Tình hình kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các

3.2.1 Tình hình kinh tế vĩ mô

Tăng trưởng kinh tế

Trước năm 2008, với tốc độ tăng trưởng bình qn đạt 7 %, Việt Nam ln được coi là một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu. Việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 đã đưa tốc độ tăng trưởng GDP của

Việt Nam lên tới 7,13 %. Năm 2008, nền kinh tế thế giới trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái năm 1929. Khơng nằm ngồi xu hướng, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với tăng trưởng GDP chậm lại chỉ còn 5,66 % năm 2008. Đến năm 2009, mặc dù giảm thêm xuống mức 5,40 %, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế phục hồi tốt nhất trong khu vực. Nền kinh tế Việt Nam lại tiếp tục tạo ấn tượng so với các nước châu Á với tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 6,42 % so với cùng kì năm trước. Tuy nhiên, nền kinh tế sau đó lại có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại ở mức 6,24 % năm 2011 và 5,25 % năm 2012, đánh dấu tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999. GDP của Việt Nam trong năm 2013 tăng 5,42 % và đạt mức tăng trưởng 5,98 % trong năm 2014, điều này cho thấy, đà phục hồi của nền kinh tế đã có dấu hiệu tích cực.

Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trưởng GDP 7,13 5,66 5,4 6,42 6,24 5,25 5,42 5,98

Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB)

Lạm phát

Cuộc khủng hoảng giá lương thực và giá dầu toàn cầu năm 2008 đã gây ra lạm phát cao ở Việt Nam với mức 23,12 % so với cùng kì năm trước. Đến cuối năm 2009 đạt mức 7,05 % so với cùng kì năm 2008.

Bảng 3.2 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ lạm phát 8,3 23,12 7,05 8,86 18,68 9,09 6,59 4,09

Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB)

Chỉ số này bắt đầu có xu hướng đi lên từ năm 2010 khi nó đạt đỉnh ở mức 23,02 % vào tháng 8 năm 2011, một phần do tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ vào năm 2009 và nửa đầu năm 2010. Góp phần kiểm sốt lạm phát, từ năm 2011 NHNN

thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, chỉ số lạm phát sau đó chuyển hướng giảm xuống chỉ còn 9,09 % vào năm 2012, đến năm 2013 chỉ còn 6,59 %. Đến năm 2014 mức lạm phát so với năm 2013 chỉ tăng 4,09 % đây là mức lạm phát thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Có thể nhận định rằng, kết quả này là một trong những sự kiện nổi bật nhất, một trong những thành công được ghi nhận của kinh tế Việt Nam trong năm 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)