Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố tác động đến hiệu quả kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố tác động đến hiệu quả kinh

của NHTM

2.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới

Có nhiều nghiên cứu về phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng trên thế giới. Trong các nghiên cứu gần đây thì cho thấy các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bao gồm các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Các yếu tố bên trong liên quan đến quản trị ngân hàng hoặc những yếu tố đặc trưng của ngân hàng về khả năng sinh lời. Những yếu tố bên ngồi phản ánh tình hình kinh tế, mơi trường pháp lý và chính các yếu tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tùy vào mục tiêu của mỗi nghiên cứu mà các biến sẽ được lựa chọn khác nhau.

Có hai phương pháp tiếp cận trong việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Phương pháp thứ nhất tập trung vào phương pháp tham số và phi tham số để phân tích hiệu quả biên ví dụ như phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA (Data Development Analysics) và phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA (Stochastic Frontier Analysis). Cách tiếp cận này có thể tìm thấy trong nghiên cứu của Sherman và Gold (1983) đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của 14 chi nhánh một ngân hàng ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 chi nhánh ngân hàng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hơn các ngân hàng còn lại. Nghiên cứu của Bonin và các cộng sự (2005) về hiệu quả hoạt động ngân hàng tại các nền kinh tế chuyển đổi cùng với nghiên cứu của Bonaccorsi di Patti và Hardy (2005) về tự do hóa tài chính, ngân hàng tư nhân và hiệu quả - bằng chứng thực nghiệm tại Pakistan đều cho thấy các ngân hàng nhà nước hoạt động kém hiệu quả nhất trong khi các ngân hàng nước ngoài lại là ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống ngân hàng.

Phương pháp tiếp cận thứ hai xem xét các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng, trong đó lợi nhuận ngân hàng thường được đo lường bằng ROA, ROE và trong một số trường hợp có thể được đo lường bằng NIM. Các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng bao gồm các tỷ số tài chính ngân hàng, những thay đổi về quy định và các biến kinh tế vĩ mơ. Có nhiều nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận này, cụ thể gồm có:

Nghiên cứu của Goddard (2004) về tỷ suất sinh lời của ngân hàng châu Âu những năm 90 sử dụng ước lượng dữ liệu bảng. Biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu là ROE của 665 ngân hàng từ 6 quốc gia (Đan mạch, Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha và Anh) trong khoảng thời gian 1992 – 1998. Biến độc lộc gồm quy mơ ngân hàng, hiệu quả chi phí hoạt động và vốn chủ sở hữu. Tác giả đã phát hiện quy mô ngân hàng không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất sinh lời và mối tương quan thuận giữa hiệu quả chi phí hoạt động và vốn chủ sở hữu với tỷ suất sinh lời.

Nghiên cứu thực nghiệm của Javaid và các đồng sự (2011) nghiên cứu về tỷ suất sinh lời của 10 ngân hàng tại Pakista trong khoảng thời gian 2004 – 2008. Phương pháp POLS được sử dụng để kiểm định dự tác động của tài sản, cho vay, vốn chủ sở hữu và tiền gửi đến khả năng sinh lời của ngân hàng thông qua biến ROA. Kết quả quả cho thấy việc gia tăng tổng tài sản có thể khơng nhất thiết sẽ làm lợi nhuận gia tăng bởi vì tính phi kinh tế theo quy mơ và việc gia tăng tín dụng tuy có đóng góp vào khả năng sinh lời nhưng tác động này lại khơng có ý nghĩa. Nghiên cứu cũng phát hiện vốn chủ sở hữu và khoản tiền gửi có tác động đến khả năng sinh lời.

Deger Alper và Adem Anbar (2011) nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Thổ Nhĩ Kì. Tác giả nghiên cứu 10 NHTM niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán của Thổ Nhĩ Kì trong khoảng thời gian 2002 – 2010. Tác giả sử dụng mơ hình yếu tố cố định (FE) và yếu tố ngẫu nhiên (RE) để ước lượng tham số với biến phụ thuộc là ROA và ROE. Biến độc lập được dùng trong mơ hình là 7 nhân tố bao gồm quy mơ ngân hàng, an tồn vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản, huy động vốn, cấu trúc thu nhập – chi phí. Biến đại diện về kinh tế vĩ mô gồm tăng trưởng kinh tế, lãi suất và lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, chỉ số thu nhập ngồi lãi vay có mối quan hệ cùng chiều với ROA. Trong khi khoản vay lại có mối quan hệ ngược chiều với ROA. Với biến phụ thuộc là ROE quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều, tuy nhiên lãi suất thực lại có tác động ngược lại.

