và chi phí thấp nhất, vì vậy phân tích NIM sẽ phản ánh được tính hiệu quả

trong việc quản lí của Ban Giám đốc.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của TBN tăng dần từ năm 2010 đến năm 2011, từ 3.40% năm 2010 lên 4.08% năm 2011. Ba năm tiếp theo thì chỉ số này có sự xu hướng giảm xuống liên tục còn 2.87% năm 2014,2015. Các Ngân hàng đều có NIM đạt dưới 4,50%, trong đó hầu hết trên mức 2,5%, CTG, MBB, STB là những Ngân hàng có NIM cao nhất. NIM trung bình ngành xoay quanh mức 2%-4%. CTG có NIM ln cao hơn so với TBN và 2 nhóm NHTM nhưng tuy nhiên vẫn dưới 4,50%; năm 2015 Nim chỉ có 2.8% thấp hơn TBN và TBNHTMNN điều đó cho thấy CTG giai đọan này chưa thực sự tận dụng các khoản thu từ lãi và chưa giảm được chi phí từ lãi hiệu quả.

Từ đó ta có thể thấy khi đề án tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng 2011-2015 được tiến hành thì Ban quản trị các Ngân hàng đã có sự quản lý chặt chẽ hơn trong hoạt động cho vay cũng như trong việc ấn định lãi suất cho vay, kéo NIM giảm xuống mạnh. Mặc dù có sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng trong đó có CTG, nhưng theo tác giả đó lại là một tín hiệu tốt cho hệ thống Ngân hàng, khi các Ngân hàng đang dần chú trọng hơn trong công tác quản lý hoạt động tín dụng, thay vì những cuộc chạy đua lãi suất và cho vay khơng dè dặt dẫn đến chất lượng tín dụng giảm mạnh và nợ xấu xuất hiện ngày càng nhiều như trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank (Trang 62 - 65)