Hồn thiện mơ hình tổ chức, đổi mới cơ chế, chính sách, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu xây dựng và củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh thanh hóa giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 96)

định rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển

- Xây dựng và hồn thiện mơ hình tổ chức, đổi mới cơ chế chính sách nhằm bảo đảm vai trị lãnh đạo của tổ chức đảng trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng ở doanh nghiệp ngoài nhà nước; bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức của các tổ chức cơ sở đảng cho đồng bộ, thống nhất với các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở; xây dựng mơ hình tổ chức phù hợp với những nơi có tính đặc thù, vừa tạo sự thống nhất chung, vừa phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Đối với tỉnh Thanh Hoá hiện nay, cần xúc tiến thành lập đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh để lãnh đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đảng uỷ ở khối doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, các huyện, thị, thành phố hoạt động. Chuyển đảng bộ các doanh nghiệp hiện nay đang trực thuộc Tỉnh uỷ về trực thuộc đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh. Thành lập đảng bộ các khu công nghiệp: Khu kinh tế Nghi Sơn; Khu công nghiệp Lễ Môn; khu công nghiệp Tây Bắc,

Đông Bắc ga trực thuộc đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh; các chi bộ trực thuộc đảng uỷ các khu công nghiệp là chi bộ doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp.

Đối với các huyện, thi, thành uỷ có từ 10 doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có từ 30 lao động làm việc trở lên, có từ 3 chi bộ doanh nghiệp trở lên, tiến hành thành lập đảng bộ cơ sở doanh nghiệp trực thuộc cấp uỷ huyện; dưới đảng bộ cơ sở doanh nghiệp có các chi bộ trực thuộc ở các doanh nghiệp. Cấp uỷ huyện xem xét bố trí cán bộ chuyên trách cơng tác đảng (trong tổng biên chế khối đảng, đồn thể của huyện) hoặc cán bộ kiêm nhiệm công tác đảng của đảng uỷ cơ sở doanh nghiệp cho phù hợp.

Ở các khu cơng nghiệp, các chi bộ doanh nghiệp có từ 30 đảng viên trở lên thì thành lập đảng bộ doanh nghiệp trực thuộc đảng uỷ cơ sở khu công nghiệp. Các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp, các phường, xã, thị trấn có từ 3 đảng viên chính thức trở lên thì thành lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở khu công nghiệp, các phường, xã, thị trấn. Nếu chưa đủ điều kiện thành lập chi bộ, thì cấp uỷ quản lý đảng viên giới thiệu những đảng viên này về sinh hoạt với tổ chức đảng phù hợp. Những đảng viên đã làm việc ổn định (từ 1 năm trở lên): trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, trường học, bệnh viện ngồi cơng lập nhưng vẫn sinh hoạt đảng ở nơi cư trú thì căn cứ vào tình hình thực tế mà chuyển sinh hoạt đảng về nơi làm việc.

- Về đổi mới cơ chế chính sách:

Trước hết, cần đổi mới quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp. Căn

cứ mục tiêu chung về phát triển doanh nghiệp và chương trình phát triển khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, khu công nghệ đã được Đại hội lần thứ XVII đảng bộ tỉnh Thanh Hố thơng qua; Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động, đi đôi với ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân và đội ngũ doanh nhân mạnh dạn đầu tư phát triển doanh nghiệp như: Cải cách thủ tục

hành chính trong đăng ký thành lập và quản lý doanh nghiệp, cơng khai qui trình đăng ký thành lập doanh nghiệp; thủ tục thẩm định, cấp phép và giải quyết các đề nghị của doanh nghiệp, đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi và thiết thực; hoàn thiện qui chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cải tiến chế độ kiểm tra, kiểm soát, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trước pháp luật. Hằng năm, tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với giám đốc các doanh nghiệp trên địa bàn. Thực hiện chính sách tài chính, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp: Dành một phần ngân sách địa phương, vận động các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp tham gia góp đủ vốn điều lệ để sớm thành lập Quĩ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các ngân hàng thương mại cần đổi mới cơ chế cho vay, thế chấp, đáp ứng yêu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Khuyến khích doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng cơng nghệ mới, đồng thời có chính sách khen thưởng thoả đáng đối với các đơn vị áp dụng và phổ biến công nghệ tiến bộ vào sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực.