Trong các bài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các nước có thị trường mới nổi, có Yong Tan và Christos Floros (2012) nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng tại Trung Quốc. Với nguồn dữ liệu bảng không cân đối được thu thập từ 101 ngân hàng tại Trung Quốc trong giai đoạn 2003 – 2009, tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy tổng quát (GMM) để đo lường sự tác động của các biến quy mơ ngân hàng, thanh khoản, thuế, an tồn vốn, chi phí hiệu quả, mức độ đa dạng hóa sản phẩm, năng suất lao động, sự phát triển của khu vực ngân hàng, sự phát triển của thị trường chứng khoán và lạm phát đến hai biến phụ thuộc là ROA và NIM. Kết quả cho thấy tác động của thuế và rủi ro tín

dụng có mối tương quan tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng trong mơ hình hồi quy với ROA là biến phụ thuộc. Biến chi phí hiệu quả, biến phát triển của ngành ngân hàng và biến phát triển của thị trường chứng khốn có tương quan tích cực và có ý nghĩa đối với lợi nhuận ngân hàng trong cả hai mơ hình.

Nhiều nghiên cứu khác cũng xem xét tác động của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại nhiều quốc gia các nhau. Trong đó, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả được sử dụng chủ yếu là ROA, ROE và NIM với các biến độc lập thường được sử dụng như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động, khả năng thanh khoản, rủi ro tín dụng...

2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam

Các nghiên cứu trong nước về hiệu quả kinh doanh của hệ thống NHTM trong những năm gần đây được nhiều người quan tâm, tiêu biểu có các nghiên cứu sau:

Nghiên cứu của nghiên cứu sinh Lê Thị Hương năm 2002 về "Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại Việt Nam" tuy đã có phần nào tiếp cận theo cách thức phân tích định lượng nhưng vẫn chỉ dừng lại chủ yếu ở các chỉ tiêu mang tính chất thống kê.

Bài viết của Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh năm 2012 về “Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả truyền thống dựa trên phân tích các tỷ số tài chính. Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh của cả hệ thống và các nhóm NHTMCP trong giai đoạn nghiên cứu đều chịu tác động từ những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 thể hiện ở hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đều giảm mạnh. Trong đó, các ngân hàng quy mô nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều nhất và khả năng phục hồi cũng chậm nhất so với các ngân hàng quy mô lớn và vừa. Bài viết cũng chủ yếu dừng lại ở phân tích định tính.

Cịn các nghiên cứu định lượng về đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhìn chung cịn ít, gần đây có nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) với đề tài "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam" tiếp cận phân tích hiệu quả biên (phân tích biên

ngẫu nhiên (SFA)), phân tích bao dữ liệu (DEA) và mơ hình kinh tế lượng (Tobit). Tác giả phân tích cho 32 ngân hàng thương mại ở Việt Nam bao gồm cả 3 loại hình: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng liên doanh. Thời gian nghiên cứu 2001 – 2005 với dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên của ngân hàng thương mại và báo cáo của ngân hàng nhà nước. Biến phụ thuộc được sử dụng trong mơ hình Tobit là hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng được ước lượng bằng phương pháp DEA hoặc SFA. Các biến độc lập bao gồm quy mô ngân hàng, tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập, tỷ lệ tiền gửi trên cho vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, mức độ phân chia thị trường, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ tư bản hiện vật trên tổng tài sản, tỷ lệ giữa vốn và lao động, tỷ lệ giữa thu từ lãi trên thu từ hoạt động và hai biến giả loại hình ngân hàng được đưa vào mơ hình nhằm kiểm định sự khác biệt về hiệu quả của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến quy mô ngân hàng, mức độ phân chia thị trường và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của hai biến quy mô ngân hàng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là không lớn. Đồng thời phát hiện được mối tương quan nghịch giữa hiệu quả kinh doanh ngân hàng với các biến tỷ lệ tiền gửi trên cho vay, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ tư bản hiện vật trên tổng tài sản và tỷ lệ thu từ lãi trên thu từ hoạt động.

Nhìn chung, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng trong nước đã được nhiều tác giả quan tâm. Mỗi nghiên cứu đều có cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của ngân hàng thông qua việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)