Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, các chủ doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng và củng cố tổ

Một phần của tài liệu xây dựng và củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh thanh hóa giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 87)

doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng và củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước ở tỉnh Thanh Hố

Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ chính quyền về vai trị, tầm quan trọng của việc xây dựng và củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp

ngoài nhà nước là một trong những giải pháp quan trọng nhất để xây dựng và củng cố các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trong tình hình hiện nay.

- Bản thân mỗi cấp uỷ, chính quyền phải có kế hoạch, chương trình để tự nâng cao nhận thức; mỗi đồng chí cấp uỷ viên, mỗi cán bộ làm công tác đảng, đồn thể, phải nghiên cứu, tìm hiểu và phải được quán triệt sâu sắc về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Đảng, các quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước; về tầm quan trọng của việc xây dựng và củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trong giai đoàn hiện nay.

Xuất phát từ vai trị, vị trí của Đảng cầm quyền trong điều kiện mới, về quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh nên phải có sự lãnh đạo của Đảng mà hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở chính là các đảng bộ, chi bộ trong từng doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước có vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của của tỉnh Thanh Hố nói riêng. Cùng với sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tổ chức đảng, đoàn thể phải được thành lập để tập hợp công nhân lao động, giáo dục, nâng cao nhận thức về chính trị và nghề nghiệp, góp phần vào q trình phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước hết, các cấp uỷ, chính quyền các cấp phải quán triệt thật tốt Kết luận số 80-KL/TW ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X), tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) trong tình hình mới “Về tăng cường cơng tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân (gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân) và doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi” và Kết luận số 64-KL/TW ngày 9/02/2010 của Ban Bí thư (Khố X) về kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết số 14- NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương (Khoá IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các đồn thể, đảng viên và chủ doanh nghiệp về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước phải bằng việc làm và phải có mơ hình cụ thể, bằng hoạt động có hiệu quả của tổ chức đảng, các đồn thể quần chúng trong doanh nghiệp. Tuyên truyền, giáo dục đảng viên, người lao động và các thành viên trong doanh nghiệp hiểu rõ và chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của doanh nghiệp; phát huy truyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm của cơng dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh; động viên người lao động tích cực học tập, khơng ngừng nâng cao trình độ về chun mơn, nghiệp vụ; xây dựng tinh thần đoàn kết, hợp tác, tương trợ giữa các thành viên trong doanh nghiệp, từng bước nâng cao giác ngộ giai cấp, lý tưởng xã hội chủ nghĩa của người lao động.

- Cần làm cho các cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở, cán bộ, đảng viên, chủ doanh nghiệp và nhân dân nắm vững về chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, từ đó xố bỏ mặc cảm và phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; khuyến khích ý chí làm giàu, ý chí kinh doanh và tinh thần lập nghiệp bằng con đường sản xuất kinh doanh trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong giới trẻ, từ đó mạnh dạn đầu tư phát triển doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Vấn đề quan trọng hàng đầu là các cấp uỷ đảng, chính quyền và

đồn thể các cấp phải tăng cường cơng tác tun truyền, vận động, thuyết phục đối với chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài, làm cho chủ doanh nghiệp hiểu rõ, hiểu đúng về vai trị, vị trí, tác dụng của tổ chức đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp. Việc thành lập tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp là làm cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh, đúng hướng, có hiệu quả; đảm bảo lợi ích chính đáng của chủ doanh nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Căn cứ theo các Quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì tổ chức đảng ở đây khơng lãnh đạo tồn diện như trong các doanh nghiệp nhà nước. Đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước là hạt nhân chính trị lãnh đạo đảng viên, người lao động và tuyên truyền, vận động chủ doanh nghiệp, các thành viên hội đồng quản trị và ban giám đốc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở doanh nghiệp; bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động, chủ doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, nhà nước chiếm giữ dưới 50% vốn điều lệ, tổ chức đảng trong doanh nghiệp hoạt động theo Quy định số 288-QĐ/TW ngày 8/2/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khố X). Chức năng nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng đã có sự thay đổi. Để nhận thức đúng về vị trí, vai trị của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, nhà nước chiếm giữ dưới 50% vốn điều lệ, trước hết cần nhận thức rõ sự biến đổi về tính chất lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng, về đội ngũ cơng nhân và các tổ chức chính trị- xã hội.

