Hoạt động cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các

3.2.3.2 Hoạt động cấp tín dụng

Dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng của các NHTMCP Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2007 – 2014, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều giữa các năm.

Sự tăng mạnh về vốn đầu tư vào Việt Nam từ 2005 – 2007 dẫn tới tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng cao, đạt mức 58,86 % vào năm 2007. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tỷ lệ lạm phát trong năm 2007 – 2008 tăng vọt, so với năm 2007 tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2008 là 23,12 %. Nhằm hạn chế đà tăng giá thời điểm đó, bên cạnh 8 giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, NHNN đã có những biện pháp tiền tệ rất linh hoạt như tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, thu tiền đồng về qua các nghiệp vụ thị trường mở… Chính những yếu tố đó đã góp phần làm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 giảm, còn khoảng 6,12 %. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác khiến tăng trưởng tín dụng năm 2008 giảm là bởi ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ. Triển vọng xấu về nền kinh tế trong tương lai khiến cho tâm lý ngại đầu tư bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế vào lúc đó, các nhà sản xuất thu hẹp hoạt động, các ngân hàng lo ngại nợ xấu nên đã hạn chế cho vay và tích cực thu hồi các khoản nợ.

Bảng 3.6 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của các NHTMCP Việt Nam

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tốc độ tăng

trưởng (%) 58,86 6,12 41,44 37,37 26,21 15,78 19,12 24,09

Sang năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng được cải thiện đáng kể, tăng 41,44 % so với năm trước. Trong năm này, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng đồng thời tạo điều kiện mở rộng tín dụng hiệu quả. Sang năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng so với năm 2009 và đạt khoảng 37,37 %.

Góp phần kiểm sốt lạm phát, trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, tái cấu trúc hệ thống tài chính – ngân hàng nói riêng, từ năm 2011 NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, hãm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên chính sách thắt chặt tiền tệ với liều lượng quá mạnh thông qua việc duy trì lãi suất cho vay ở mức cao, thậm chí có thời điểm đã lên tới khoảng 26 % và không một doanh nghiệp làm ăn “chân chính” nào đạt được mức lợi nhuận này dẫn đến tăng trưởng tín dụng năm 2011 giảm xuống cịn 26,21 % và đặc biệt giảm sâu ở mức 15,78 % vào năm 2012. Hệ quả là hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn phải đóng cửa, tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội/ GDP cũng giảm mạnh.

Đến năm 2013 với mức lãi suất giảm xuống cịn 11 % – 13 % đã góp phần đẩy tăng trưởng tín dụng lên 19,12 %. Tuy nhiên đến năm 2014 bất chấp lãi suất huy động liên tục được hạ thấp dần 7 % đối với lãi suất ngắn hạn và 11 % đối với lãi suất trung hạn vào thời điểm cuối năm thì ngành ngân hàng vẫn khó khăn trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong khi vốn huy động vẫn duy trì khá tốt; tăng trưởng tín dụng năm 2014 chỉ đạt mức 24,09 %.

Chí phí dự phịng rủi ro tín dụng

Trong giai đoạn 2007 – 2014, tốc độ tăng trưởng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng biến động mạnh. Năm 2007, mức tăng trưởng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng cao lên đến 58,6 %, sau đó giảm sút mạnh, đạt mức tăng trưởng âm trong hai năm 2008 và 2009 lần lượt là -4,29 % và -21,1 %. Bất ngờ tăng mạnh vào năm 2010 là 55,16 % và lên đến 105,57 % vào năm 2011. Nguyên nhân là do chất lượng tín dụng trong năm 2010 và 2011 giảm mạnh vì các khoản nợ xấu tích lũy từ việc tăng trưởng tín dụng nóng trong những năm 2007 đến 2008, do lãi suất cho vay ở

mức cao, các doanh nghiệp hoạt động khó khăn trong điều kiện Chính phủ thực hiện điều hành chính sách vĩ mô chặt chẽ để kiểm soát lạm phát. Dư nợ tín dụng trong những năm này phần lớn tập trung vào bất động sản và chứng khốn.

Bảng 3.7 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng bình quân của các NHTMCP Việt Nam Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 CP dự phịng rủi ro tín dụng bình qn 231 222 175 271 558 735 765 981 Tốc độ tăng trưởng (%) 58,6 -4,29 -21,1 55,16 105,57 31,8 4,17 28,09

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

Trong năm 2012 tốc độ tăng trưởng chi phí dự phịng rủi ro tín 4,17 %. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng nhanh trong các tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế vĩ mơ chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cịn khó khăn, TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu. Các ngân hàng tiếp tục tích cực chủ động xử lý nợ xấu thơng qua việc đẩy mạnh trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Đến cuối năm 2014 chi phí dự phịng rủi ro tín dụng đạt mức tăng trưởng 28,09 %.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)