Thực trạng phương pháp đánhgiá và người tham gia đánhgiá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại ngân hàng TMCP công thương bình thuận (Trang 42 - 44)

2.2 Thực trạng công tác đánhgiá thực hiện công việc của nhân viên tại Vietinbank

2.2.3 Thực trạng phương pháp đánhgiá và người tham gia đánhgiá

Trong một tổ chức, việc lựa chọn phương pháp đánh giá thực hiện cơng việc phù hợp có vai trị rất quan trọng để giúp nhân viên có cái nhìn đúng về khả năng làm việc và tìm cách cải thiện để nâng cao hiệu quả làm việc, góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh chung.

Hiện tại Vietinbank Bình Thuận đang sử dụng phương pháp đánh giá theo chỉ số hiệu suất cốt yếu KPIs, đã đánh giá được tốt hơn về kết quả thực hiện công việc của nhân viên so với cách đánh giá trước đây chỉ dựa vào ý kiến nhận xét của

cản bộ quản lý. Tuy nhiên, phương pháp đánh và các đối tượng tham gia đánh giá vẫn còn một số bất cập thể hiện ở kết quả khảo sát tại Bảng 2.6:

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về phương pháp đánh giá và người tham gia đánh giá

Nội dung khảo sát

Kết quả Trung

bình 1 2 3 4 5

III. Phương pháp đánh giá và Người tham gia đánh giá

13. Phương pháp đánh giá hiện tại phản ánh chính xác, đầy đủ các thơng tin về kết quả thực hiện công việc của Anh/Chị

3.55 12.9% 14.1% 8.2% 25.9% 32.9%

14. Phương pháp đánh giá luôn được cải tiến và phù hợp với công việc thực tế từng thời kỳ

3.44 8.2% 21.2% 10.6% 29.4% 24.7% 15. Cán bộ quản lý có đầy

đủ thông tin để đánh giá kết quả thực hiện công việc của Anh/Chị

1.88 41.2% 29.4% 17.6% 5.9% 0.0% 16. Thời gian định kỳ thực

hiện đánh giá kết quả công việc cho Anh/Chị 1 quý/1 lần là phù hợp

1.81 44.7% 30.6% 11.8% 5.9% 1.2% 17. Theo Anh /Chị, khách

hàng nên tham gia vào hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc của Anh/Chị

2.38 23.5% 34.1% 16.5% 17.6% 2.4% 18. Nên có sự đánh giá của

đồng nghiệp về kết quả thực hiện công việc của Anh/Chị

2.33 29.4% 32.9% 11.8% 11.8% 8.2% (Nguồn: Kết quả khảo sát, Phụ lục 02)

Theo kết quả khảo sát tại Bảng 2.6, vẫn còn khá nhiều nhân viên cho rằng

phương pháp đánh giá hiện tại chưa phản ánh chính xác về kết quả thực hiện cơng việc (58.8%) cùng với đó là 54.1% nhân viên được khảo sát cho biết phương pháp đánh giá chưa được cải tiến cho phù hợp với cơng việc thực tế từng thời kỳ, vì vậy

hiệu quả đánh giá chưa cao, nhân viên sẽ không biết được năng lực thực sự để thực hiện công việc tốt hơn.

Về thành phần tham gia đánh giá thì dựa vào bảng tiêu chí đặt ra, kết hợp với kế hoạch giao đầu kỳ, nhân viên tự đánh giá chấm điểm phần trăm hoàn thành thực tế so với kế hoạch , sau đó, cán bộ quản lý trực tiếp đánh giá vào cột tiếp theo và chuyển Giám đốc duyệt kết quả cuối cùng. Như vậy, thực tế đối tượng tham gia đánh giá gồm nhân viên, cán bộ quản lý trực tiếp và thànhviên Ban giám đốc nên kết quả đánh giá chưa thật sự khách quan. Do đó, cần phải có sự tham gia đánh giá của đồng nghiệp về năng lực và tinh thần làm việc tập thể, 62.4% nhân viên được khảo sát đồng ý với điều này. Còn thời gian đánh giá định kỳ 1 quý/lần là phù hợp để nhân viên nhận thấy được sự thay đổi so với kỳ đánh giá trước để có hướng cải thiện cơng việc.

Bên cạnh đó, do ngân hàng là ngành kinh doanh dịch vụ nên sự đánh giá của khách hàng là rất cần thiết để tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác, theo kết quả khảo sát tại Bảng 2.6 có 57.6% nhân viên đồng ý với việc nên có khách hàng tham gia vào hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại ngân hàng TMCP công thương bình thuận (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)