Hai là, cần xây dựng môi trường tâm lý xã hội hướng về phát triển

doanh nghiệp để nâng cao nhận thức, kích thích ý chí sản xuất kinh doanh. Phát động rộng rãi phong trào thi đua trong các cơ quan, đồn thể, các cộng đồng dân cư để kích thích ý chí kinh doanh và tinh thần lập nghiệp. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi, từng nhà làm giàu cho mình, cho cộng đồng và cho đất nước”, thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp người Thanh Hoá ở các địa phương khác, những nhà đầu tư ngoài tỉnh và ngoài nước, những người hăng hái lập nghiệp bằng con đường phát triển kinh doanh, nhất là trong giới trẻ. Đào tạo nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển doanh nghiệp. Trong thời gian tới cần phát triển nhanh hệ thống các trường dạy nghề, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động đào tạo nghề; tổ chức rộng rãi phong trào học tập, nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường và kỹ

năng quản trị kinh doanh cho đội ngũ chủ doanh nghiệp và các chủ hộ kinh doanh. Khuyến khích thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Các tổ chức đồn thể chính trị xã hội, hiệp hội trong tỉnh, như: Liên minh Hợp tác xã, Liên Đoàn lao động, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Chi nhánh Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội doanh nghiệp trẻ, Hội doanh nhân nữ,... để phát huy quan hệ hợp tác, trợ giúp thành viên một cách thiết thực, đồng thời làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý chức năng để phản ánh nguyện vọng, đóng góp ý kiến đổi mới và hồn thiện hệ thống thể chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.

Ba là, tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo diều kiện thuận lợi

cho hình thành và phát triển doanh nghiệp, đảm bảo mặt bằng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm làng nghề, khu trang trại; tạo điều kiện ưu đãi về mặt bằng, kết cấu hạ tầng và thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư.

- Về quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước ở Thanh Hố phải tuân thủ theo Điều lệ Đảng đã được Đại hội lần thứ XI của Đảng thơng qua và các quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa IX, X về chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng. Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh hoạt động theo quy Quy định số 294-QĐ/TW, ngày 23/3/2010 của Ban Bí thư (Khố X) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, thành phố. Các đảng bộ, chi bộ trong các công ty cổ phần có vốn của Nhà nước dưới 50% vốn Điều lệ, hoạt động theo Quy định số 288-QĐ/TW ngày 8/2/2010 của Ban Bí thư (Khố X) về Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong công ty cổ phần, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó Nhà nước sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở xuống (gọi chung là công ty). Các các đảng bộ, chi bộ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân

(gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân) hoạt động theo Quy định số 100-QĐ/TW ngày 4/6/2004 của Ban Bí thư (Khố IX) về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp tư nhân. Các đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động theo Quy định số 99- QĐ/TW ngày 4/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khố IX). Các đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngồi hoạt động theo quy định số 141- QĐ/TW ngày 16/5/2005 của Ban Bí thư (Khố IX). Đó là những quy định có tính “pháp lý” trong Đảng để các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước thể chế hố, vận dụng cụ thể vào từng loại hình doanh nghiệp, xây dựng quy chế phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp. Quy chế được xây dựng phải tuân thủ theo Điều lệ Đảng và các quy định nêu trên và sự thống nhất cao của hội đồng quản trị, giám đốc, chủ doanh nghiệp; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, trách nhiệm giữa tổ chức đảng ở cơ sở với hội đồng quản trị, giám đốc, chủ doanh nghiệp; về thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quốc phịng, an ninh về cơng tác cán bộ; lãnh đạo công tác tư tưởng, các đồn thể chính trị -xã hội và các điều kiện để xây dựng tổ chức đảng đoàn thể trong doanh nghiệp vững mạnh.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, các tổ chức đảng phải là cầu nối giữa doanh nghiệp với cấp uỷ chính quyền cấp trên để giải quyết những vấn đề về cơ chế, chính sách, nguyện vọng, đề xuất của của doanh nghiệp; là hạt nhân chính trị, lãnh đạo cán bộ, đảng viên, quần chúng và tuyên truyền, vận động các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và các quy chế, quy định của doanh nghiệp; tham gia xây dựng và lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, các cổ đơng và người lao động, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây

dựng giai cấp công nhân vững mạnh; xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh.

Một phần của tài liệu xây dựng và củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh thanh hóa giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w