CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về hệ thống NHTMCP Việt Nam
Ngày 06/05/1951 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời đánh dấu sự phát triển của ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên lịch sử hình thành của các NHTM Việt Nam lại khá mới mẻ chỉ cách đây 23 năm, cụ thể khi hai pháp lệnh quan trọng được ban hành vào tháng 5/1990: Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các cơng ty tài chính. Đây là bước ngoặt quan trọng nhất về thay đổi mơ hình NHTW từ mơ hình ngân hàng 1 cấp sang 2 cấp. Đồng thời, giải quyết 2 vấn đề then chốt đó là quy định rõ chức năng của NHNN với trọng tâm là xây dựng chính sách tiền tệ, mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả và giá trị đồng tiền. Từ đó, NHNN bắt đầu hình thành các cơng cụ của chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cơ bản. Điều mà trước đó chưa từng có.
Sau hơn hai thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống ngân hàng Việt Nam (với sự có mặt thực sự của các NHTM) đã trải qua bốn giai đoạn phát triển đáng chú ý: (i)
Giai đoạn 1990 - 1996: ghi nhận sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và loại hình
tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm đáp ứng sự tăng vọt của cầu về dịch vụ tài chính trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi. (ii) Giai đoạn 1997 - 2005: củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng hai cấp mới được hình thành trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ châu Á. (iii) Giai đoạn 2006 - 2010: gắn với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cơn sốt của thị trường chứng khoán cho thấy sự bùng nổ và phát triển cực nhanh của hệ thống ngân hàng, áp lực nâng mức vốn pháp định và tăng cường các quy chế điều tiết; các NHTMCP nông thôn được chuyển đổi lên thành NHTMCP đô thị; một số ngân hàng mới được thành lập,
xuất hiện loại hình ngân hàng 100 % vốn nước ngồi. (iv) Giai đoạn 2011 đến nay: hệ thống ngân hàng bộc lộ những yếu kém, dễ tổn thương vì những yếu kém tồn tích từ lâu, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống, dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải tiến hành tái cơ cấu hệ thống các TCTD.