* Mục tiêu:
Phát triển mạnh doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng; có quy mơ, cơ cấu hợp lý, trình độ cơng nghệ thích hợp với tiềm năng và đặc điểm của các vùng, miền trong tỉnh; tạo dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ trong cộng đồng doanh nghiệp, với hợp tác xã và các hộ sản xuất để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, mang lại ngày càng
nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, việc làm, thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với các doanh nghiệp; Phát triển mạnh và tăng cường củng cố các tổ chức đảng, đoàn thể đã có trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước. Phấn đấu các doanh nghiệp ngồi nhà nước có sử dụng lao động ổn định từ 30 người trở lên đều có tổ chức đảng, đoàn thể; 80 % các đảng bộ, chi bộ hằng năm đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh.
* Phương hướng:
- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thơng thống, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Thu hút đa dạng mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 15.000 doanh nghiệp; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 310.000 tỉ đồng.
Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp vừa và lớn phát triển nhanh, mạnh, vững chắc, có thương hiệu, uy tín cao trên thị trường, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tăng dần tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp thu hút nhiều lao động. Phát triển nhanh các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ khoa học kỹ thuật cho nông, lâm, ngư nghiệp. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp ở vùng nơng thơn, miền núi, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối về phân bố doanh nghiệp theo vùng.
- Tăng cường phát triển đảng viên, coi công tác phát triển đảng viên ở các doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu có tính chất quyết định tới công tác xây dựng và củng cố tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao giác ngộ chính trị cho đội ngũ cơng nhân, người lao động, thơng qua việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các hoạt động trong các doanh nghiệp để giáo dục rèn luyện, bồi dưỡng họ trở thành quần chúng ưu tú giới thiệu cho tổ chức đảng xem xét kết nạp.
- Nâng cao chất lượng về chuyên môn, đi liền với việc nâng cao trình độ chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, thông qua đào tạo, đào tạo lại và năng lực hoạt động thực tiễn của họ. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ và các cấp uỷ viên của tổ chức đảng để đội ngũ này đủ khả năng thực hiện vai trò đầu tàu gương mẫu, đảm đương tốt các nhiệm vụ được giao. Tổ chức đảng phải thực sự là hạt nhân lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
- Đẩy mạnh cơng tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, nâng cao nhận thức cấp uỷ viên và đảng viên trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, khắc phục kịp thời những biểu hiện trong công tác lãnh đạo, nhất là chỉ coi trọng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xem nhẹ công tác xây dựng Đảng. Đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện tốt nhiệm vụ công tác xây dựng đảng trên các lĩnh vực xây dựng đảng bộ chi bộ trong sạch vững mạnh.
- Tiếp tục thực hiện tốt việc xây dựng và củng cố các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; lãnh đạo các đoàn thể đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập hợp đoàn viên, hội viên tích cực tham gia các hoạt động, các phong trào thi đua, xây dựng tổ chức vững mạnh. Các đoàn thể phải là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với công nhân, người lao động, là chỗ dựa tin cậy cho các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp.