Làm tốt công tác phát triển đảng viên và thành lập tổ chức đảng ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng

Một phần của tài liệu xây dựng và củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh thanh hóa giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 91)

đảng ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng

Phát triển đảng viên là nhiệm vụ chung của các tổ chức đảng, là nhiệm vụ chủ yếu và trực tiếp của cấp ủy, đảng viên và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở và ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Do đó, để làm tốt cơng tác phát triển đảng viên ở các doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng, Ban thường vụ các huyện, thị, thành uỷ phải quan tâm chỉ đạo đảng uỷ các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác phát triển đảng viên. Các cấp uỷ xã, phường, thị trấn nơi có doanh nghiệp đóng trên địa bàn, cần xác định rõ mục tiêu, xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên ở từng doanh nghiệp; phân công trách nhiệm cho cấp uỷ, chi bộ, đảng viên và các tổ chức quần chúng tiến hành công tác phát triển đảng viên, giúp đỡ, bồi dưỡng quần chúng phấn đấu vào Đảng. Các tổ chức đảng, cấp uỷ cấp trên cần sát cơ sở, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chi uỷ, chi bộ thực hiện theo đúng phương châm, nguyên tắc, thủ tục, và kịp thời uốn nắn sai xót.

Cơng tác phát triển đảng viên là q trình gồm nhiều khâu, nhiều bước có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc, tác động lẫn nhau, vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của nhau. Đồng thời, mỗi khâu, mỗi bước trong q trình đó cũng có vị trí, vai trị và tầm quan trọng khác nhau. Do đó khi tiến hành phát triển đảng viên phải quán triệt các quan điểm, phương châm của Đảng và phải thực hiện theo đúng những nguyên tắc, quy định của Điều lệ Đảng, các hướng dẫn của tổ chức đảng cấp trên và phải được thực hiện nghiêm túc ngay từ bước đầu tiên là phát hiện nguồn cho đến các khâu, bước cuối cùng là cơng nhận đảng viên chính thức.

Đây là quá trình lựa chọn, xem xét đưa quần chúng ưu tú trong phong trào hành động cách mạng đứng vào hàng ngũ của Đảng. Vì vậy, cần được

tiến hành theo một trình tự thực sự khoa học. Thực hiện tốt q trình này, địi hỏi mỗi tổ chức đảng phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác phát triển đảng viên với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành tham gia phát triển đảng viên. Trong công tác phát triển đảng viên phải chú ý bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn, tư cách của người đảng viên; xây dựng cơ cấu đảng viên phù hợp, bổ sung vào hàng ngũ của Đảng những lực lượng ưu tú có trình độ, nổi bật từ các phong trào của doanh nghiệp. Công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước cần được tiến hành theo các bước, quy trình khoa học, chất lượng:

Thứ nhất, tạo nguồn phát triển đảng viên. Đây là khâu, bước đầu tiên

quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác phát triển đảng viên. Những quần chúng ưu tú có lịng trung thành với Đảng, ủng hộ công cuộc đổi mới, gương mẫu, đi đầu trong lao động sản xuất, công tác chỉ có thể xuất hiện thơng qua phong trào của quần chúng ở cơ sở. Do đó, để làm tốt khâu tạo nguồn, cần gắn công tác phát triển đảng viên với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, phát hiện, lựa chọn và đưa những quần chúng ưu tú trong lao động, sản xuất và công tác vào nguồn phát triển đảng viên.

Trên cơ sở phát hiện, giới thiệu của đảng viên, cấp uỷ chi bộ và các đồn thể nhân dân, tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định việc đưa quần chúng vào nguồn phát triển Đảng. Để thực hiện tốt khâu phát hiện, tạo nguồn, cấp uỷ phải phân công cấp uỷ viên định kỳ làm việc với các đoàn thể nhân dân ở doanh nghiệp, nhất là với Đoàn thanh niên, để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các đồn thể nhân dân và nắm bắt q trình phấn đấu, rèn luyện của quần chúng. Thực tiễn hiện nay, khi lựa chọn nguồn phát triển đảng cần chú ý ba vấn đề cơ bản là: động cơ phấn đấu vào Đảng, khả năng lãnh đạo quần chúng và lý lịch phải rõ ràng. Động cơ phấn đấu vào Đảng của quần chúng phải là kết quả của quá trình thực sự tự thân giác ngộ mục đích, lý tưởng của

Đảng kết hợp với ý thức tự nguyện, tự giác phấn đấu của quần chúng và trách nhiệm cao đối với sự nghiệp đổi mới của Đảng chứ không phải là ham muốn nhất thời, tính tốn cá nhân. Đây là vấn đề rất khó nhận diện, địi hỏi cấp uỷ và đảng viên được phân công theo dõi giới thiệu phải dày công theo dõi, nắm bắt. Khả năng lãnh đạo của người vào Đảng là năng lực tổ chức, đoàn kết, giáo dục, vận động quần chúng, đề xuất biện pháp và vận động quần chúng thực hiện. Người xin vào Đảng phải có lý lịch rõ ràng, đây vừa là nguyên tắc tổ chức vừa là thực hiện nguyên tắc bảo vệ Đảng. Cấp uỷ có trách nhiệm làm rõ và chịu trách nhiệm trước Đảng về lịch sử người vào Đảng; những vấn đề chưa rõ ràng phải kiên quyết thẩm tra, xác minh và kết luận.

