Qua phân tích thực trạng hoạt động đào tạo nhân viên bằng phương pháp E-Learning tại BIDV, tác giả nhận thấy hoạt đống đào tạo bằng phương pháp E-Learning có một số ưu điểm và một số tồn tại như sau:
2.4.1. Về giảng viên
Mặt làm tốt:
- Có đội ngũ giảng viên thực hiện đào tạo trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm.
- Giảng viên thực hiện đào tạo bằng phương pháp E-Learning hầu hết được tham gia đào tạo qua lớp “Kỹ năng cho giảng viên giảng dạy bằng phương pháp E-Learning”.
Mặt tồn tại:
- Tỷ lệ Giảng viên kiêm chức có trình độ, nhiều kinh nghiệm thực tiễn chưa tham gia đào tạo nhiều.
- Đội ngũ giảng viên nhiều, nhưng tình trạng thiếu giảng viên cho khóa học đào tạo vẫn thường xuyên xuất hiện.
- Giảng viên chưa dành nhiều thời gian hỗ trợ người học. - Còn nhiều giảng viên chưa qua đào tạo kỹ năng sư phạm.
- Cách thức giảng dạy của đội ngũ giảng viên ít sáng tạo và thiếu phong phú. - Chưa có hoạt động đánh giá giảng viên định kỳ.
2.4.2. Về tương tác
Mặt làm tốt:
- Có hệ thống giao tiếp nội bộ (chat) trao đổi nhanh với bất cứ giảng viên, đồng nghiệp đang làm việc tại chi nhánh nào của BIDV.
- Có hộp thư điện tử (email) nhận giải đáp thông tin thắc mắc từ giảng viên, phòng đào tạo BIDV.
Mặt tồn tại:
- Tỷ lệ người học tương tác với giảng viên chỉ bằng 1/3 so với tổng số người học bằng phương pháp E-Learning tại BIDV. Và chỉ có 50% nhân viên tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning có tương tác với nhau. - Giải đáp thắc mắc qua hộp thư điện tử chậm (đến 48h).
- Người học gặp khó khăn trong việc tìm liên hệ giảng viên, người học khác thông qua hệ thống giao tiếp nội bộ của BIDV.
2.4.3. Về chương trình đào tạo
Mặt làm tốt:
- Khả năng áp dụng kiến thức qua đào tạo bằng phương pháp E-Learning vào công việc thực tế của nhân viên BIDV là hơn 77%.
- Tỷ lệ người học có kết quả kiểm tra cuối khóa từ khá trở lên trên 70%.
Mặt tồn tại:
- Nội dung đào tạo bằng phương pháp E-Learning hầu hết chỉ mới là các quy định, hướng dẫn, có ít khóa học đào tạo chun sâu (đào tạo theo vị trí). - Cơng tác tổ chức đào tạo bằng phương pháp E-Learning có những bất cập
- Chưa có các chương trình đào tạo bằng phương pháp E-Learning liên kết với các tổ chức quốc tế.
2.4.4. Về giao diện của hệ thống
Mặt làm tốt:
- Giao diện đơn giản từ diện mạo sử dụng ít màu sắc, đến cấu trúc website ít nhánh.
- Dễ dàng truy cập và tìm các khóa học.
Mặt tồn tại:
- Màu sắc đơn điệu, kém phần thu hút người học.
- Nội dung hướng dẫn và yêu cầu sau chi thi kết thúc khóa học chưa được thiết kế kèm trong nội dung khóa học (trước khi bắt đầu).
- Nội dung bằng chữ quá nhiều, thiếu sinh động bằng hình ảnh. - Thiếu sự nhất quán về kiểu chữ, kiểu biểu tượng và kiểu trình bày. - Chưa có sự hiển thị tối ưu trên mọi thiết bị.
2.4.5. Về công nghệ
Mặt làm tốt:
- BIDV sử dụng nền tảng công nghệ hiện tại, hệ điều hành OS/400 V5R4, đảm bảo lượng truy cập cùng lúc của toàn hệ thống.
- Phần mềm đào tạo bằng phương pháp E-Learning dược hỗ trợ xây dựng từ Công ty Cổ phần Đào tạo Quản lý Trực tuyến OMT (đạt chuẩn đo lường chất lượng VN QUACERT và chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008)
- Đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin hùng hậu gồm 400 nhân viên. - Liên kết với IBM đào tạo nhân viên công nghệ thông tin và nhận chuyển
giao công nghệ hiện đại.
- Hệ thống mạng sử dụng cáp quang doanh nghiệp gói tốt nhất từ ba nhà mạng lớn ở Việt Nam (Viettel, FPT và VNPT)
Mặt tồn tại:
- Đường truyền mạng thiếu ổn định.
- Thiếu các chức năng hỗ trợ người học trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning (Công cụ tương tác trực tiếp với giảng viên trên website, diễn đàn tích hợp trong phần mềm, cơng cụ đánh giá từng khóa học). - Sự cố phần mềm đào tạo bằng phương pháp E-Learning thường xảy ra. - Chưa có tài liệu hướng dẫn sử dụng hiệu quả phần mềm đào tạo bằng
phương pháp E-Learning.
2.4.6. Về thái độ người học
Mặt làm tốt:
- Độ tuổi lao động trẻ ở 30 tuổi trở xuống nhiều, trình độ lao động từ cao đẳng, đối tượng có nền tảng cơng nghệ, thuận tiện cho việc đào tạo bằng phương pháp E-Learning.
- Có đến 70% nhân viên BIDV có chứng chỉ tin học văn phòng (từ bằng A trở lên), điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng máy tính trong đào tạo.
Mặt tồn tại:
- Có khoảng 20% nhân viên có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên còn thiếu kỹ năng sử dụng máy tính trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning. - Có khoảng 30% nhân viên chưa có chứng chỉ tin học văn phịng.
Tóm tắt chương 2:
Trong chương 2, tác giả giới thiệu tổng qua về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, kết quả hoạt động trong 3 năm 2013 – 2015 và phân tích thực trạng hoạt động đào tạo nhân viên bằng phương pháp E-Learning tại BIDV. Tác giả đã dựa vào kết quả khảo sát, đánh giá thang đo các yếu tố đào tạo nhân viên bằng phương pháp E-Learning, đồng thời kết hợp với các dữ liệu thứ cấp, tiếp tục phân tích các yếu tố: giảng viên, tương tác, chương trình đào tạo, cơng nghệ, giao diện của hệ thống, thái độ người học. Từ đó xác định được các điểm tồn tại trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV. Trên cơ sở này, tác giả tiếp tục đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên ở BIDV đến năm 2020 ở chương 3.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP E-LEARNING NHẰM GIA TĂNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TẠI BIDV ĐẾN NĂM 2020.
Tại chương 2 tác giả đã đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo nhân viên bằng phương pháp E-Learning tại BIDV, đồng thời chỉ ra các ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này. Trong chương 3 này tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên tại BIDV đến năm 2020.