Thực trạng quy mô các NHTMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các

3.2.2 Thực trạng quy mô các NHTMCP Việt Nam

Tổng tài sản

Quy mô tài sản của khu vực NHTMCP Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể. Tổng tài sản bình quân khu vực này tăng hơn gấp hai lần từ năm 2007 đến năm 2010, tăng từ 34.320 tỷ đồng lên 74.352 tỷ đồng theo số liệu từ báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2014 con số này đã đạt 145.121 tỷ đồng. Tăng trưởng nóng và bất hợp lý của tín dụng của các ngân hàng là nguyên nhân tăng trưởng nhanh của tổng tài sản các ngân hàng trong những năm qua, và có thể nói điều này là hệ quả trực tiếp từ việc tăng vốn chủ sở hữu rất mạnh của các ngân hàng trong những năm qua.

Bảng 3.3 Tổng tài sản bình quân của các NHTMCP Việt Nam

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng tài sản bình quân 34.320 36.755 50.562 74.352 96.532 101.551 118.533 145.121 Tốc độ tăng trưởng (%) 53,93 7,10 37,56 47,05 29,83 5,20 16,72 22,43

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

Năm 2007 ghi dấu tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam khi đạt mức 53,93 %. Đến năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình hoạt động của các NHTMCP, khi mà tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các ngân hàng đã giảm xuống nghiêm trọng, chỉ đạt 7,10 %. Tốc độ tăng trưởng trong năm 2009 và 2010 đã có sự phục hồi mạnh mẽ, lần lượt

đạt mức là 37,56 % và 47,05 %. Tuy nhiên tốc độ này đã khơng duy trì ổn định, khi năm 2011 chỉ đạt mức tăng trưởng 29,83 % và sụt giảm đáng kể trong năm 2012 với mức tăng trưởng chỉ đạt 5,2 %.

Năm 2013, tốc độ tăng trưởng quy mơ tổng tài sải hệ thống NHTMCP đã có sự cải thiện đáng kể, đạt mức 16,72 %. Đến năm 2014 cũng có sự chuyển biến tích cực trong tốc độ tăng trưởng, đạt mức 22,43 %.

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của các NHTMCP gia tăng trong suốt giai đoạn từ 2007 – 2014. Đến năm 2014 mức VCSH bình quân của các NHTMCP Việt Nam đã đạt 11.126 tỷ đồng tăng gấp 3,7 lần so với mức 2.987 tỷ đồng vào năm 2007.

Các ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu cho mục đích đầu tư tăng năng lực hạ tầng (đầu tư xây dựng trụ sở, đầu tư cho công nghệ, mở rộng mạng lưới hoạt động…) và tăng vốn để tăng năng lực tài chính nhằm nâng cao cạnh tranh và đảm bảo các hệ số an toàn vốn (hệ số CAR) đáp ứng cho việc ngân hàng tăng trưởng nóng tín dụng và tài sản có rủi ro khác trong tổng tài sản.

Bảng 3.4 Tổng vốn chủ sở hữu bình quân của các NHTMCP Việt Nam

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng VCSH bình quân 2.987 3.427 4.286 5.953 7.633 8.686 10.209 11.126 Tốc độ tăng trưởng (%) 84,96 14,73 25,07 38,91 28,22 13,80 17,53 8,99

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

Bên cạnh đó với việc các NHTM nơng thôn được chuyển đổi thành các NHTM cổ phần đô thị, và các văn bản qui định của Chính phủ, cơ quan quan lý, NHNN về yêu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu đối với các NHTMCP, các ngân hàng đã phải chạy đua nhằm đáp ứng được yêu cầu về vốn tối thiểu theo luật định là 1.000 tỷ và 3.000 tỷ tương ứng vào năm 2008 (theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP) và năm 2010 (theo Thông tư 13/2010-TT/NHNN liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu). Vì

vậy, trong năm 2007 các NHTMCP đều đồng loạt chạy đua để tăng mức vốn pháp định, bên cạnh đó, năm này cũng là năm các NHTMCP gặt hái thành công về lợi nhuận, đã đẩy tốc độ tăng trưởng quy mô VCSH năm 2007 đạt mức 84,96 %. Đến năm 2008, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, thị trường chứng khoán liên tục mất điểm, ngân hàng khó khăn trong việc tăng VCSH thông qua kênh phát hành cổ phiếu ra thị trường. Tốc độ tăng trưởng quy mô VCSH năm 2008 chỉ đạt 14,73 %, thấp hơn rất nhiều so với năm 2007. Do đó, khi đến hết năm 2008 vẫn còn một số ngân hàng không đạt được mức vốn pháp định đã đề ra dưới áp lực của Nghị định 141/2006/NĐ-CP.

Trước tình hình đó, chính phủ đã gia hạn việc gia tăng vốn tới ngày 31/12/2011 (theo Thông tư 10/2011/NĐ-CP). Quy định này làm giảm bớt áp lực lên việc tăng vốn ngay lập tức và giúp các ngân hàng có thêm thời gian để thực hiện kế hoạch tăng vốn trong năm 2011. Lý giải vì sao mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu năm 2010 được đẩy lên cao so với cùng kì năm trước đạt mức 38,91 %. Tính đến nay, tất cả các NHTM đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn điều lệ.

Tính đến cuối năm 2014, tổng vốn chủ sở hữu bình quân là 11.126 tỷ đồng, tăng 8,99 % so với cuối năm 2013, và là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2007 – 2014. Điều này phần nào phản ánh sự thận trọng trong chiến lược tăng vốn của một số ngân hàng thương mại khi điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)