Giới thiệu mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 56)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.1 Giới thiệu mơ hình nghiên cứu

4.1.1 Đề xuất mơ hình nghiên cứu

Từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, không một nghiên cứu nào liệt kê đầy đủ hay khẳng định được có bao nhiêu yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Trong ngành ngân hàng, các yếu tố đầu ra và năng suất rất khó ước lượng, nguyên do là sự sai khác trong định nghĩa những sản phẩm kết hợp và vấn đề nhận thức về những dịch vụ mà một ngân hàng thực sự cung cấp. Để tránh vấn đề này, những nhà nghiên cứu khi nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của ngành ngân hàng thường nhìn vào khả năng sinh lời. Bằng việc sử dụng những số liệu kế tốn có sẵn. Thứ nhất, dữ liệu thị trường thông thường chỉ sẵn có cho những cơng ty lớn nhất trong ngành, vì vậy rõ ràng chúng hạn chế hơn so với số liệu kế toán. Hơn nữa, những nhà quản lý phụ thuộc rất nhiều vào các số liệu kế toán trong các đánh giá của họ về tình hình tài chính của các doanh nghiệp.

Với những lý do trên, bài nghiên cứu được tiếp cận theo phương pháp xem xét các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng thơng qua mơ hình hồi quy dữ liệu bảng. Trong đó, lợi nhuận ngân hàng được đo lường bằng ROA, ROE đồng thời sử dụng cả yếu tố bên trong lẫn bên ngồi để giải thích cho sự thay đổi trong khả năng sinh lời của ngân hàng. Có 8 yếu tố được đề xuất trong mơ hình nghiên cứu đó là:

Tăng trưởng kinh tế Lạm phát

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu ngân hàng Cho vay

Rủi ro tín dụng

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm Chi phí hoạt động

Mơ hình các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam được xây dựng như sau:

Hình 4.1: Mơ hình đề xuất các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

4.1.2 Dữ liệu nghiên cứu

Để nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam, nghiên cứu chọn 36 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến 2014. Tuy nhiên trong giai đoạn này có những ngân hàng mới được thành lập, những ngân hàng được sáp nhập và những ngân hàng khơng cơng bố báo cáo tài chính đầy đủ. Do đó, tác giả sẽ loại bỏ các ngân hàng khơng có đầy đủ báo cáo tài chính hàng năm trong giai đoạn 2006 – 2014. Như vậy, mẫu ngẫu nhiên sẽ bao gồm 27 ngân hàng tương ứng với 27 đơn vị chéo theo không gian và 9 thời đoạn với tổng cộng 243 quan sát cho dữ liệu bảng cân bằng.

Hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam Tăng trưởng kinh tế Lạm phát Tổng tài sản ngân hàng Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Cho vay Rủi ro tín dụng Mức độ đa dạng hóa sản phẩm Chi phí hoạt động

Nhóm yếu tố chính tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng được sử dụng trong bài viết bao gồm cả nhóm các yếu tố bên trong và nhóm các yếu tố bên ngồi. Dữ liệu sơ cấp từ báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo thường niên của 27 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2014 sẽ được sử dụng để tính tốn các chỉ số đại diện cho nhóm các yếu tố bên trong. Các biến kinh tế vĩ mô đại diện cho các yếu tố bên ngoài được thu thập từ nguồn dữ liệu được công bố rộng rãi trên web của Ngân hàng Thế giới (WB).

4.1.3 Các biến trong mơ hình nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu, để phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam tác giả sẽ sử dụng 10 biến, 2 biến trong số đó là biến phụ thuộc, cịn lại là các biến giải thích.

Biến phụ thuộc

Các biến phụ thuộc thường được sử dụng trong các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bao gồm tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng tỷ số ROA và ROE là biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam. ROA là phương pháp đo lường chung khả năng sinh lời của ngân hàng, nó phản ánh khả năng ngân hàng tạo ra được lợi nhuận từ nguồn tài sản của mình. Phương pháp đo lường bằng ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia cho vốn cổ đông và được thể hiện bằng phần trăm.

