CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.4 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng trên
giới và bài học cho ngân hàng Việt Nam
2.4.1 Kinh ngiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng trên thế giới
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh các ngân hàng trên thế giới đã thực hiện các biện pháp sau:
Xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa tài chính, một số nước đã khá thành công
trong vấn đề giải quyết nợ xấu thông qua việc cơ cấu lại các khoản nợ xấu và bán các khoản nợ có tài sản đảm bảo cho các cơng ty quản lý tài sản (AMC). Tại Thái Lan, sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, cuối năm 1997 nợ xấu của khu vực ngân hàng đạt mức kỉ lục 46 % trên tổng dư nợ tín dụng. Chính phủ Thái Lan đã dựa trên các AMC và phân thành hai thời kì phân tán và tập trung để nhanh chóng kiểm sốt vấn đề này. Mơ hình phân tán với sự tham gia của các AMC sở hữu nhà nước (hỗ trợ bởi Quỹ phát triển các Định chế tài chính – FIDF) và các AMC sở hữu bởi ngân hàng tư nhân được áp dụng lần lượt vào năm 1998 và 1999. Trong khi đó, mơ hình AMC tập trung dựa trên sự thành lập của Công ty quản lý tài sản Thái Lan vào năm 2001. AMC phân tán chỉ xử lý được nợ xấu ở tỷ lệ rất nhỏ, riêng AMC tập trung đã giải quyết số nợ là 784,4 tỷ Bath vào tháng 6 năm 2003 đạt 73,46 % tổng số nợ cần xử lý. Tương tự với kinh nghiệm ở Trung Quốc, Chính phủ cũng đã thành lập 4 công ty quản lý tài sản cho cả 4 NHTM Nhà nước khi mà tỷ lệ nợ xấu của 4 NHTM này lên đến trên 18 % vào năm 2014.
Tiến hành rà soát và phân loại ngân hàng: Một trong những việc làm đầu tiên
của Chính phủ Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính là tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá tình hình tài chính, các khoản nợ xấu và tiến hành phân loại các ngân hàng thành 3 nhóm làm cơ sở cho quá trình hợp nhất và sáp nhập, bao gồm: Nhóm các ngân hàng dẫn đầu (nhóm các ngân hàng lớn); Nhóm các ngân hàng cỡ trung bình, chủ yếu tập trung vào hoạt động bán lẻ; Nhóm các ngân hàng nhỏ phục vụ cho các vùng địa phương đặc biệt.
Mục tiêu chính của việc phân loại này là nhằm tạo ra các ngân hàng lớn sau khi hợp nhất và sáp nhập có đủ năng lực về tài chính để có thể cạnh tranh hiệu quả đối với các ngân hàng nước ngoài cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng này; thu hẹp phạm vi hoạt động của các ngân hàng có quy mơ vừa, tập trung vào phát triển các hoạt động kinh doanh chính; các ngân hàng nhỏ nhưng hoạt động an toàn và hiệu quả, chỉ để phục vụ cho các vùng địa phương đặc biệt.
Tiến hành cắt giảm chi phí hoạt động, cụ thể là cắt giảm nhân sự và các chi
nhánh, phòng giao dịch hoạt động kém hiệu quả. Kinh nghiệm ở các nước phương Tây trong giai đoạn bước vào kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, các NHTM đã phản ứng với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt bằng cách cố cắt giảm chi phí. Các ngân hàng ở Mỹ và Anh đi đầu trong cách này, bởi vì tại các nước này các cổ đơng có nhiều quyền lực hơn, luật lao động có ít hạn chế hơn, và tiến trình nới lỏng kiểm sốt được tiến hành mạnh hơn. Các ngân hàng này đã sáp nhập, thay thế những chi nhánh tốn kém bằng những chi nhánh có chi phí thấp hơn tại các siêu thị và những nơi tương tự như vậy, sa thải nhân viên lương cao và chuyển công tác xử lý sang những trung tâm quản lý hành chính “hậu văn phịng” có chi phí thấp. Những ngân hàng khơng kiểm sốt được chi phí trở thành mục tiêu bị mua. Lý do là cắt giảm chi phí bằng cách mua một ngân hàng đối thủ và xóa bỏ những chi nhánh và chi phí cố định là việc làm dễ dàng hơn. Quá trình này đã dẫn tới mức độ tập trung ngày căng tăng của thị trường ngân hàng tại Mỹ.
2.4.2 Bài học cho ngân hàng Việt Nam
Hiệu quả kinh doanh là vấn đề mà mỗi ngân hàng đều quan tâm, nó quyết định sự thành công hay thất bại của từng ngân hàng. Từ những bài học tại các nước trên thế giới, đối chiếu với những vấn đề mà các ngân hàng Việt Nam đang gặp phải, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Biện pháp tiết giảm chi phí hoạt động cùng với việc lành mạnh hóa tình hình tài chính là việc làm khơng thế tách rời với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để nâng cao năng lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngồi, chiến lược sáp nhập hoặc mua lại giữa các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để hình thành những ngân hàng mạnh hơn là xu thế chung của thời đại. Tuy nhiên, việc này cần có bước đi thích hợp, được xem xét cặn kẽ qua kiểm toán, sự thống nhất giữa các thành viên trong tổ chức mới.
Để giải quyết nợ xấu, cần tổng kết, nghiên cứu, áp dụng các loại hình ngân hàng, cơng ty tài chính mới, bao gồm tổ chức dạng quỹ hoặc công ty đảm trách việc xử lý tài sản thế chấp, mua bán nợ để thu hồi vốn cho ngân hàng.
Tại các nước phát triển, thu nhập ngồi lãi ln chiếm tỷ trọng lớn, trong khi các ngân hàng tại Việt Nam phần lớn chú trọng vào nghiệp vụ cho vay. Do vậy, để đạt mục tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam nhanh chóng phát triển mạnh về các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tranh thủ sự hỗ trợ công nghệ kĩ thuật vào việc phát triển các dịch vụ mới và nâng cao kĩ năng quản lí điều hành từ các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã tóm tắt các hoạt động kinh doanh của các NHTM, trình bày một số khái niệm, các tiêu chí đánh giá cũng như các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Bên cạnh đó, chương này cũng đã lượt khảo các nghiên cứu về yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của NHTM của cả trong nước và ngoài nước. Đây là nền tảng cơ sở lý thuyết để tác giả phân tích thực trạng và kiểm định các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM
Trong chương này, phần đầu tác giả trình bày tổng quan về hệ thống các NHTMCP Việt Nam, sau đó tập trung phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam từ đó đánh giá sự tác động của các yếu tố này đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam.