2.3. Phân tích thực trạng đào tạo nhân viên bằng phương phápE-Learning tại BIDV
2.3.1. Kết quả khảo sát về đào tạo nhân viên bằng phương phápE-Learning tạ
Mẫu nghiên cứu:
Đối tượng khảo sát: là các nhân viên làm việc tại BIDV đã được tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning, mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất.
Kích thước mẫu: Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì cần thu thập bộ dữ liệu ít nhất 5 lần số biến quan sát. Trong nghiên cứu này có 26 biến quan sát, vậy cỡ mẫu tối thiểu phải có là 130. Để đảm bảo cỡ mẫu này tác giả quyết định phát đi 300 bảng câu hỏi.
Tác giả phát đi 300 bảng câu hỏi, thu về 290 bảng, sau khi loại đi những bảng khơng hợp lệ cuối cùng có được 277 bảng.
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS Version 20.0 cụ thể như sau: Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha: Để tính Cronbach’s Alpha cho một thang đo, yêu cầu tối thiểu phải gồm 3 biến đo lường, hệ số này biến thiên trong khoảng [0,1]. Các quan sát có hệ số tương quan biến-tổng <0,3 sẽ bị loại. Thang đo có độ tin cậy tốt khi biến thiên trong khoảng [0,70-0,80].
Theo Hoàng Trọng (1978) và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Còn theo Nunnally & Burnstein (1994) nếu thang đo đạt hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên. Sau khi kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha tác giả tiếp tục tiến hành phân tích EFA.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA): là kỹ thuật sử dụng để rút gọn một tập biến quan sát thành một tập biến quan sát nhỏ hơn và có ý nghĩa hơn. Tiêu chuẩn khi phân tích EFA gồm hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) nằm trong [0,5-1,0] thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Barllet về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể, kiểm định có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa sig ≤ 0,05 thì các biến có tương quan với nhau trong tổng thể (Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥ 0,3 được xem đạt mức tối thiểu, ≥ 0,4 được xem là quan trọng và ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực
tiễn (Hair & ctg, 1988); với cỡ mẫu khoảng trên 100 và dưới 350 nên lựa chọn tiêu chuẩn Factor Loading ≥ 0,55. Do đó, các biến quan sát sau khi kiểm định có hệ số tải nhân tố Factor Loading ≤ 0,5 sẽ bị loại. Ngoài ra, tiêu chuẩn về điểm dừng khi trích các yếu tố có hệ số Eigenvalue phải có giá trị ≥1 (Gerbing và Anderson, 1998). Và cuối cùng, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003).
Thống kê mô tả: sau khi tiến hành các kiểm định trên, tác giả thực hiện thống kê mơ tả, tính giá trị trung bình của các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV.
Kết quả phân tích Crombach’s Alpha (chi tiết ở phụ lục 5)
Bảng 2.6: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV
Tên yếu tố Cronbach’s Alpha
Giảng viên 0,849
Tương tác 0,614
Chương trình đào tạo 0,818 Thái độ người học 0,853 Giao diện của hệ thống 0,820
Công nghệ 0,855
Sự hài lòng của người học 0,818
(Nguồn: kết quả xử lý số liệu của tác giả)
Qua kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, độ tin cậy của các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép (>0.6), do đó tất cả các thang đo đều được sử dụng trong bước phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo. Các thang đo bao gồm: giảng viên, tương tác, chương trình đào tạo, thái độ người học, công nghệ, giao diện của hệ thống.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) (chi tiết ở phụ lục 6)
Tiến hành phân tích với 26 biến quan sát. Kết quả phân tích cuối cùng thỏa các điều kiện: KMO=0,867 > 0,5. Mức ý nghĩa của kiểm định Barlett’s test là 0,000 hay các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện trong phân tích nhân tố; chênh lệch hệ số tải nhân tố của một biến quan sát lớn > 0,30. Kết quả cho thấy thang đo có giá trị với 26 biến quan sát.
Qua kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết quả cho thấy, các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV bao gồm: giảng viên, tương tác, công nghệ, giao diện của hệ thống, thái độ người học, chương trình đào tạo. Số biến quan sát là 26 (Chi tiết ở phụ lục 6).
Kết quả thống kê mô tả giá trị trung bình các thành phần của đào tạo bằng phương pháp E-Learning ảnh hưởng đến sự hài lòng tại BIDV:
Bảng 2.7: Tổng hợp đánh giá các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV
Tên yếu tố Trung bình
Giảng viên 3,302527
Tương tác 3,281588
Chương trình đào tạo 3,320096 Thái độ người học 3,462094 Giao diện của hệ thống 3,018051
Công nghệ 3,150722
(Nguồn: kết quả xử lý số liệu của tác giả)
Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning ảnh hưởng đến sự hài lòng tại BIDV là: giảng viên, tương tác, chương trình đào tạo, giao diện của hệ thống và công nghệ đều được đánh giá ở
thái độ người học được đánh giá cao; cịn các yếu tố cơng nghệ, giao diện của hệ thống và tương tác chưa được đánh giá cao (Chi tiết ở phụ lục 7).