Biến giải thích

Dựa vào lý thuyết về hiệu quả kinh doanh và các nghiên cứu thực nghiệm, bài viết sẽ có 8 biến độc lập.

Tổng tài sản ngân hàng (logTA)

Tổng tài sản của các ngân hàng có sự khác biệt rất lớn, do đó nhằm tránh hiện tượng phương sai thay đổi, biến tổng tài sản sẽ được đo lường bằng cách lấy logarit. Việc lấy logarit này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách của số liệu tổng tài sản. Các nghiên cứu về mối tương quan giữa tổng tài sản và hiệu quả kinh doanh của các

ngân hàng là không đồng nhất. Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tổng tài sản và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng có mối tương quan dương trong khi một số khác lại cho thấy kết quả ngược lại. Vì vậy, tác giả kì vọng mối tương quan giữa lnTA và ROA, ROE trong nghiên cứu này có thể là âm hoặc dương.

Quy mô ngân hàng (logTA) = log (Tổng tài sản ngân hàng)

Cho vay (TL/TA)

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của ngân hàng. Dư nợ tín dụng càng lớn, thu nhập từ lãi càng nhiều sẽ làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động chứa nhiều rủi ro. Những giao dịch tiếp xúc nhiều với rủi ro tín dụng thường có xu hướng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kì vọng mối tương quan giữa biến này và ROA, ROE có thể âm hoặc dương.

𝑇𝐿/𝑇𝐴 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 Tổng tài sản

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TE/TA)

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu (VCSH) trên tổng tài sản của ngân hàng. VCSH được chứng minh là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích tình hình hoạt động của ngân hàng. Các nghiên cứu trên thế giới đã nêu ra một số lý do để tin rằng một tỷ lệ VCSH cao sẽ thúc đẩy lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, trong bài này, tác giả kỳ vọng một mối tương quan dương giữa Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản và ROA, ROE của ngân hàng.

𝑇𝐸/𝑇𝐴 = 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 Tổng tài sản

Rủi ro tín dụng (LLP/TL)

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Đây là biến phản ánh chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng. Một vài chuyên gia cho rằng một số tài sản của ngân hàng (đặc biệt là khoản cho vay) khi giảm giá trị hoặc không thể thu hồi được là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Những hoạt động tiếp xúc với rủi ro tín dụng thường có mối quan hệ với

việc giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng một mối tương quan âm giữa LLP/TL và ROA, ROE của ngân hàng.

𝐿𝐿𝑃/𝑇𝐴 =𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑑ự 𝑝ℎị𝑛𝑔 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 Tổng dư nợ

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm (NII/TA)

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản của ngân hàng. Càng đa dạng hóa sản phẩm, ngân hàng càng tạo ra nhiều nguồn thu nhập, giảm sự phụ thuộc vào thu nhập lãi mà nguồn thu nhập này dễ dàng bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi theo hướng bất lợi trong môi trường kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các kết quả về mối tương quan giữa mức độ đa dạng hóa sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng là không đồng nhất. Một số nghiên cứu chỉ ra có mối tương quan dương giữa mức độ đa dạng hóa sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng, trong khi một số khác lại cho thấy kết quả ngược lại. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan có thể dương hoặc âm giữa NII/TA và ROA, ROE của ngân hàng.

𝑁𝐼𝐼/𝑇𝐴 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ℎậ𝑝 𝑛𝑔𝑜à𝑖 𝑙ã𝑖 Tổng tài sản

Chi phí hoạt động (CIR)

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo lý thuyết, chi phí giảm sẽ làm tăng lợi nhuận và do đó làm tăng hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, có sự khơng đồng nhất trong các kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa chi phí và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng có mối tương quan dương, trong khi một số khác lại cho thấy kết quả ngược lại. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng mối tương quan có thể âm hoặc dương giữa CIR và ROA, ROE của ngân hàng.