Trước khi cổ phần hố, hoặc doanh nghiệp có vốn của nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ, Đại hội đảng cơ sở, đảng uỷ (hoặc chi uỷ) lãnh đạo tồn diện mọi vấn đề của doanh nghiệp, thì sau khi cổ phần hoá mọi hoạt động trong các cơng ty cổ phần có vốn của Nhà nước là đại hội cổ đông, hội

đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc… có tồn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động chỉ chịu sự chi phối, ràng buộc của hệ thống pháp luật của Nhà nước. Đảng uỷ ( hoặc chi uỷ), căn cứ vào điều lệ, các quy chế, quy định của doanh nghiệp, cấp uỷ thông qua cán bộ, đảng viên, nhất là những đảng viên được uỷ quyền quản lý phần vốn của Nhà nước và các đảng viên trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp để nắm tình hình, chủ động tham gia với hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), tổng giám đốc (giám đốc) trong việc xây dựng nghị quyết về chiến lược đầu tư, phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Về công tác cán bộ, trước đây khi muốn đề bạt cán bộ, giám đốc doanh nghiệp đề xuất với đảng uỷ; đảng uỷ sau khi bàn bạc, thống nhất ra nghị quyết thì uỷ nhiệm giám đốc ra quyết định thực hiện. Sau khi cổ phần hố thì ngược lại. Cấp uỷ chủ động tham gia ý kiến với hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), tổng giám đốc (giám đốc) về chủ trương sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, chế độ, chính sách cán bộ; đề xuất, kiến nghị với cấp trên về người đại diện phần vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp; chủ động giới thiệu những cán bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực, đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đưa vào quy hoạch, tham gia bộ máy lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp; đề xuất với hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), tổng giám đốc (giám đốc) trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và lãnh đạo đảng viên, người lao động tích cực học tập, khơng ngừng nâng cao trình độ về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Đối với người lao động, đội ngũ công nhân trước đây là người làm công ăn lương cho Nhà nước, sau cổ phần hố là người làm cơng ăn lương cho chủ doanh nghiệp. Trước đây làm công ăn lương cho Nhà nước nên thu nhập tương đối ổn định, lỗ hay lãi đều do Nhà nước bao cấp tồn bộ dẫn đến

tình trạng là một bộ phận cơng nhân có tư tưởng trơng chờ, ỷ lại; một số cán bộ thối hố, biến chất vơ trách nhiệm, quan liêu, tham nhũng. Sau khi cổ phần hố hiện tượng này có giảm đi nhưng lại xuất hiện vấn đề mới, đó là: thu nhập, đời sống của đảng viên, người lao động do hội đồng quản trị, giám đốc quyết định. Những quyết định do hội đồng quản trị, giám đốc đưa ra hoàn toàn lệ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp trả lương cho công nhân dưới mức lương tối thiểu; các chế độ về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế bị vi phạm...

Mặt khác sau khi cổ phần hố, thu nhập giữa cơng nhân có cổ phần với cơng nhân khơng có cổ phần; cơng nhân tham gia mua cổ phiếu với cơng nhân khơng có khả năng mua cổ phiếu có sự khác biệt lớn, dẫn đến sự phân hố giàu nghèo. Mối quan hệ giữa các công nhân với nhau là mối quan hệ giữa công nhân làm thuê với cơng nhân ơng chủ. Sự gắn bó giữa các cơng nhân với chủ doanh nghiệp cũng ở từng mức độ khác nhau. Đối với công nhân không đủ sức mua cổ phần, nghĩa là khơng phải là chủ sở hữu thì họ là người làm công ăn lương, cịn với cơng nhân mua được cổ phiếu là họ có lợi nhuận, đồng nghĩa với họ là bạn hoặc là chủ doanh nghiệp. Theo quy luật, giữa chủ sở hữu và người làm thuê bao giờ cũng có mâu thuẫn với nhau, do quyền lợi khác nhau.

Đối với các đồn thể chính trị -xã hội đều chịu sự lãnh đạo của tổ chức đảng. Tuy nhiên, sau khi cổ phần hoá các tổ chức này cũng bị chi phối do lợi ích, thu nhập, cơng ăn việc làm nên đồn viên, hội viên có biểu hiện thờ ơ với tổ chức của mình, chỉ quan tâm tới việc làm và thu nhập. Thực tế đã diễn ra khi lợi ích của cơng nhân bị xâm phạm, công nhân đứng lên bảo vệ quyền lợi nhưng khơng thấy vai trị của tổ chức cơng đồn.

Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần nắm vững những chuyển biến nêu trên để có bước đi và giải pháp phù hợp với thực tiễn. Khi mà chủ doanh nghiệp hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, vị trí của tổ chức đảng, đồn thể trong các

doanh nghiệp là lợi ích của họ khơng bị xâm hại, mà có tổ chức đảng thì lợi ích của doanh nghiệp và người lao động được bảo vệ thì việc xây dựng và củng các tổ chức đảng đoàn thể trong doanh nghiệp sẽ rất thuận lợi.

Một phần của tài liệu xây dựng và củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh thanh hóa giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w