Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 41)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các

3.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

3.2.3.1 Hoạt động huy động vốn

Xét về số tuyệt đối, vốn huy động của khối NHTMCP đều tăng dần qua các năm và đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 20 %.

Năm 2010 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 35 % và giảm xuống ở các năm 2011 và 2012 sau đó duy trì ở mức tăng trưởng 23 % trong hai năm 2013 và 2014. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các NHTMCP Việt Nam chậm lại trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy giảm, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp găp nhiều khó khăn và NHNN điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt.

Bảng 3.5 Tổng vốn huy động bình quân của các NHTMCP Việt Nam

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Vốn huy động 22.559 29.756 36.709 49.427 59.716 71.452 88.150 108.276

Tăng trưởng (%) 35 32 23 35 21 20 23 23

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

3.2.3.2 Hoạt động cấp tín dụng Dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng của các NHTMCP Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2007 – 2014, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều giữa các năm.

Sự tăng mạnh về vốn đầu tư vào Việt Nam từ 2005 – 2007 dẫn tới tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng cao, đạt mức 58,86 % vào năm 2007. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tỷ lệ lạm phát trong năm 2007 – 2008 tăng vọt, so với năm 2007 tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2008 là 23,12 %. Nhằm hạn chế đà tăng giá thời điểm đó, bên cạnh 8 giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, NHNN đã có những biện pháp tiền tệ rất linh hoạt như tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, thu tiền đồng về qua các nghiệp vụ thị trường mở… Chính những yếu tố đó đã góp phần làm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 giảm, còn khoảng 6,12 %. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác khiến tăng trưởng tín dụng năm 2008 giảm là bởi ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ. Triển vọng xấu về nền kinh tế trong tương lai khiến cho tâm lý ngại đầu tư bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế vào lúc đó, các nhà sản xuất thu hẹp hoạt động, các ngân hàng lo ngại nợ xấu nên đã hạn chế cho vay và tích cực thu hồi các khoản nợ.

Bảng 3.6 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của các NHTMCP Việt Nam

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tốc độ tăng

trưởng (%) 58,86 6,12 41,44 37,37 26,21 15,78 19,12 24,09

Sang năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng được cải thiện đáng kể, tăng 41,44 % so với năm trước. Trong năm này, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng đồng thời tạo điều kiện mở rộng tín dụng hiệu quả. Sang năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng so với năm 2009 và đạt khoảng 37,37 %.

Góp phần kiểm sốt lạm phát, trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, tái cấu trúc hệ thống tài chính – ngân hàng nói riêng, từ năm 2011 NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, hãm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh tốn và tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên chính sách thắt chặt tiền tệ với liều lượng quá mạnh thông qua việc duy trì lãi suất cho vay ở mức cao, thậm chí có thời điểm đã lên tới khoảng 26 % và khơng một doanh nghiệp làm ăn “chân chính” nào đạt được mức lợi nhuận này dẫn đến tăng trưởng tín dụng năm 2011 giảm xuống cịn 26,21 % và đặc biệt giảm sâu ở mức 15,78 % vào năm 2012. Hệ quả là hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn phải đóng cửa, tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội/ GDP cũng giảm mạnh.

Đến năm 2013 với mức lãi suất giảm xuống cịn 11 % – 13 % đã góp phần đẩy tăng trưởng tín dụng lên 19,12 %. Tuy nhiên đến năm 2014 bất chấp lãi suất huy động liên tục được hạ thấp dần 7 % đối với lãi suất ngắn hạn và 11 % đối với lãi suất trung hạn vào thời điểm cuối năm thì ngành ngân hàng vẫn khó khăn trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong khi vốn huy động vẫn duy trì khá tốt; tăng trưởng tín dụng năm 2014 chỉ đạt mức 24,09 %.

Chí phí dự phịng rủi ro tín dụng

Trong giai đoạn 2007 – 2014, tốc độ tăng trưởng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng biến động mạnh. Năm 2007, mức tăng trưởng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng cao lên đến 58,6 %, sau đó giảm sút mạnh, đạt mức tăng trưởng âm trong hai năm 2008 và 2009 lần lượt là -4,29 % và -21,1 %. Bất ngờ tăng mạnh vào năm 2010 là 55,16 % và lên đến 105,57 % vào năm 2011. Nguyên nhân là do chất lượng tín dụng trong năm 2010 và 2011 giảm mạnh vì các khoản nợ xấu tích lũy từ việc tăng trưởng tín dụng nóng trong những năm 2007 đến 2008, do lãi suất cho vay ở

mức cao, các doanh nghiệp hoạt động khó khăn trong điều kiện Chính phủ thực hiện điều hành chính sách vĩ mô chặt chẽ để kiểm soát lạm phát. Dư nợ tín dụng trong những năm này phần lớn tập trung vào bất động sản và chứng khoán.