𝐶𝐼𝑅 = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 Thu nhập hoạt động

Tăng trưởng kinh tế (GR)

Biến tăng trưởng kinh tế (GR) được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực hằng năm. Biến này dự kiến sẽ có ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố có liên quan đến việc cung và cầu những khoản vay và khoản huy động. Các kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là khơng đồng nhất. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan giữa GR và ROA, ROE có thể là âm hoặc dương.

Lạm phát (INF)

Lạm phát là một chỉ số kinh tế vĩ mơ quan trọng ảnh hưởng đến cả chi phí và thu nhập của các NHTM. Các phát hiện của các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ ROA, ROE là khơng đồng nhất. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan âm hoặc dương giữa INF và ROA, ROE của ngân hàng.

Các biến được sử dụng trong mơ hình hồi quy và mối tương quan kỳ vọng giữa biến phụ thuộc và các biến đơc lập được tóm tắt trong bảng 4.1.

Bảng 4.1 Các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy

STT Tên biến

Kí hiệu các biến

Nội dung, cơng thức tính

Mối tương quan kì

vọng

1 Hiệu quả hoạt

động Y

Hiệu quả hoạt động đo lường thông qua ROA và ROE

2 Tăng trưởng kinh

tế GR

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt

Nam hàng năm +/-

3 Lạm phát INF Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam hàng

năm +/-

4 Tổng tài sản logTA Log (Tổng tài sản ngân hàng) +/- 5 Tỷ lệ VCSH TE/TA Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản + 6 Cho vay TL/TA Tổng dư nợ tín dụng/ Tổng tài sản +/-

7 Rủi ro tín dụng LLP/TL Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng/

8 Mức độ đa dạng

hóa sản phẩm NII/TA Thu nhập ngoài lãi/ Tổng tài sản +/-

9 Chi phí hoạt động CIR Chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập

hoạt động +/-

4.1.4 Mơ hình nghiên cứu định lượng các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

Tác giả quan tâm đến việc tìm hiểu xem, hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng ROA và ROE phụ thuộc như thế nào vào Tăng trưởng kinh tế (GR), Lạm phát (INF), Tổng tài sản ngân hàng (logTA), Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TE/TA), Cho vay (TL/TA), Rủi ro tín dụng (LLP/TL), Mức độ đa dạng hóa sản phẩm (NII/TA) và Chi phí hoạt động (CIR).

Dựa vào dữ liệu thu thập được cùng với mơ hình đề xuất, nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy ước lượng dữ liệu bảng (Panel Regression) với hướng tiếp cận những ảnh hưởng cố định (Fixed Effects) và những ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects) để ước lượng mơ hình. Kiểm định Hausman sẽ được sử dụng để tìm ra mơ hình ước lượng phù hợp nhất cho bộ dữ liệu. Mơ hình hồi quy được trình bày như sau:

𝐘𝐢𝐭= 𝛃𝟎+ 𝛃𝟏(𝐆𝐑)𝐭+ 𝛃𝟐(𝐈𝐍𝐅)𝐭+ 𝛃𝟑(𝐥𝐨𝐠𝐓𝐀)𝐢𝐭+ 𝛃𝟒(𝐓𝐄/𝐓𝐀)𝐢𝐭+ 𝛃𝟓(𝐓𝐋/𝐓𝐀)𝐢𝐭 + 𝛃𝟔(𝐋𝐋𝐏/𝐓𝐀)𝐢𝐭+ 𝛃𝟕(𝐍𝐈𝐈/𝐓𝐀)𝐢𝐭+ 𝛃𝟖(𝐂𝐈𝐑)𝐢𝐭+ 𝛍𝐢𝐭

Trong đó:

Yit: Hiệu quả kinh doanh được đo lường thông qua biến ROA và ROE của ngân hàng i trong năm t.

(GR)t: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm t. (INF)t: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm t.

(logTA)it: Tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t.

(TE/TA)it: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong năm t.