Thứ hai, tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, bồi dưỡng, rèn luyện nguồn

phát triển đảng viên. Nội dung giáo dục, rèn luyện phải toàn diện cả về phẩm chất chính trị tư tưởng, về phẩm chất đạo đức, lối sống và cả về trình độ kiến thức và năng lực, trong đó cần coi trọng giáo dục, rèn luyện về đạo đức lối sống. Phương pháp cơ bản để rèn luyện, giáo dục quần chúng là thuyết phục, động viên quần chúng tự nguyện, tự giác rèn luyện phấn đấu theo tiêu chuẩn đảng viên. Đồng thời, thông qua phong trào hành động cách mạng, thông qua lao động, sản xuất, công tác và bằng việc thuyết phục, vận động, nêu gương, đấu tranh tự phê bình và phê bình trong các đồn thể nhân dân để nâng dần trình độ giác ngộ của quần chúng từ thấp đến cao. Từ tán thành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đến ủng hộ, đấu tranh, thực hiên đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và tự nguyện, tự giác rèn luyện, phấn đấu vào Đảng.

Bên cạnh việc tiến hành giáo dục, rèn luyện quần chúng thông qua thực tiễn phong trào hành động cách mạng ở cơ sở, các tổ chức đảng, cấp uỷ tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú. Qua các lớp bồi dưỡng này, quần chúng ưu tú có điều kiện được tìm hiểu về Đảng một cách có hệ thống, nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình và nhiệm vụ

chính trị của doanh nghiệp của địa phương nơi doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn, hiểu rõ, đúng về tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành đảng viên và nhiệm vụ của người đảng viên. Trên cơ sở đó, quần chúng có điều kiện để phân tích, so sánh, tự soi xét bản thân và tự giác, tự nguyện phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng trong thời gian tới.

Đây chính là q trình tự nguyện, tự giác phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng thông qua hoat động thực tiễn kết hợp với tự nguyện học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng tầm nhận thức thơng qua học tập lý luận. Qua đó, quần chúng ưu tú tự giác, hình thành động cơ, mục đích phấn đấu vào Đảng, nâng dần trình độ giác ngộ về Đảng của bản thân, từ đó tự nguyện viết đơn xin vào Đảng.

Thứ ba, tiếp tục bồi dưỡng, thử thách qua thực tiễn, giao nhiệm vụ cho

quần chúng ưu tú và tiến hành các thủ tục để kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng. Yêu cầu của các khâu, các bước tiến hành các thủ tục này là phải được thực hiện chặt chẽ, tuần tự và đúng nguyên tắc theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của tổ chức đảng cấp trên. Chi bộ kết nạp đảng viên là chi bộ địa phương nơi doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn.

Thứ tư, tiếp tục bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện đảng viên được kết nạp

và cơng nhận đảng viên chính thức. Đây là vấn đề mà đảng viên, các cấp uỷ, nhất là ở chi bộ cần chú ý. Bởi thực tiễn công tác phát triển đảng cho thấy, một số chi bộ do thiếu thường xuyên quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, thử thách đảng viên sau kết nạp, còn đảng viên dự bị thì thiếu ý thức tự tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện dẫn đến vi phạm nguyên tắc sinh hoạt đảng, khơng được cơng nhận đảng viên chính thức. Số đảng viên khơng được cơng nhận chính thức tuy chiếm tỷ lệ rất thấp, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quần chúng đang phấn đấu vào Đảng và uy tín của Đảng.

Để thực hiện quy trình phát triển đảng viên như trên, mỗi tổ chức đảng, mỗi cấp uỷ, đảng viên được phân công nhiệm vụ phát triển đảng trong từng doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể nhân dân cần phải nâng cao trách nhiệm

trong lãnh đạo, chỉ đạo, thưc hiện, có kế hoạch cụ thể, phù hợp. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, gắn công tác phát triển đảng viên với cơng tác xây dựng Đảng nói chung, với thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp và với việc phát huy dân chủ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các đồn thể nhân dân.

Sau khi có ba đảng viên là cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp được cấp uỷ cấp trên cơng nhận là đảng viên chính thức, cấp uỷ cấp trên ra quyết định thành lập chi bộ. Việc ra quyết định thành lập chi bộ doanh nghiệp do đảng uỷ xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp đóng trên địa bàn; chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở.

Một phần của tài liệu xây dựng và củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh thanh hóa giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w