Bảng 3.7 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng bình quân của các NHTMCP Việt Nam Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 CP dự phịng rủi ro tín dụng bình qn 231 222 175 271 558 735 765 981 Tốc độ tăng trưởng (%) 58,6 -4,29 -21,1 55,16 105,57 31,8 4,17 28,09

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

Trong năm 2012 tốc độ tăng trưởng chi phí dự phịng rủi ro tín 4,17 %. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng nhanh trong các tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế vĩ mơ chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cịn khó khăn, TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu. Các ngân hàng tiếp tục tích cực chủ động xử lý nợ xấu thơng qua việc đẩy mạnh trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Đến cuối năm 2014 chi phí dự phịng rủi ro tín dụng đạt mức tăng trưởng 28,09 %.

3.2.3.3 Hoạt động đầu tư

Bên cạnh hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng hiện nay, các NHTMCP ngày càng mở rộng hoạt động đầu tư, nhằm mục đích sinh lời, kế đến là để đa dạng hóa nguồn thu nhập đồng thời góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hoạt động đầu tư của các NHTMCP Việt Nam xét trong giai đoạn 2007 – 2014 đều tăng đều qua các năm. Với tỷ trọng phần lớn trong doanh số đầu tư là chứng khoán, nên cùng với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán, tốc độ tăng trưởng doanh số đầu tư của các NHTMCP Việt Nam khá cao lên đến 161 % vào năm 2007.

Tuy nhiên cũng vì lý do đó khi mà giá của các cổ phiếu giảm năm 2008 cũng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư khi mức tăng trưởng chỉ đạt 25% so với cùng kì năm 2007.

Bảng 3.8 Doanh số đầu tư bình quân của các NHTMCP Việt Nam

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Doanh số đầu tư

6.312 7.909 8.970 14.843 16.786 18.754 22.619 28.044 Tăng trưởng (%) 161 25 13 65 13 12 21 24

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

Tốc độ tăng trưởng thấp trong năm 2011 và 2012 góp phần phản ánh đúng hoạt động khó khăn của các ngân hàng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Tình hình nợ xấu gia tăng đem đến nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng, các ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động đầu tư để hạn chế rủi ro và đa dạng hóa nguồn thu thể hiện qua tốc độ tăng trưởng doanh số đầu tư đều trên mức 20% trong hai năm 2013 và 2014.

3.2.3.4 Dịch vụ trung gian

Trong thời gian qua các ngân hàng luôn chú trong đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ và ngành ngân hàng được xem là một trong những ngành dẫn đầu công nghệ thông tin so với các ngành khác.

Bảng 3.9 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ bình quân của các NHTMCP Việt Nam

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Lãi thuần từ hoạt

động dịch vụ 113 166 260 411 403 319 383 390

Tăng trưởng (%) 49 47 57 58 -2 -21 20 2

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

Hầu hết các ngân hàng đã thiết lập được hệ thống ngân hàng lõi (core banking), hệ thống thanh tốn nội bộ với kĩ thuật, cơng nghệ tiên tiến, cho phép cung ứng các

dịch vụ thanh tốn hiện đại. Các loại hình dịch vụ và phương thức thanh toán phát triển mạnh, đa đạng và đang đi dần vào cuộc sống, phù hợp với xu hướng thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới như thẻ ngân hàng, Mobile banking, Internet banking, SMS banking, ví điện tử...

Nhìn chung, trong giai đoạn 2007 – 2014 lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng đều gia tăng qua các năm. Đạt mức tăng trưởng cao trên 50 % vào năm 2009 và 2010. Sau đó tốc độ tăng trưởng giảm xuống -2 % trong năm 2011 và giảm mạnh đến -21 % vào năm 2012. Thực hiện dịch vụ trung gian đem lại cho ngân hàng những khoản thu nhập khá quan trọng và giúp ngân hàng phát triển toàn diện. Các ngân hàng đang gia tăng nguồn thu nhập này khi đã phục hồi lại tốc độ tăng trưởng trong hai năm 2013 và 2014.

3.2.4 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

Nhìn vào bảng 3.10 và bảng 3.11, ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua chỉ tiêu ROA, ROE liên tục giảm trong những năm gần đây.

Bảng 3.10 Tình hình ROA bình quân của các NHTMCP Việt Nam 2006 – 2014

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

ROA bình quân 1,16 1,08 1,17 1,12 1,08 0,82 0,66 0,63

Tăng trưởng 6,6 -6,9 9,0 -4,5 -3,4 -23,9 -19,46 -4,6

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

Bảng 3.11 Tình hình ROE bình quân của các NHTMCP Việt Nam 2006 – 2014

Đơn vi tính: %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

ROE bình quân 14,12 13,10 15,17 15,32 14,76 10,28 7,97 8,66

Tăng trưởng -13,6 -7,19 15,76 1,0 -3,6 -30,4 -22,4 8,6

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

Xem xét tình hình thu nhập của các ngân hàng qua các năm trong bảng 3.12 ta thấy tổng thu nhập của các ngân hàng đều tăng, tuy nhiên tổng thu nhập tăng do

tăng dư nợ cho vay dẫn đến chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng, trong khi nguồn thu chính của các ngân hàng qua các năm vẫn phụ thuộc vào thu nhập lãi.

