CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.3 Phân tích kết quả của mơ hình nghiên cứu
Kết quả ước lượng của mơ hình cho thấy hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam; được đo lường thơng qua tiêu chí ROA và ROE, chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
ROAit = 1.35e-09 + 0.1207 (INF)t + 0.3274 (logTA)it +0.2947 (TE/TA)it +0.2545 (TL/TA)it – 0.1895 (LLP/TL)it + 0.2027 (NII/TA)it - 0.7356 (CIR)it + 𝝁𝒊𝒕 ROEit = -2.11e-09 + 0.3389 (logTA)it - 0.1967 (TE/TA)it – 0.2462 (LLP/TL)it +
0.1388 (NII/TA)it - 0.6549 (CIR)it + 𝝁𝒊𝒕
Các chỉ số tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong hai mơ hình đã chỉ ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực của từng yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
Tổng tài sản ngân hàng
Trong cả hai mơ hình với lần lượt ROA và ROE là biến phụ thuộc đều chỉ ra rằng quy mơ tài sản (logTA) có tác động cùng chiều và có ý nghĩa đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. Kết quả này gợi ý rằng các ngân hàng càng lớn thì ROA và ROE càng cao. Bên cạnh đó, việc hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê của biến quy mô tài sản cũng đã cung cấp bằng chứng cho thuyết lợi thế nhờ quy mô.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Trong mơ hình với ROE là biến phụ thuộc, biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TE/TA) có mối tương quan âm và có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc ROE với trọng số hồi quy là -0,1967. Kết quả này cũng tìm thấy ở một số nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh khi tác giả sử dụng ROE là biến đại diện để đo lường hiệu quả của ngân hàng như Yong Tan và Christos Floros (2012).
Tuy nhiên, trong mơ hình hồi quy với ROA là biến phụ thuộc, biến này có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê với ROA với trọng số hồi quy là 0.2947. Điều này có nghĩa là với các yếu tố khác khơng đổi, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản tăng 1 đơn vị sẽ làm cho tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 0.2947 đơn vị và ngược lại. Để thúc đẩy ROE, các ngân hàng gia tăng sử dụng địn bẩy tài chính. Việc sử dụng quá ít cơ chế an tồn, khiến ROE cao nhưng rủi ro của ngân hàng sẽ nhiều hơn. Do vậy, tác giả chỉ chấp nhận kết quả biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu và ROA có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với giả thuyết đã đề ra và cũng như hầu hết các kết quả nghiên cứu trên thế giới như Demicguc – Kunt và Huizinga (1999), Ines Ghazouani Ben Ameur và Sonia Moussa Mhiri (2013).
Cho vay
Trong mơ hình hồi quy với ROE là biến phụ thuộc, biến cho vay khơng có tác động đáng kể lên biến phụ thuộc ROE (khơng có ý nghĩa thống kê). Tuy nhiên trong mơ hình hồi quy với ROA là biến phụ thuộc, biến này có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc ROA với trọng số hồi quy là 0.2545, điều này có nghĩa là với các yếu tố khác khơng đổi, khi tỷ lệ tín dụng trên tổng tài sản tăng 1 đơn vị sẽ làm cho tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 0.2545 đơn vị và ngược lại. Kết quả này cũng được tìm thấy trong Fadzlan Sufian (2009), Mine Aysen Doyran (2013). Tuy rằng cho vay khơng có ý nghĩa trong việc giải thích cho sự biến thiên của ROE nhưng nó lại có ý nghĩa trong việc giải thích cho sự biến thiên của biến ROA với trọng số hồi quy là 0.2545. Do đó, tác giả chấp nhận biến cho vay và hiệu quả hoạt động ngân hàng có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê.
Rủi ro tín dụng
Trong cả hai mơ hình với lần lượt ROA và ROE là biến phụ thuộc đều chỉ ra rằng rủi ro tín dụng (LLP/TL) có tác động ngược chiều và có ý nghĩa đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. Với trọng số hồi quy cho cả hai mơ hình ROA và ROE lần lượt là -0.1895 và -0.2462. Điều này có nghĩa là, rủi ro tín dụng càng cao thì hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng thấp. Các nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012), Fadzlan và Royfaizal (2008) cũng tìm thấy kết quả tương tự.
Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
Biến mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (NII/TA) có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê đối với hiệu quả kinh doanh ngân hàng trong cả hai mơ hình với trọng số hồi quy là 0.2027 trong mơ hình ROA là biến phụ thuộc và trọng số là 0.1388 trong mơ hình ROE là biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa là các ngân hàng có mức độ đa dạng hóa sản phẩm càng cao thì càng tạo ra nhiều thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các nghiên cứu của Alper và Anbar (2011), Sufian (2011) cũng tìm thấy kết quả tương tự.
Chi phí hoạt động
Biến chi phí hoạt động có mối tương quan âm có ý nghĩa thống kê đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong cả hai mơ hình hồi quy với trọng số hồi quy là -0.7356 trong mơ hình ROA là biến phụ thuộc và trọng số hồi quy là -0.6549 trong mơ hình ROE là biến phụ thuộc. Đây là biến có tác động mạnh nhất đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong tất cả các biến nghiên cứu. Điều này có nghĩa là chi phí hoạt động càng tăng thì lợi nhuận sẽ càng giảm và ngược lại, tiết kiệm chi phí sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Bourke (1989), Jiang và các cộng sự (2003), Ines Ghaouani Ben Amueur và Sonia Moussa Mhiri (2013).
Tăng trưởng kinh tế
Biến tăng trưởng kinh tế (GR) khơng có tác động đáng kể lên hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong cả hai mơ hình hồi quy (khơng có ý nghĩa thống kê). Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Fadzlan Sufian (2011), Alper và Anbar (2011).
GDP được dùng để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia ln tìm kiếm các phương thức để tăng trưởng GDP nhằm nâng cao mức sống. Tuy nhiên, sự tăng trưởng trong GDP sẽ không phải là kết quả của việc gia tăng sức mua nếu mà tốc độ tăng trưởng này đến từ yếu tố lạm phát hoặc do sự gia tăng dân số. GDP bình quân đầu người mới là yếu tố để đo lường sự gia tăng sức mua thực tế. Điều này có thể giải thích cho việc vì sao biến tăng trưởng kinh tế lại khơng có ý nghĩa trong
việc tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng mà đề tài đang nghiên cứu.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP trong mơ hình nghiên cứu khơng có ý nghĩa thống kê, nhưng Chính phủ cần kiểm sốt tốt biến kinh tế vĩ mơ quan trọng này vì sự tăng trưởng của nó sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
Lạm phát
Biến lạm phát (INF) có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc ROA với trọng số hồi quy là 0.1207. Tuy nhiên, trong mơ hình với ROE là biến phụ thuộc, biến này khơng có tác động đáng kể lên ROA (khơng có ý nghĩa thống kê). Tuy rằng lạm phát khơng có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích cho sự biến thiên của ROE nhưng nó lại có ý nghĩa trong việc giải thích cho sự biến thiên của biến ROA với trọng số hồi quy là 0.1207. Do đó, tác giả chấp nhận biến lạm phát và hiệu quả kinh doanh ngân hàng có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê.
Kết quả này tương thích với phát hiện trong nghiên cứu của Athanasoglou và các công sự, 2005 và Fadzlan Sufian, 2011. Theo đó, lạm phát đã được các nhà quản trị dự đốn được, mặc dù khơng hồn tồn. Điều này tạo cơ hội cho các nhà quản trị điều chỉnh lãi suất một cách thích hợp để đạt được mức lợi nhuận cao hơn.
Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy
STT TÊN BIẾN ROA ROE
1 Tăng trưởng kinh tế
2 Lạm phát + 3 Tổng tài sản ngân hàng + + 4 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu + - 5 Cho vay + 6 Rủi ro tín dụng - - 7 Mức độ đa dạng hóa sản phẩm + + 8 Chi phí hoạt động - -
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 đã sử dụng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng để kiểm định các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. Kết quả cho thấy các biến tổng tài sản ngân hàng, mức độ đa dạng hóa sản phẩm, lạm phát và cho vay có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đối với hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. Trong khi đó các biến rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động lại có tác động ngược chiều đối với hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. Bên cạnh đó cũng phát hiện được biến tăng trưởng kinh tế là khơng có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. Đây chính là tiền đề để tác giả đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và các NHTMCP trong chương sau.
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày định hướng phát triển của các NHTMCP Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam và kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN góp phần thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam.