STT Nội dung Số lượng mẫu Điểm trung bình
1 Tơi nghĩ tơi thì trung thành với thương hiệu Rinnai.
182
3,857
2
Thương hiệu Rinnai luôn là sự lựa chọn đầu tiên của tôi khi mua các sản phẩm thiết bị nhà bếp.
3,797
3 Tôi sẽ tiếp tục mua các sản phẩm của
Rinnai trong thời gian tới. 3,824
4
Tôi sẽ không mua các sản phẩm của các thương hiệu khác nếu tại điểm bán hàng khơng có sản phẩm của Rinnai.
3,495
5
Tơi sẽ ln ủng hộ và nói những điều tốt đẹp về thương hiệu Rinnai với mọi người xung quanh.
3,451
Trung thành thương hiệu 3,768
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Đánh giá chung, cần nâng cao lòng trung thành thương hiệu của khách hàng hiện tại. Mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu Rinnai chưa cao, khả năng rời bỏ thương hiệu là hiện hữu.
2.2.3 Đánh giá chung về giá trị thương hiệu Rinnai tại thị trường Việt Nam: Nam:
Các thành phần của giá trị thương hiệu Rinnai tại thị trường Việt Nam gồm nhận biết thương hiệu, liên tưởng thương hiệu, chất lượng cảm nhận và trung thành thương hiệu nhìn chung được đánh giá chưa cao và cịn khá nhiều những hạn chế. Nhận biết thương hiệu vẫn cịn tồn tại nhược điểm về tính thống nhất của bộ nhận diện thương hiệu, mức độ nhận biết chưa cao; liên tưởng thương hiệu chưa cho thấy được tính cao cấp của thương hiệu, các chương trình quảng cáo và khuyến mãi chưa thật sự gây ấn tượng về thương hiệu tới khách hàng; chất lượng cảm nhận còn gặp hạn chế về dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi; trung thành thương hiệu còn khá thấp do chưa có các hoạt động chăm sóc và giữ chân khách hàng cũ đúng mức, và chưa tạo sự tin tưởng lớn cho khách hàng,…
Tóm lại, để có thể nâng cao giá trị thương hiệu Rinnai, cơng ty cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục các điểm hạn chế còn tồn tại trên.
Tóm tắt Chương 2:
Chương 2trình bày sơ lược về thương hiệu Rinnai cũng như công ty thực hiện các hoạt động về thương hiệu Rinnai tại Việt Nam là công ty TNHH TM Rồng Việt và thực hiện xử lý số liệu thu được từ khảo sát định lượng. Thống kê, mơ tả và phân tích dữ liệu thu được nhằm đánh giá chung thực trạng về giá trị thương hiệu Rinnai tại thị trường Việt Nam, nhận ra các hạn chế cịn tồn tại nhằm có thể có cơ sở đưa ra các giải pháp được đề ra ở Chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU HÀNG TIÊU DÙNG LÂU BỀN – TRƯỜNG HỢP THƯƠNG HIỆU RINNAI TẠI THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020:
Với sự hợp tác và hỗ trợ từ phía Rinnai Nhật Bản cũng như Rinnai Việt Nam, Rồng Việt đặt mục tiêu đưa Rinnai trở thành thương hiệu thiết bị nhà bếp hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Định hướng phát triển các mục tiêu chính:
- Tập trung tái cơ cấu tổ chức theo hướng đơn giản, chuyên nghiệp hóa, nâng cao tinh thần và thái độ làm việc của toàn thể nhân viên, tất cả vì mục tiêu chung.
- Đẩy mạnh phát triển các dịng sản phẩm đặc biệt là nhóm các sản phẩm cao cấp, mở rộng sang mảng kinh doanh dự án, kết hợp với các cơng trình chung cư, cao ốc, khu đô thị,…
- Tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh.
Để đạt được những mục tiêu trên, một trong những công việc quan trọng cần thực hiện là phải nâng cao giá trị thương hiệu bằng cách gia tăng các yếu tố thành phần cấu thành thương hiệu đã được phân tích. Các giải pháp tập trung vào 4 nhóm chính là nhóm giải pháp về nhận biết thương hiệu, liên tưởng thương hiệu, chất lượng cảm nhận và trung thành thương hiệu.
3.2 Các nhóm giải pháp đề xuất nhằm nâng cao giá trị thương hiệu Rinnai tại thị trường Việt Nam: tại thị trường Việt Nam:
3.2.1 Nhóm giải pháp về nhận biết thương hiệu:
Theo kết quả khảo sát đã thực hiện, mức độ nhận biết thương hiệu của Rinnai tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung cịn khá thấp. Dựa trên một số thực trạng và hoạt động thực tại, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu.
- Thực hiện triển khai đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu. Hệ thống nhận diện thương hiệu mới với logo chữ “Rinnai” màu đỏ nền trằng cần được triển khai một cách đồng bộ trong nội bộ công ty cũng như các hoạt động bên ngồi. Cơng ty cần rà soát tất cả các văn bản, biểu mẫu hiện đang sử dụng để thống nhất chung về logo cũng như màu sắc theo bộ nhận diện thương hiệu mới. Ngồi ra cần có thêm thông báo nội bộ cũng như thông báo cho cửa hàng, đại lý và cũng có thể thơng báo thông qua các phương tiện truyền thông về bộ nhận diện thương hiệu mới của Rinnai.
- Trang cấp bảng hiệu quầy kệ mới cũng như tiến hành thay thế hệ thống bảng hiệu, quầy kệ cũ. Công ty cần phải xem hệ thống quầy kệ, bảng hiệu chính là một kênh để quảng cáo, truyền thông và giới thiệu thương hiệu đến khách hàng. Việc triển khai hệ thống bảng hiệu, quầy kệ là một hạng mục chiếm khá lớn về thời gian, chi phí nên cần có lộ trình thay thế cụ thể. Trước mắt, việc thay thế và trang cấp mới cần triển khai sớm tại 2 thị trường trọng điểm là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mục tiêu đến năm 2020 phải đảm bảo toàn bộ tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều có ít nhất 3 đến 4 điểm có bảng hiệu giới thiệu sản phẩm (tùy theo thị trường, số lượng điểm có thể lớn hơn để phù hợp với thị trường, khu vực đó). Tại các điểm bán nhỏ lẻ hoặc khơng đủ tiêu chí để thực hiện bảng hiệu, quầy kệ thì cần có hình thức hỗ trợ khác như hỗ trợ chi phí cho cửa hàng thực hiện bảng hiệu, logo decal dán, poster,…
- Đặt Pano và Billboard quảng cáo về thương hiệu tại một số thành phố lớn, tại các khu vực đông dân dư hoặc tuyến đường chính, hướng đặt theo hướng đón dịng di chuyển về vào cuối ngày sau giờ hành chính. Do ở thời điểm này, người tiêu dùng có xu hướng nghĩ đến các sản phẩm dành cho gia đình nhiều hơn. Ngồi ra có thể thực hiện quảng cáo trên các phương tiện như trên xe bus, xe taxi,… Đối với hình thức quảng cáo này, số lượng xe thực hiện phải lớn hoặc nếu bị hạn chế về chi phí thì có thể giảm bớt thời gian thực hiện quảng cáo nhưng vẫn đảm bảo số lượng xe lớn nhằm tăng tần suất xuất hiện, hình ảnh đảm bảo hình ảnh được nhìn thấy và lặp lại cao.