Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank (Trang 97 - 110)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK

3.3.2. Các giải pháp hỗ trợ khác

Hiện nay, việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt. Các Ngân hàng cần thay đổi bộ mặt tốt hơn, tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp và môi trường phục vụ khách hàng tốt nhất để thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ Ngân hàng.

Các Ngân hàng cũng cần nâng cao hệ thống công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng và thời gian phục vụ khách hàng.

Ngành tài chính Ngân hàng là một ngành nghề đặc biệt, việc kinh doanh có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của các ngành nghề khác. Do đó, các cơ quan quản lý tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế xã hội cần có nhiều biện pháp đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của từng ngành. Từ đó mới giúp nền kinh tế phát triển được.

Các Ngân hàng ngoài việc quan tâm đội ngũ nhân viên còn phải chú ý nâng cao trình độ của các cấp quản lý để có được các định hướng, chiến lược phát triển hợp lý, hiệu quả trong từng giai đoạn kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục theo dõi, quản lý đối với các Ngân hàng đang có dấu hiệu thanh khoản yếu kém thực hiện tái cơ cấu, sáp nhập theo kế hoạch phù hợp để đảm bảo phát triển đồng bộ và an toàn của ngành Ngân hàng.

Các cơ quan dự báo kinh tế cần tăng cường hoạt động thống kê, dự báo các vấn đề vĩ mô liên quan đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát hay giảm phát nhằm giúp các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng có căn cứ để đưa ra các kế hoạch kinh doanh, sản xuất phù hợp.

Các Ngân hàng cần nghiêm chỉnh thực hiện các chính sách do Nhà nước, Chính phủ đạt ra nhằm góp phần phát huy tác dụng của các chính sách này, tạo tiền đề phát triển tốt cho ngành Ngân hàng trong hiện tại và tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của VietinBank đến năm 2020, ở Chương 3 này, Luận văn trình bày và phân tích các giải pháp và đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank trong giai đoạn mới. Những giải pháp này bắt đầu từ quản trị điều hành hệ thống, đến các giải pháp nghiệp vụ cụ thể trong kinh doanh, đồng thời gắn với giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh, với mục tiêu chất lượng và hiệu quả. Trước hết là nhóm giải pháp dựa trên việc phân tích mơ hình CAMELS, trong đó chú trọng đến giải pháp nhằm gia tăng khả năng an toàn vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tài sản có, nâng cao năng lực quản trị điều hành, đầu tư phát triển công nghệ Ngân hàng và mở rộng quy mơ tận dụng lợi thế, vị thế của mình trong hệ thống NHTM hiện nay. Bên cạnh những giải pháp trên, để nâng cao hơn nữa khả năng kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, VietinBank cần phải chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu nhằm quảng bá, thu hút thêm nhiều khách hàng, nhiều nguồn đầu tư hơn nữa. Trong bối cảnh tồn cầu hóa về kinh tế, để mở rộng quy mơ hoạt động kinh doanh, VietinBank cịn phải tăng cường hơn nữa việc hợp tác quốc tế, liên doanh với các Ngân hàng quốc tế. Muốn thực hiện được các giải pháp đó, VietinBank cần nhanh chóng tiến hành việc đổi mới, tái cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống tổ chức và bộ máy của mình theo mơ hình Ngân hàng thương mại của các nước tiên tiến…

Do là một đơn vị nằm trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước dưới sự quản lý của Chính phủ, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank sẽ khả thi hơn khi được cấp trên có sự chỉ đạo và ban hành những chính sách phù hợp, đồng bộ. Vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của VietinBank được nâng cao, hiệu quả hơn cần mở rộng, tăng cường thêm những khoản thu ngoài lãi để tăng nguồn vốn; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và tổ chức sắp xếp, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực; xử lý và hạn chế nợ xấu phát sinh.Với cấp Lãnh đạo cao hơn là Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, cần nhanh chóng hồn thiện hệ thống Pháp luật về Ngân hàng, đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa hệ thống Ngân hàng, hỗ trợ thanh khoản, đổi mới công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng và hỗ trợ cho các hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng, để tổ chức này phát huy được vai trò, chức năng trong giai đoạn tới.

KẾT LUẬN

Thị trường tài chính trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta đang bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt, đặt hệ thống N gân hàng trước những cơ hội và thách thức to lớn. Muốn tồn tại và phát triển, vấn đề sống còn hiện nay đối với các

NHTM, trong đó có VietinBank là phải tăng cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở không

ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh thì mới có thể đáp ứng được những u

cầu phát triển của nền kinh tế.Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM là một bài tốn khó cho nên trong thời gian qua đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay, ít có cơng trình tập trung nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.Trong hệ thống NHTM ở nước ta hiện nay, VietinBank là một Ngân hàng lớn có vị trí và vai trị quan trọng trong thị trường tài chính. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của VietinBank có nhiều thành cơng và cũng có những khó khăn, trở ngại. Xuất phát từ thực tế hoạt động thời gian qua và yêu cầu cấp thiết về định hướng phát triển

trong những năm tới của VietinBank, tác giả chọn vấn đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt

động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –VietinBank làm đề tài

Luận văn của mình, với mục đích là tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho VietinBank và qua đó góp phần vào việc nghiên cứu giải pháp cho các NHTM nói chung ở bình diện lý luận và thực tiễn.

