- Kinh nghiệm về áp dụng của cơ quan quản lý thuế Italy:
2.4.2. Gian lận thuế trong việc xác định trị giá hải quan:
Chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành quy định nhiều mức thuế suất khác nhau, đặc biệt đối với thuế suất thuế nhập khẩu. Việc thiết kế nhiều mức thuế suất trong biểu thuế xuất nhập khẩu gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc xác định trị giá hải quan, bởi vì người khai hải quan ln tìm cách để chuyển hàng hóa có mức thuế suất cao về hàng hóa có mức thuế suất thấp hơn để trốn thuế nhập khẩu. Xác định giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng được xác định theo quy định của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, nhưng giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có thể khác với việc xác định trị giá hải quan (Điểm 1, 2 Điều 9 Luật thuế XK, thuế NK) bởi vì giá tính thuế
là giá thực thanh tốn theo giá ghi trên hợp đồng nên doanh nghiệp rất dễ gian lận qua giá tính thuế.
Khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan có hiệu lực thì 70% lơ hàng nhập khẩu được miễn kiểm tra thực tế. Các doanh nghiệp được thực hiện tự khai báo hải quan về thuế suất, trị giá hải quan, tiền thuế nhập khẩu hàng hóa, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm đối với pháp luật về nội dung đã khai báo. Để thực hiện gian lận thuế nhập khẩu quan trị giá tính thuế, các doanh nghiệp thường khai báo trị giá thấp đối với những hàng hóa có thuế suất nhập khẩu cao, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhạy cảm, hàng hóa hay biến động; hoặc khai tăng trị giá giá tính thuế so với giá thực tế của hàng hóa NK để tăng vốn đầu tư nhằm mục đích chuyển lậu lợi nhuận ra nước ngồi như các Cơng ty đa quốc gia, Công ty mẹ - Công ty con. Ngoài ra, các DN thường không khai báo các khoản phải cộng như: chi phí bảo hiểm, hoa hồng, mơi giới… DN chỉ khai báo giá tính thuế theo giá đã ký kết trên hợp đồng…
Việc áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO đã tạo bước ngoặt cơ bản cho hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành ở Việt Nam, một mặt vừa đảm bảo tính cơng bằng về nghĩa vụ thuế và thực hiện cam kết quốc tế, mặt khác tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian qua có khá nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách này để gian lận thuế qua trị giá hải quan. Các hành vi gian lận thường được các doanh nghiệp thực hiện dưới các hình thức như: dựa vào các loại hàng hóa tương tự, giống hệt của các doanh nghiệp đã nhập khẩu trước đó mà cơ quan hải quan đã chấp nhận trị giá khai báo; hoặc doanh nghiệp hợp thức hóa chứng từ đầu vào từ phía nước ngồi như: invoice, C/O, Hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán…để khai báo trị giá thấp, thuế suất ưu đãi thấp….hoặc doanh nghiệp lợi dụng sự phân luồng tờ khai của hệ thống thông quan tự động để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hải quan…
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 25 của Thông tư 38/2015/TT-BTC thì:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a.1) Người khai hải quan không kê khai hoặc kê khai không đúng, không đủ các chỉ tiêu liên quan đến trị giá hải quan trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu; tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc tờ khai trị giá (nếu có);
a.2) Các nội dung về trị giá, điều kiện giao hàng trên hóa đơn thương mại khơng phù hợp với các nội dung tương ứng (nếu có) trên vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ là trường hợp trị giá khai báo thấp hơn thông tin rủi ro về trị giá tại cơ sở dữ liệu giá theo quy định của Tổng cục Hải quan.
2. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo: Cơ quan hải quan thông báo cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và xử lý như sau:
a.1) Nếu người khai hải quan đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan thì thực hiện khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, cơ quan hải quan thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và thơng quan hàng hóa theo quy định.
Việc khai bổ sung thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này; a.2) Nếu người khai hải quan không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo hoặc quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo mà không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thơng quan theo trị giá khai báo và chuyển các cơ sở bác bỏ trị giá khai báo để thực hiện kiểm tra sau thông quan”.
Đối với Cục hải quan địa phương để xác định trị giá hàng hóa từ nước ngồi rất khó khăn, phần lớn các Cục Hải quan thông qua Tổng Cục Hải quan xác định tính hợp lệ của C/O từ nước ngồi. Do đó, nếu DN cùng thống nhất với nhau trong việc khai báo trị giá hàng hóa cùng một mức giá thấp hơn cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý, nhất là trong giai đoạn hiện nay các DN có xu hướng thực hiện việc chuyển giá để chuyển
lợi nhuận ra nước ngồi thơng qua việc nâng cao chí phí như khấu hao, chi phí quản lý…
Ví dụ:
Công ty Thép KGLA nhập khẩu mặt hàng thép không gỉ cán nguội dạng cuộn chưa qua xử lý nhiệt, kích thước 0.58mm – 0.7mm x 650cm, giá khai báo 0,97USD/kg, tỷ giá 22.360đ/USD, trọng lượng 2.000 tấn; DN khai báo thuế NK 0%, thuế chống bán phá giá 3,8%, thuế GTGT: 10%; Tổng tiền thuế Công ty nộp:
6.151.057.120đ, nhập khẩu từ Trung Quốc. Công ty cung cấp C/O, Bill, Manifet,
chứng từ thanh toán, hợp đồng…Chi cục nhận thấy Công ty khai báo trị giá tính thuế khơng đúng, mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho Công ty là 6,58%, qua kiểm tra dữ liệu hàng hóa NK của các DN khác cùng NK loại, cùng nhà sản xuất, cùng nước NK, tại cơ sở dữ liệu và danh mục hàng hóa rủi ro…Chi cục đề nghị Công ty xác định lại trị giá tính thuế, thuế chống bán phá giá, cung cấp chứng từ thanh toán, cùng sổ sách kế toán. Qua làm việc Cơng ty thừa nhận có sự nhầm lẫn trong việc cung cấp chứng từ thanh tốn, Cơng ty đề nghị khai lại giá 1,645USD/kg. Tổng số thuế tính lại Cơng ty phải nộp: 12.690.031.270đ. Như vậy, Công ty đã gian lận thuế: 6.538.974.152đ.