Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và xác định mẫu nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu hàng tiêu dùng lâu bền, trường hợp thương hiệu rinnai tại thị trường việt nam đến năm 2020 (Trang 35 - 38)

Bảng câu hỏi được xây dựng và thiết kế qua các bước:

Bước 1: Xác định dữ liệu cần tìm.

Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu để xác định tổng thể nghiên cứu và các nội dung có liên quan cần thu thập.

Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn định tính

Sử dụng phương pháp phỏng vấn, thảo luận trực tiếp nhằm giảm thời gian để thống nhất các vấn đề, dễ dàng khai thác sâu về nội dung và người hỏi cũng như người trả lời có thể dễ dàng trình bày rõ hơn.

Bước 3: Xây dựng nội dung bản câu hỏi sơ bộ.

Phác thảo các câu hỏi tương ứng với các nội dung cần nghiên cứu, sắp xếp và bố trí các câu hỏi hợp lý.

Bước 4: Lựa chọn dạng câu hỏi.

Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (từ hồn tồn khơng đồng ý đến hồn toàn đống ý) để xác định, đo lường các mức độ phản đối hay đồng ý của người được hỏi đối với các nội dung được phát biểu trong bảng câu hỏi.

Bước 5: Xác định từ ngữ, mô tả phù hợp.

Sử dụng các từ ngữ quen thuộc, dễ hiểu, tránh sử dụng các từ chuyên ngành và lồng ghép quá nhiều nội dung. Thực hiện nghiên cứu định tính để điều chỉnh từ ngữ, nội dung hỏi và giúp đối tượng dễ dàng hiểu để trả lời.

Bước 6: Xác định cấu trúc bảng câu hỏi.

Bảng câu hỏi gồm 3 phần chính: phần mở đầu-giới thiệu, thơng tin người trả lời và phần câu hỏi chính. Sắp xếp thứ tự theo trình tự hợp lý.

Bước 7: Phương pháp thu thập, phỏng vấn

Sử dụng công cụ Google Form để phỏng vấn trực tuyến kết hợp với bảng câu hỏi được in bằng giấy khổ A4 để phỏng vấn trực tiếp. Thực hiện phỏng vấn thử qua công cụ Google Form với khoảng từ 10 đến 20 đối tượng để chỉnh sửa lần cuối các câu hỏi, nội dung, từ ngữ,…

Bước 8: Thực hiện khảo sát

Thực hiện khảo sát trong khoảng thời gian từ ngày 15/8/2016 đến 5/9/2016.

1.5.2 Xác định mẫu nghiên cứu:

Nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi với 28 câu hỏi. Nghiên cứu sử dụng phân tích Cronbach’s Anpha và EFA.

Kích thước mẫu dự kiến dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006) cho rằng, đối với các phân tích EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1 tức là mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Kích thước mẫu tối thiểu là: 28*5= 140. Số lượng bảng khảo sát dự kiến thực hiện là 200.

Mẫu được lấy qua phương pháp thuận tiện (phi xác suất) thông qua bảng câu hỏi trực tuyến và phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Đối tượng khảo sát là những người hiện sống và làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh.

Trong các phiếu khảo sát, loại trừ các người được phỏng vấn không biết về thương hiệu Rinnai cũng như hiện tại không sử dụng hoặc những người thân không

sử dụng sản phẩm của Rinnai thông qua câu hỏi gạn lọc. Bảng câu hỏi trình bày ở phụ lục 04.

Tóm tắt Chương 1:

Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về giá trị thương hiệu cũng như giá trị thương hiệu đối với ngành hàng tiêu dùng lâu bền. Các thành phần của giá trị thương hiệu trong ngành hàng tiêu dùng lâu bền gồm 4 thành phần là nhận biết thương hiệu, liên tưởng thương hiệu, chất lượng cảm nhận và trung thành thương hiệu. Dựa trên thang đo nghiên cứu của Yoo và cộng sự (2000) về giá trị thương hiệu để tiến hành nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh thang đo phù hợp với thương hiệu Rinnai mà tác giả đang nghiên cứu. Thang đo sau khi được điều chỉnh sử dụng thiết kế bảng câu hỏi khảo sát nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp để phục vụ việc phân tích và đánh giá thực trạng giá trị thương hiệu Rinnai tại thị trường Việt Nam được trình bày ở

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU RINNAI TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu sơ lược về thương hiệu Rinnai tại thị trường Việt Nam và công ty TNHH TM Rồng Việt:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu hàng tiêu dùng lâu bền, trường hợp thương hiệu rinnai tại thị trường việt nam đến năm 2020 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)