Để thực hiện đề tài Luận văn này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu lý luận, thống kê mô tả, thống kê so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu để rút ra những kết luận khoa học và những giải pháp có tính khả thi. Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tác giả đã sử dụng mơ hình phân tích CAMELS và đã thu thập, khai thác những tài liệu, số liệu từ những nguồn thơng tin chính thống, đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu của đề tài này được trình bày trong ba chương của Luận văn. Trước hết là những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hiệu quả hoạt động của NHTM. Là một tổ chức tài chính quan trọng vào hàng bậc nhất của nền kinh tế, các hoạt động cơ bản của NHTM là luân chuyển tài sản qua hoạt động huy động vốn (vốn chủ sở hữu, tiền gửi tiết kiệm, giao dịch, phát hành chứng khoán, vay các Ngân hàng khác…). Cùng với việc sử dụng vốn, đầu tư, NHTM cịn có chức năng cung cấp dịch vụ (dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ; ủy thác, đại lý, kinh doanh chứng khoán…). Hiệu quả của những hoạt động kinh doanh nói trên của NHTM chính là khả năng biến đổi các đầu vào thành đầu ra sinh lời, giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác và xác suất an tồn trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh trong nền

kinh tế thị trường NHTM hiện nay chịu nhiều tác động. Đó là sức ép phải đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp cho nhiều đối tượng khách hàng, sức ép cạnh tranh của nhiều tổ chức tài chính, sự gia tăng chi phí vốn, sự tiến bộ của cơng nghệ và yêu cầu mở rộng quy mô hoạt động về mặt địa lý trong bối cảnh tồn cầu hóa. Trước những tác động to lớn như vậy, NHTM phải thay đổi lớn về cấu trúc, chức năng, loại hình tổ chức, mơ hình kinh doanh để thích ứng với xu thế của thời đại. Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM , mơ hình CAMELS đưa ra 5 tiêu chí. Đó là khả năng an tồn vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản lý, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản.

Những cơ sở lý luận về NHTM và phương pháp, tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM đã được Tác giả vận dụng vào việc đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank. Qua phân tích số liệu thực tế cho thấy VietinBank có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao, tăng trưởng dư nợ cao và có chất lượng tốt. Hoạt động kinh doanh của VietinBank trong giai đoạn 2010 - 2015 có hiệu quả, tạo lợi nhuận khá lớn và có tích lũy thích đáng. Cùng với thành quả đó, trình độ quản lý của Ban quản trị đã được nâng lên. Tuy nhiên, thời gian qua VietinBank đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức về an toàn vốn và khả năng thanh khoản…; Nhưng sau sáu năm cổ phần hóa VietinBank vẫn đang ở xu thế ngày càng phát triển, đi lên.

Từ việc đánh giá tình hình, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của VietinBank trong những năm tới, Tác giả trình bày các giải pháp và những đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank lên một tầm cao mới. Đầu tiên là giải pháp dựa trên việc phân tích mơ hình CAMELS, trong đó chú trọng đến tiêu chí nhằm gia tăng khả năng an toàn vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tài sản có , nâng cao năng lực quản trị, đầu tư phát triển công nghệ Ngân hàng và mở rộng quy mô tận dụng lợi thế, vị thế của mình trong hệ thống NHTM hiện nay. Đồng thời với những giải pháp nói trên, để nâng cao hơn nữa khả năng kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, VietinBank cần phải chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu nhằm quảng bá, thu hút nhiều đối tượng khách hàng, nhiều nguồn đầu tư hơn nữa. Trong bối cảnh tồn cầu hóa về kinh tế, để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, VietinBank còn phải tăng cường hơn nữa việc hợp tác quốc tế, liên doanh với các Ngân hàng quốc tế. Muốn thực hiện được các giải pháp đó, VietinBank cần nhanh chóng tiến hành việc đổi mới, cơ cấu lại hệ thống tổ chức và bộ máy của mình để trở thành Ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Là một đơn vị nằm trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước dưới sự quản lý của Chính phủ, những giải pháp nhằm nâng cao khả năng hoạt động kinh doanh của VietinBank sẽ khả thi hơn khi được cấp trên có sự chỉ đạo và ban hành những chính sách phù hợp. Để các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của VietinBank được thực thi có hiệu quả, tác giả xin kiến nghị VietinBank cần mở rộng các sản phẩm dịch vụ đa dạng, đa tiện ích, tăng cường thêm những khoản thu ngoài lãi để tăng nguồn vốn; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và tổ chức sắp xếp, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tăng cường công tác kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi giải ngân, quản lý tốt nguồn thu của khách hàng, xử lý và hạn chế nợ xấu phát sinh.Với Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, cần nhanh chóng hồn thiện hệ thống Pháp luật về Ngân hàng như tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình Ngân hàng, tiếp tục hồn thiện hệ thống luật, tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, Ngân hàng nhà nước thực sự trở thành Ngân hàng Trung ương nhằm nâng cao năng lực quản lý trên thị trường tiền tệ, nghiên cứu thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế như về chế độ hạch tốn, tỷ lệ an tồn vốn...và đây thực sự là nhóm giải pháp mang tính chất tiền đề bảo đảm cho các Ngân hàng thực hiện thành cơng nhóm giải pháp từ nội bộ của chính các NHTM, đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa hệ thống Ngân hàng, hỗ trợ thanh khoản, đổi mới công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng và hỗ trợ cho các hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng, để tổ chức này phát huy được vai trị, chức năng của mình, góp phần phát triển ngành Ngân hàng trong cả nước.

