Thực trạng yếu tố giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng phương pháp e learning nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) đến năm 2020 (Trang 38 - 42)

2.3. Phân tích thực trạng đào tạo nhân viên bằng phương phápE-Learning tại BIDV

2.3.2.1. Thực trạng yếu tố giảng viên

Bảng 2.8: Số lượng giảng viên tham gia đào tạo nhân viên tại BIDV

Đơn vị: người

SỐ LƯỢNG Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giảng viên kiêm chức 146 134 141 Giảng viên chuyên

trách 3 3 4

(Nguồn: Phòng nhân sự BIDV) Tính đến ngày 31/12/2015, BIDV có 145 giảng viên thực hiện đào tạo cho nguồn nhân viên của BIDV (chi tiết ở bảng 2.8). Trước khi bắt đầu thực hiện đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV, lãnh đạo BIDV đã phối hợp với đối tác phát triển đào tạo bằng phương pháp E-Learning (Công ty Cổ phần Đào tạo Quản lý Trực tuyến OMT) xây dựng và tổ chức khóa học “Kỹ năng cho giảng viên giảng dạy bằng phương pháp E-Learning” cho những giảng viên của BIDV. Công ty này đã tổ chức 3 khóa học trực tiếp trên lớp, mỗi khóa 25 học viên. Đối tượng đào tạo là giảng viên đã và đang giảng dạy trực tiếp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV. Với mục tiêu của khóa đào tạo nhằm giúp giảng viên:

 Hiểu được các quan điểm về đào tạo bằng phương pháp E-Learning.

 Biết cách thiết kế khóa học bằng phương pháp E-Learning phù hợp.

 Xây dựng được các hoạt động trong khóa học bằng phương pháp E-Learning

 Biết cách đánh giá, thức đẩy người học trong khóa học bằng phương pháp E-Learning

 Biết các chức năng, tính năng của Hệ thống Elearning của BIDV

Đến năm 2015, sau 5 năm thực hiện đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV thì tình trạng giảng viên thực hiện đào tạo được đánh giá là có trình độ cao về chuyên môn. Đến cuối năm 2015 theo số liệu phịng nhân sự BIDV, thì có 55% giảng viên trình độ đại học, 40% giảng viên trình độ thạc sĩ hoặc bằng cấp tương đương, và có 5% giảng viên có trình độ trên thạc sĩ. Với đội ngũ giảng viên có đủ năng lực, kiến thức chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm để truyền đạt đến người học (nhân viên BIDV) là một lợi thế lớn để BIDV đảm bảo chất lượng đầu ra của các chương trình đào tạo. Và theo kết quả khảo sát của tác giả thì giảng viên tham gia đào tạo tại BIDV được đánh giá là có kiến thức chun mơn sâu nghiệp vụ ngân hàng cao (3,98). Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề:

Thứ nhất, giảng viên tham gia đào tạo tại BIDV còn thiếu kinh nghiệm kỹ năng sư phạm. Theo báo cáo từ phòng nhân sự BIDV, tính đến 31/12/205 trong tổng số 145 giảng viên chỉ có 42 giảng viên tham gia đào tạo tại BIDV đã có chứng chỉ đào tạo kỹ năng sư phạm (khoảng 29%). Giảng viên dù có chun mơn sâu, nhiều kiến thức kinh nghiệm thực tế trong công việc nhưng thiếu kỹ năng sư phạm sẽ gây trở ngại rất lớn đối với giảng viên trong quá trình truyền tải kiến thức. Việc sử dụng những giảng viên thiếu kỹ năng sư phạm trong đào tạo sẽ làm cho người học khó tiếp thu kiến thức, tệ hơn là tiếp thu sai kiến thức được truyền đạt.

Thứ hai, tỷ lệ giảng viên kiêm chức (GVKC) tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning chưa cao. GVKC ở BIDV phải hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn như:

là lãnh đạo từ Phó trưởng phịng và tương đương trở lên, có trình độ từ đại học trở lên; có khả năng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và khả năng truyền đạt trong lĩnh vực tham gia giảng dạy; có thời gian cơng tác tại BIDV tối thiểu 5 năm. Đây là đội ngũ nhân viên có nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực chuyên mơn

bồi dưỡng của BIDV. Theo bảng 2.9 thì tỷ lệ GVKC tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning cịn rất ít, chỉ có 33% GVKC là tham gia vào phương pháp đào tạo này, trong khi các giảng viên này luôn nhận được sự đánh giá rất tốt từ phía người học do có nhiều kinh nghiệm tác nghiệp thực tế và có nhiều chia sẽ hữu ích. Và vì chưa tận dụng hết khả năng đội ngũ GVKC mà BIDV có, dẫn đến một số khóa học thiếu giảng viên đảm nhiệm, hoặc được đảm nhiệm bởi giảng viên mới chưa có kinh nghiệm nhiều.

Bảng 2.9: Tỷ lệ lượng giảng viên kiêm chức tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV

Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng sô giảng viên kiêm chức (GVKC)

(người) 146 134 141

GVKC tham gia đào tạo bằng phương

phápE-Learning (người) 29 36 47 Tỷ lệ GVKC tham gia đào tạo bằng

phương pháp E-Learning 20% 27% 33% (Nguồn: Trường đào tạo BIDV)

Thứ ba, giảng viên tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning ít dành thời gian hỗ trợ người học. Đội ngũ giảng viên chủ yếu là giảng viên kiêm chức,

những giảng viên này vừa làm công việc tại các chi nhánh, vừa tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning nên thời gian dành ra hỗ trợ người học có phần hạn chế. Theo bảng 2.09 có thể thấy số lượng giảng viên tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning tăng khoản 60%, số lượng giảng viên tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning có hỗ trợ cho người học chỉ tăng 25%, và số giờ mỗi giảng viên tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning dành để hỗ trợ người học chỉ tăng khoản 25%. Trong khi theo báo cáo tình hình đào tạo bằng phương pháp E-Learning của phòng nhân sự BIDV (theo bảng 2.10), người tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning tăng khoản 40% từ 5.620 người (2013) lên 7.880 người (2015), số lớp đào tạo tăng khoản 60% từ 22 lớp (2013) lên 35 lớp (2015). Hiện tại giảng viên chỉ giải đáp thắc mắc, hỗ trợ cho nhân viên tham gia đào tạo bằng

phương pháp E-Learning chỉ qua hình thức trao đổi email, cho nên từ những số liệu trên ta có thể tính được thời gian đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning dành cho mỗi người học trong một tháng như sau: 4,1 phút (2013); 4,6 phút (2015). Qua đó có thể thấy giảng viên cịn thiếu sự nhiệt tình trong việc hỗ trợ nhân viên hồn thành khóa đào tạo bằng phương pháp E-Learning.

Bảng 2.10: Tình hình đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV 2013 - 2015

Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lớp đào tạo bằng phương pháp

E-Learning (lớp) 22 41 35 Số nhân viên tham gia đào tạo bằng

phương pháp E-Learning (người) 5.620 6.027 7.879 (Nguồn: Trường đào tạo BIDV)

Bảng 2.11: Tình hình giảng viên tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning hỗ trợ người học tại BIDV qua các năm 2013 - 2015

Nội dung Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng số giảng viên tham gia đào tạo bằng phương

pháp E-Learning 32 39 51 Số lượng giảng viên tham gia đào tạo bằng phương

pháp E-Learning có hỗ trợ người học (người) 16 19 20 Tỷ lệ % tham gia hỗ trợ người học 50% 49% 39% Thời gian mỗi giảng viên hỗ trợ (giờ/tháng) 24 27 30 (Nguồn: Trường đào tạo BIDV)

Cuối cùng, giảng viên còn thiếu sự sáng tạo và đa dạng cách thức giảng dạy, kiểm tra trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning. Hiện tại ở BIDV, cách thức

giảng dạy trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning sử dụng song song 2 hình thức video và slide. Tuy nhiên video ở đây chỉ là hình ảnh giảng viên ghi hình, có rất

ít hình thực tế về nội dung khóa học, trong khi người học cần các hình ảnh minh họa về khóa học cho dễ hiểu hơn là người hình ảnh giảng viên được ghi hình thiếu sinh động. Cho nên người học chủ yếu xem slide và tài liệu là chính. Vì thế phương pháp truyền tải kiến thức thiếu sự đa dạng, sẽ hạn chế khả năng tiếp thụ của người học.

Hiện nay có 2 hình thức kiểm tra khi kết thúc khóa học hay môn học là: trắc nghiệm và tự luận (viết luận) hoặc là kết hợp cả 2 hình thức này. Tại BIDV thì cách thức kiểm tra cuối khóa học cho hình thức đào tạo bằng phương pháp E-Learning chỉ là dạng câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm E-Learning. Việc sử dụng hình thức trắc nghiệm cho kiểm tra cuối khóa đào tạo sẽ thuận lợi cho việc chấm điểm bài làm của người học, tuy nhiên người học sẽ chọn đáp án theo cảm tính cho những câu khơng biết, hoặc rất dễ để sao chép giữa những người học với nhau. Bên cạnh đó, những khóa học chuyên sâu về nghiệp vụ nếu chỉ có hình thức trắc nghiệm sẽ chưa đủ để đánh giá kết quả đào tạo của nhân viên BIDV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng phương pháp e learning nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) đến năm 2020 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)