CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.3 Đánh giá sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các
3.3.4 Nguyên nhân của hạn chế
Những hạn chế nêu trên, có nguyên nhân từ bất ổn vĩ mô, hành lang pháp lý chưa hồn thiện, cịn có ngun nhân từ ngân hàng: Tính tn thủ cịn yếu, trình độ quản trị điều hành và kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng của các nhà quản trị ngân hàng chưa cao.
Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện đã tạo điều kiện cho các ông chủ ngân hàng lách luật làm gia tăng tình trạng góp vốn ảo tại các ngân hàng bằng cách để
ngân hàng bỏ ra số tiền này mua cổ phần tại đơn vị sân sau của mình, chỉ cần đơn vị này không là cổ đông của ngân hàng từ đó có thể rút ruột ngân hàng, lấy lại một phần số tiền đã bỏ ra mua cổ phiếu mà vẫn là chủ ngân hàng. Các ngân hàng đã không đưa trọn vẹn nguồn vốn huy động vào cho vay phát triển kinh tế.
Mặc dù quản lý thanh khoản đã được NHNN quy định trong các văn bản hiện hành nhưng do tính tuân thủ chưa nghiêm, một số chạy theo lợi nhuận đơn thuần, nên khơng ít ngân hàng đã phải trả giá đắt. Việc dự báo những thay đổi của môi trường kinh doanh tại các NHTM cũng chưa được quan tâm đúng mức, một phần cũng ảnh hưởng từ sự thay đổi khó lường của cơ chế chính sách, khiến ngân hàng bị động trước những biến động đột ngột của thị trường, ảnh hưởng đến khả năng quản lý và sử dụng vốn của ngân hàng.
Môi trường kinh doanh ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kinh tế vĩ mô kém ổn định. Kể từ đầu năm 2008 đến nay, nền kinh tế ln phải đối mặt với những khó khăn, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, cơ sở hạ tầng trở thành điểm nghẽn, lạm phát tăng cao tới 22 % vào cuối năm 2008, rồi giảm sâu xuống 4,09 % năm 2014. Để kiềm chế lạm phát và những bất ổn vĩ mơ, các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ được điều hành theo hướng thắt chặt, đã có tác động mạnh tới lạm phát và sức cầu của nền kinh tế. Đặc biệt là tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngân hàng. Đối với khơng ít doanh nghiệp, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu là vay ngân hàng, trong khi lãi suất cho vay của các ngân hàng luôn ở mức cao (18 % - 25 % vào năm 2010, 2011, sau đó giảm dần xuống mức 15 % - 17 % vào năm 2012, 2013 và 8 % - 12 % vào năm 2014). Với lãi suất vay cao, thị trường đầu ra cho sản xuất bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân, hàng tồn kho tăng cao, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Mỗi năm có khoảng vài chục ngàn doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ ngân hàng, tương ứng với việc nợ xấu giữa doanh nghiệp với ngân hàng ngày càng cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã giới thiệu khái quát hệ thống NHTMCP Việt Nam, phân tích định tính thực trạng hiệu quả kinh doanh và các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2014. Từ đó đánh giá được sự tác động của các các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam.
CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM
Trong chương này, mơ hình nghiên cứu, các biến trong mơ hình, phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu sẽ được giới thiệu. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày phần thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu và kết quả kiểm định giả thuyết cũng như việc phân tích kết quả mơ hình nghiên cứu.