Bảng 3.12 Tổng thu nhập bình quân của các NHTMCP Việt Nam

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Thu nhập lãi bình quân 742 918 1.121 1.773 2.978 3.041 2.932 3.310 Thu nhập ngoài lãi

bình quân 288 260 408 438 368 256 637 782

Tổng thu nhập hoạt

động bình quân 1.070 1.223 1.600 2.321 3.422 3.576 3.743 4.299

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

Giai đoạn 2006 – 2007, dòng vốn các ngân hàng đổ vào thị trường chứng khoán, bất động sản với mức độ rủi ro cao. Năm 2008, sau cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, dẫn đến thua lỗ, phá sản và các ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ dẫn đến lợi nhuận ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó, việc tín dụng tăng trưởng nóng trong khoản thời gian trước và thị trường bất động sản đóng băng khiến tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, làm cho hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng liên tục giảm trong những năm gần đây.

Vốn pháp định của các NHTMCP đã được tăng lên vượt bậc, nhiều NHTMCP đã gần đạt được mức vốn pháp định cho năm 2010. Tuy nhiên, trước tình hình khó khăn của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, mức sinh lợi của các NHTM đều có xu hướng giảm so với các năm trước. Lợi nhuận của các ngân hàng đã bắt đầu giảm vào năm 2011, do các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn và tỷ lệ nợ xấu cao. Kết quả ROA và ROE cho thấy khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng đạt mức cao nhất vào năm 2009, khi hệ thống NHTM bùng nổ tăng trưởng tín dụng đạt mức cao. Tỷ lệ ROA và ROE duy trì khá tốt trong hai năm tiếp theo là năm 2010 và năm 2011. Tuy nhiên, sang đến năm 2012, khả năng sinh lời của hệ thống NHTM sụt giảm nghiêm trọng: ROE từ 14,76 % năm 2011 chỉ còn 10,28 % năm 2012 (giảm 30,4 %). Tương tự ROA năm 2012 cũng giảm 23,9 % so

với năm 2011. Kết quả này phản ánh chính xác thực tế là kể từ năm 2011, ngành ngân hàng bước vào suy thoái và khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Sự sụt giảm này tiếp tục diễn biến trong năm 2013 khi ROA giảm 19,46 % và ROE giảm 22,2 % so với năm 2012. Trong bối cảnh hoạt động sản xuất trong nước vẫn cịn khó khăn và các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh quá trình xử lý nợ xấu, các chỉ tiêu tài chính ROA và ROE được cải thiện trong năm 2014, nhưng vẫn ở mức thấp. Tính đến cuối năm 2014, ROA và ROE của toàn hệ thống lần lượt là 0,63 % và 8,66 %, chỉ có ROE là tăng nhẹ so với năm 2013 (năm 2013 ROA và ROE lần lượt là 0,66 % và 7,97 %).

3.3 Đánh giá sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam NHTMCP Việt Nam

3.3.1 Đánh giá sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam NHTMCP Việt Nam

Trong phần này tác giả dùng số liệu để biểu hiện xu hướng biến động của các yếu tố Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GR), Lạm phát (INF), Tổng tài sản (TA), Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TE/TA), Cho vay (TL/TA), Rủi ro tín dụng (LLP/TA), Mức độ đa dạng hóa sản phẩm (NII/TA), Chi phí hoạt động (CIR). Sau đó so sánh với xu hướng biến động của ROA và ROE để tìm ra sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP trong giai đoạn 2006 – 2014.

Biểu đồ 3.1 Tương quan của các yếu tố CIR – LLP/TL ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam 2007 – 2014

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

Nhìn vào biểu đồ ta thấy xu hướng biến động ngược chiều giữa ROA, ROE với dự phịng rủi ro tín dụng (LPP/TL) và chi phí hoạt động (CIR) trong giai đoạn 2007 – 2014 của các NHTMCP Việt Nam. Thực tế việc các ngân hàng chạy đua mở rộng thị phần bằng cách tăng trưởng mạnh mẽ dư nợ tín dụng mà không quan tâm đến chất lượng của các khoản tín dụng đó, thiếu thẩm định các dự án vay vốn cũng như thiếu kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện sẽ làm gia tăng rủi ro của các khoản cho vay, làm chi phí dự phịng rủi ro tín dụng gia tăng dẫn đến lợi nhuận ngân hàng sụt giảm. Trong gian đoạn này, các ngân hàng tăng cường mở rộng quy mơ bằng cách tăng nhanh số lượng chi nhánh, phịng giao dịch, số lượng nhân viên. Tuy nhiên số lượng chi nhánh, phòng giao dịch lại phân bổ không đồng đều và phần lớn hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)