Gian lận định mức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thất thu thuế nhập khẩu tại cục hải quan long an (Trang 58 - 60)

- Kinh nghiệm về áp dụng của cơ quan quản lý thuế Italy:

2.4.4. Gian lận định mức:

Định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do doanh nghiệp tự xây dựng, kê khai, đăng ký định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công; khai báo nhập nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trước khi xuất khẩu sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã kê khai định mức cao hơn định mức tiêu hao thực tế. Phần chênh lệch doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước hoặc bán nguyên liệu dư thừa vào nội địa.

Trước đây, doanh nghiệp thường gian lận định mức cho một sản phẩm nhưng hiện nay doanh nghiệp gian lận định mức chung (định mức cho một sản phẩm + tỷ lệ hao hụt)/sản phẩm. Theo quy định tại điểm c, khoản 5, Điều 34 của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì: “Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, tỷ lệ hao hụt nếu thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu thì khơng phải làm thủ tục hải quan; được miễn thuế nhập khẩu; phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp”. Doanh nghiệp sẽ xây dựng

định mức, tỷ lệ hao hụt cho một đơn vị sản phẩm cao vì cơ quan hải quan khơng đủ thời gian để kiểm tra; mặt khác đây không phải là chuyên môn của cơ quan hải quan nên phần lớn căn cứ trên kết luận của cơ quan giám định để xem xét việc xây dựng định mức và tỷ lệ hao hụt cho một đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, lượng nguyên liệu, vật tư dư thừa tích lũy dần sẽ rất lớn. Ngồi ra “Phế liệu, phế phẩm

nằm trong định mức sử dụng, tỷ lệ hao hụt… không phải làm thủ tục hải quan;

được miễn thuế nhập khẩu” nên việc cơ quan hải quan quản lý gặp nhiều khó khăn

và doanh nghiệp sẽ tiêu thụ nguyên liệu vào thị trường nội địa nhưng kê khai là phế liệu, phế phẩm.

Hệ thống Vnaccs/Vcis và hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan (ecustoms) khơng có chức năng để DN khai báo định mức, tỷ lệ hao hụt (định mức chung/sản phẩm và theo quy định DN tự quản lý và tự chịu trách nhiệm đối với định mức, tỷ lệ hao hụt do DN xây dựng) đối với loại hình GC, NSXXK của tất cả các DN trong cả nước nên cơ quan hải quan không thể đối chiếu, so sánh định mức chung/sản phẩm

giữa các DN cùng sản xuất một loại hàng hóa, hoặc tương tự; hoặc cùng một DN đầu tư tại các tỉnh khác nhau cùng sản xuất loại hàng hóa…

Ví dụ: Cơng ty KSP, khai định mức chung XK sản phẩm cao hơn định mức chung thực tế đối với hàng hóa gia cơng tấm bạt nylon cho phía nước ngồi; số liệu giữa cơ quan hải quan và số tồn kho thực tế của Cơng ty có sự chênh lệch bất thường, Cơng ty khơng giải trình được nguyên nhân; cơ quan hải quan chứng minh DN xây dựng định mức chung cao hơn thực tế dẫn đến lượng NL, VT tồn kho nhiều hơn sổ sách kế toán và dữ liệu của cơ quan hải quan, nên đã truy thu thuế NK 819.170.000đ, phạt VPHC 10% số tiền truy thu 81.917.000đ.

Trong thời gian qua, cơ quan hải quan truy thu rất nhiều đối với trường hợp này; tác giả chỉ giới thiệu một Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thất thu thuế nhập khẩu tại cục hải quan long an (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)