(TL/TA)it: Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t. (LLP/TA)it: Rủi ro tín dụng của ngân hàng i trong năm t.

(CIR)it: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động của ngân hàng i trong năm t.

4.2 Kết quả của mơ hình nghiên cứu 4.2.1 Thống kê mơ tả các biến

Kết quả thống kê mô tả các biến phụ thuộc và biến độc lập sử dụng trong mơ hình hồi quy được trình bày trong bảng sau đây:

Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến

Variable N Mean Std. Dev. Min Max

ROA ROE LogTA TETA TLTA LLPTA NIITA CIR GR INF 243 243 243 243 243 243 243 243 243 243 1.092781 10.50299 17.39242 13.18399 52.16875 .7906554 .6786928 47.36999 6.05373 10.35243 .715892 6.358696 1.471476 9.30642 14.13075 .726323 1.014158 17.83868 .6529188 5.912376 .0111101 .0749358 13.01154 2.905106 15.60969 -.9917681 -1.101598 0 5.2427367 4.0859 4.728907 30.56711 20.30946 61.40833 94.42178 4.24138 12.29911 94.42174 7.129504 23.11632

Nguồn: Xử lý số liệu bằng Stata trên báo cáo thường niên của 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

Nhìn vào bảng mơ tả thống kê các biến ta thấy các NHTMCP Việt Nam có giá trị ROA vào khoảng 1.09 % trong giai đoạn 2006 – 2014. Sự khác biệt rõ ràng giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của ROA cho thấy sự khác nhau về hiệu quả kinh doanh giữa các NHTMCP Việt Nam. Kết quả cũng tương tự cho biến đo lường hiệu quả kinh doanh thứ hai là ROE với giá trị trung bình đạt 10.5 %.

Trước khi sử dụng các biến trong mơ hình hồi quy, để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả thực hiện mô tả hệ số tương quan Pearson. Kết quả ma trận hệ số tương quan được trình bày trong bảng sau đây:

Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan

ROA ROE logTA TETA TLTA LLPTA NIITA CIR GR INF ROA ROE logTA TETA TLTA LLPTA NIITA CIR GR INF 1.0000 0.4938 -0.3777 0.4663 0.2302 -0.1132 0.2444 -0.6607 0.2538 0.1442 1.0000 0.2815 -0.3148 0.0759 -0.0035 0.1279 -0.6374 0.2557 0.0937 1.0000 -0.6938 -0.1202 0.3161 -0.1971 0.1114 -0.3126 -0.0670 1.0000 0.1116 -0.1014 0.1634 -0.0469 0.0666 0.0672 1.0000 0.0195 -0.0453 -0.0414 -0.0185 -0.0521 1.0000 -0.0453 -0.1298 -0.1815 -0.0784 1.0000 -0.1512 0.1896 -0.0699 1.0000 -0.4543 -0.0455 1.0000 -0.0854 1.0000

Nguồn: Xử lý số liệu bằng Stata trên báo cáo thường niên của 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

Theo Kennedy (2008), hiện tượng đa cộng tuyến trở nên nghiêm trọng khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình từ 0,8 trở lên. Trong bảng ma trận hệ số tương quan trên, khơng có mối tương quan nào có hệ số từ 0,8 trở lên. Ngồi mối tương quan giữa CIR và ROE là -0.6374; mối tương quan giữa ROA và CIR là -0,6607 và mối tương quan giữa hai biến logTA và TETA là -0,6938, thì mối tương quan giữa các biến độc lập cịn lại khơng cao. Điều này thể hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình hồi quy là khơng nghiêm trọng. Các biến độc lập này đều có thể sử dụng để ước lượng cho mơ hình.

4.2.2 Kết quả phân tích hồi quy

Đầu tiên, hồi quy OLS tổng thể được thực hiện để tìm hiểu các yếu tố tác động như thế nào đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. Tuy nhiên, độ vững và tính hiệu quả của các hệ số trong phân tích dữ liệu bảng dựa trên phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)