Thông qua phân tích CAMELS đối với VietinBank, có thể thấy đây là một trong các Ngân hàng có q trình hoạt động hiệu quả và khả quan so với ngành. Hiện nay, công cuộc tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng vẫn đang tiếp tục diễn ra, với hy vọng sắp tới, hệ thống Ngân hàng sẽ quay về với tình hình ổn định và phát triển theo hướng tích cực.

Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank còn nhiều vấn đề cần đi sâu tìm hiểu. Trong khn khổ của một Luận văn Thạc sĩ , tác giả xin trình bày những kết quả nghiên cứu bước đầu. Tuy đã nỗ lực cố gắng nhưng do những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian, nên trong nội dung và hình thức trình bày, Luận văn khó tránh khỏi những sai sót, thiếu sót. Tác giả ln ghi nhận và chân thành cảm ơn những đóng góp của Q Thầy – Cơ và người đọc góp ý để đề tài này được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.5. Hệ số E/TA (Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản).Đơn vị %

E/TA 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ACB 5.55 4.26 7.16 7.51 6.9 6.35 BID 6.61 6.01 5.47 5.84 5.12 4.81 CTG 4.94 6.19 6.68 9.38 8.32 7.17 STB 9.20 10.28 9.01 10.57 9.52 7.72 VCB 6.72 7.81 10.02 9.04 7.51 6.67 EIB 10.30 8.88 9.29 8.64 8.73 10.53 MBB 8.10 6.95 7.33 8.4 8.26 10.22 NVB 10.10 14.3 14.76 11.02 8.72 6.67 SHB 8.20 8.21 8.16 7.21 6.20 5.50 TBN 8.80 7.70 8.10 8.70 8.60 7.70 TB NHTM NN 6.09 6.67 7.39 8.09 6.98 6.22 TB NHTMCP 8.58 8.81 9.29 8.89 8.06 7.83

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng

Bảng 2.6. Hệ số E/D (Vốn chủ sở hữu/Nợ phải trả). Đơn vị tính %

Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ACB 5.87 4.44 7.71 8.11 7.41 6.78 BID 7.08 6.40 5.78 6.21 5.39 5.07 CTG 5.20 6.60 7.16 10.36 9.08 7.72 STB 10.18 11.46 9.90 11.82 10.52 8.36 VCB 7.21 8.47 11.14 9.94 8.12 7.15 EIB 11.49 9.75 10.24 9.46 9.57 11.77 MBB 8.89 7.50 7.94 9.20 9.03 11.42 NVB 11.24 16.68 17.31 12.38 9.55 7.15 SHB 8.93 8.95 8.88 7.77 6.61 5.82 TBN 8.45 8.92 9.56 9.47 8.36 7.92 TB NHTMCPNN 6.50 7.16 8.03 8.84 7.53 6.65 TB NHTMCP 9.43 9.80 10.33 9.79 8.78 8.55

Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ xấu (NPL ratio) (Đvị: %) NPL ratio 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ACB 0.34 0.90 2.54 3.07 2.21 1.34 BID 2.58 2.82 2.74 2.30 2.06 1.70 CTG 0.66 0.76 1.48 1.01 1.13 0.93 STB 0.54 0.58 2.08 1.47 1.20 VCB 2.93 2.09 2.79 2.36 1.89 EIB 1.43 1.62 1.33 2.00 2.49 1.88 MBB 1.28 1.62 1.87 2.50 2.80 1.63 NVB 2.27 2.95 5.74 6.16 2.55 2.17 SHB 1.41 2.26 9.00 5.95 2.05 1.74 TBN 1.49 1.73 3.35 3.03 2.09 1.66 BT NHTMCPNN 2.06 1.89 2.11 2.03 1.85 1.51 TB NHTMCP 1.21 1.66 3.76 3.53 2.22 1.75

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng

Bảng 2.8. NL/TA.Tổng dư nợ cho vay /tổng tài sản (LAR) Đơn vị tính %

NL/TA 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ACB 42.2 36.2 57.5 63.4 63.9 65.8 BID 68.0 71.0 68.9 70.2 67.5 69.5 CTG 62.9 63.1 65.5 64.7 65.9 68.5 STB 53.6 56.4 62.4 67.7 66.7 62.8 VCB 55.7 55.7 56.9 57.1 54.8 56.1 EIB 47.1 40.3 43.7 48.7 53.5 67.2 MBB 43.8 41.7 41.7 47.7 48.9 54.0 NVB 53.2 56.7 58.7 45.6 44.6 41.9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank (Trang 97 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)