Thông tin thuộc đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tại TP HCM (Trang 53 - 55)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thông tin thuộc đối tượng nghiên cứu

Giới tính: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 157 nữ (chiếm 46.6 %) và 180 nam (chiếm

53.4 %). Từ kết quả này ta thấy số lượng nam giới cao hơn nữ giới, tuy nhiên chênh lệch này khơng q cao.

Độ tuổi: Nhóm đối tượng có tuổi từ 30 – dưới 50 tuổi là chiếm đa số với 92 người (chiếm 27.3%). Về đặc điểm, nhóm có độ tuổi này thường đã đi làm và đã có thu nhập ổn định và cao. Kế đến là nhóm tuổi từ 23 – dưới 30 tuổi với 89 người (chiếm 26.4%). Về đặc điểm, nhóm có độ tuổi này thường đã đi làm nhưng thu nhập chưa cao. Nhóm tuổi dưới 23 tuổi và nhóm từ 50 tuổi trở lên với số người lần lượt là 80 người (chiếm 23.7%) và 76 người (chiếm 22.6%). Dưới 23 tuổi được xem là độ tuổi thường chưa đi làm, kinh tế còn phụ thuộc vào người khác (chỉ một số ít đã đi làm) và trên 50 tuổi là đối tượng thường đã về hưu hoặc chuẩn bị về hưu và ít theo trào lưu mới. Như vậy, nhìn chung khơng có sự khác biệt lớn giữa các độ tuổi trong nghiên cứu này.

Nghề nghiệp: Có 197 người thuộc nhóm “Nhân viên văn phòng/ CNVC nhà nước” (chiếm 58.5%). Người thuộc nhóm “Lao động tự do” và “Sinh viên” cùng có 38 người (chiếm 11.3%). Có 29 người thuộc nhóm “ Nội trợ” ( chiếm 8.6%). Nhóm “Lao động phổ

thơng/ cơng nhân” và nhóm “Khác”lần lượt có 29 người (chiếm 8.6%) và 13 người (chiếm 3.9%).

Thu nhập bình qn: Có 161 người thuộc nhóm “Ít hơn 7 triệu/ tháng” (chiếm 47.8%).

Có 107 người thuộc nhóm “Từ 7 triệu đến dưới 15 triệu/ tháng” (chiếm 31.8%). Có 52 người thuộc nhóm “Từ 15 triệu đến dưới 25 triệu/ tháng” (chiếm 15.4%). Nhóm “Từ 25 triệu/ tháng trở lên” có 17 người với 5%.

Chủng loại hàng hóa: tác giả đưa ra các chủng loại hàng hóa khác nhau và các chủng

loại này bao gồm: hàng hóa hữu hình giá thấp (quần áo, thực phẩm,…), hữu hình giá cao (đồ điện tử, đồ gia dụng,…), vơ hình giá thấp (ứng dụng điện thoại, vé xem phim,…) và vơ hình giá cao (vé máy bay, phần mềm máy tính,…) dựa vào nghiên cứu của Vijayasarathy (2003). Kết quả như sau: có 100 người thường xuyên lựa chọn mua/ có ý định mua hàng hóa hữu hình giá thấp (chiếm 29.7%); có 88 người thường xuyên lựa chọn mua/ có ý định mua hàng hóa hữu hình giá cao (chiếm 26.1%); có 81 người thường xuyên lựa chọn mua/ có ý định mua hàng hóa vơ hình giá thấp (chiếm 24%); có 68 người thường xuyên lựa chọn mua/ có ý định mua hàng hóa vơ hình giá cao (chiếm 20.2%).

(Xem thêm phụ lục 5)

Nhận xét chung:

Trong 337 mẫu được đưa vào nghiên cứu thì nam chiếm số lượng lớn hơn nhưng chênh lệch không nhiều. Độ từ 23 đến dưới 30 và từ 30 tuổi dưới 50 (chênh lệch 3 người), là nhân viên văn phòng/CNVC nhà nước và thu nhập dưới 7 triệu/ tháng chiếm phần trăm cao hơn. Điều này cho thấy đối tượng khảo sát là những người có trình độ, có hiểu biết và tương đối trẻ tuổi nên đây là đối tượng dễ thay đổi và thích nghi với những cái mới (như hình thức MHTT thay vì truyền thống) và mức độ nhiệt tình sẽ cao, vì vậy kết quả thu được sẽ đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tại TP HCM (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)