Để đảm bảo môi trường kinh doanh được bình đẳng, đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu phải chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu cũng là một tiêu chí quan trọng. Sự bất bình đẳng thể hiện ở chổ, những doanh nghiệp làm ăn chân chính, thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế nhưng hóa sản xuất ra tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do giá thành cao; ngược lại đối với doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật, trốn thuế thì lại bán sản phẩm giá thấp, thu lợi nhuận bất hợp pháp, gây mất ổn định thì trường kinh doanh… Thất thu thuế nhập khẩu làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và tạo ra sự cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp; thu hút đầu tư nước ngồi sẽ gặp nhiều khó khăn. Thuế nhập khẩu ngồi vai trị quan trọng là cơng cụ để Nhà nước kiểm sốt hoạt động ngoại thương cịn là cơng cụ hữu ích để bảo vệ nền sản xuất trong nước.
- Đối với xã hội:
Thất thu thuế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến công bằng xã hội, bởi vì thơng qua chính sách thuế nhập khẩu Nhà nước sẽ huy động được nguồn thu từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải nộp thuế, đồng thời điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nếu các tổ chức, cá nhân kinh doanh chỉ nhằm vào lợi nhuận, bất chấp thủ đoạn, ln tìm cách gian lận, trốn thuế, gây thu thu thuế làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, mơi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.
- Đối với đạo đức:
Khi Nhà nước ban hành chính sách pháp luật về thuế khơng những đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế mà còn phải phù hợp với điều kiển sản xuất kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, chính sách thuế bao giờ cũng sẽ có những hạn chế do mơi trường ln ln biến đổi. Đối với chính sách thuế nhập khẩu, có những doanh nghiệp cố tình lách luật hoặc lợi dụng những quy định về thuế nhập khẩu chưa rõ ràng thì cấu kết với người thực thi pháp luật để gian lân, trốn thuế dẫn đến gây thất thu thuế nhập khẩu cho ngân sách Nhà nước, tổn hại nền kinh tế, suy giảm cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp làm ăn chân chính, chấp hành tốt pháp luật; đạo đức xã hội bị xâm hại nghiêm trọng…
1.4. Công tác chống thất thu thuế nhập khẩu một số nước trên thế giới:
1.4.1. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế của Thụy Điển, Italia: Kinh nghiệm, bài học cho Việt Nam. bài học cho Việt Nam.
Trong lĩnh vực quản lý rủi ro có rất nhiều khía cạnh, nội dung chun mơn nghiệp vụ mang tính kỹ thuật mà từng bước các cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế Việt Nam đang nghiên cứu áp dụng đưa vào thực tiễn quản lý của ngành mình, với từng sắc thuế.
Luật Quản lý thuế sửa đổi năm 2013 đã bổ sung một nhóm vấn đề rất quan trọng đó là các vấn đề phục vụ mục tiêu cải cách - hiện đại hố và hội nhập, phù hợp thơng lệ quốc tế, bao gồm 4 nội dung:
(i) Bổ sung nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế về áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế và giải thích từ ngữ về quản lý rủi ro trong quản lý thuế;
(ii) Bổ sung cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá (APA) trong chống chuyển giá ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi;
(iii) Mở rộng phạm vi thu thập thơng tin về người nộp thuế từ nguồn nước ngoài theo các hiệp định, điều ước đã ký để cho phép khai thác thông tin từ nguồn nước ngồi phục vụ cơng tác quản lý thuế. Nội dung cụ thể được thể hiện tại khoản 2 Điều 70;
(iv) Bổ sung nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao quản trị doanh nghiệp cũng như phát triển phương thức quản lý thuế điện tử. Đối với người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của Pháp luật về giao dịch điện tử.