Nhóm giải pháp về yếu tố tương tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng phương pháp e learning nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) đến năm 2020 (Trang 82)

3.2. Một số giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng phương phápE-Learning

3.2.5. Nhóm giải pháp về yếu tố tương tác

Tương tác trong quá trình đào tạo sẽ giúp giảng viên nắm bắt được tình hình của người học và có sự hỗ trợ khi cần thiết, đảm bảo khóa đào tạo được hồn thành với kết quả tốt nhất; và đồng thời cũng giúp những người học chia sẽ kiến thức về đào tạo với nhau. BIDV tiếp tục tiếp nhận những thắc mắc từ nhân viên gửi đến hộp mail của phòng đào tạo. Tuy nhiên cần xây dựng các phương án hỗ trợ tương tác khác như:

Thứ nhất, tạo diễn đàn (Forum) phục vụ trao đổi học tập. Tại đây các nhân

viên tham gia đào tạo và giảng viên đào tạo có cơ hội tương tác, chia sẽ với nhau rất nhiều từ các vấn đề trong đào tạo cho đến các vấn đề thực tiễn trong công việc. Khơng chỉ mang lại lợi ích cho những nhân viên, giảng viên chủ động tương tác với nhau, và còn có giá trị gián tiếp cho những nhân viên ít chủ động tương tác với đồng nghiệp bằng việc xem lại những chủ đề, những câu hỏi đã được thảo luận trên diễn đàn. Cụ thể như sau:

- Diễn đàn sẽ là nơi để giảng viên đăng tải những câu hỏi và câu trả lời hay nhận được từ những nhân viên BIDV qua hộp mail của phòng đào tạo. Và cũng là nơi để chia sẽ những kinh nghiệm xử lý cơng việc thực tế có được từ những nhân viên, giảng viên kiêm chức có thành tích cơng tác tốt.

- Giảng viên dễ dàng chia sẽ phương pháp học tập qua đào tạo bằng phương pháp E-Learning trên diễn đàn, và nhận sự tương tác trực tiếp từ những người học.

- Các nhân viên BIDV có thể tạo những chủ đề liên quan trong đào tạo và cả những vấn đề trong công việc hàng ngày để thảo luận cùng đồng nghiệp. Thông qua sự tương tác trong từng chủ đề giúp cho các nhân viên hồn thành khóa đào tạo kết quả cao hơn, cũng như có nhiều kinh nghiệm hơn để hồn thành tốt cơng việc của mình.

- Diễn đàn cho phép nhân viên có thể đặt câu hỏi cho các giảng viên, nhận câu

trả lời từ giảng viên hoặc từ các bạn học viên khác.

Với mục tiêu đến năm 2018 có ít nhất 20 chủ đề được khởi tạo và hơn 200 bài đăng trên diễn đàn phục vụ việc đào tạo bằng phương pháp E-Learning. Theo

thời gian, có thể nói diễn đàn sẽ là kho báo kiến thức vô giá của tập thể BIDV. Rất nhiều thơng tin bổ ích được lưu giữ lại phục vụ cho tất cả nhân viên hiện tại và cả những nhân viên gia nhập đội ngũ này trong tương lại.

Hình 3.1: Hộp trao đổi trực tuyến hỗ trợ khách hàng trên phần mềm Maybanhang.net

(Nguồn: Công ty Cổ phần giải pháp EZ) Thứ hai, tạo hộp trao đổi trực tuyến. Hiện tại hầu hết các trang web đã có

chức năng này nhằm hỗ trợ khách hàng khi ghé thăm web của cơng ty như hình 3.1. Ngay khi vào web đã hộp chat trực tuyến hiện lên, ln có các nhân viên trực trên máy tính để hỗ trợ khi khách hàng cần. Trong môi trường online cạnh tranh khốc liệt ngày nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm tới việc hỗ trợ khách hàng trực tuyến, nên công cụ này rất quan trọng trong việc hỗ trợ người học bằng phương

cung cấp công vụ này, rất dễ hợp tác xây dựng với chi phí thấp. Theo cơng ty tư vấn Andersen, gần 62% người tiêu dùng online nói rằng họ sẽ mua nhiều hàng hóa hơn nếu được hỗ trợ trực tuyến. Điều đó chứng tỏ cơng cụ hỗ trợ trực tuyến mang đến sự hài lòng cao cho người dùng. Vì vậy khi có tiện ích này trên hệ thống đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV, các giảng viên sẽ hỗ trợ nhân viên học tập dễ dàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên để tận dụng tối đa tiện ích này thì cần phải có đội ngũ giảng viên trực tuyến hỗ trợ liên tục.

Cuối cùng, tổ chức hội thảo định kỳ hàng quý về đào tạo bằng phương pháp E-Learning. Hội thảo tập trung thảo luận về những thuận lợi và khó khăn trong quá

trình áp dụng hình thức đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV. Các giảng viên và người học chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và tham gia đào tạo từ đó đưa ra những phương pháp học tập hiệu quả trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning. Ngồi ra những thơng tin về đào tạo bằng phương pháp E-Learning được cung cấp tại hội thảo sẽ giúp cho các nhân viên BIDV hiểu hơn về phương pháp này, từ đó có cái nhìn tích cực hơn về hiệu quả phương pháp này mang lại trong đào tạo. Hội thảo về E-Learning cần được tổ chức định kỳ hàng quý, việc tổ chức liên tục sẽ giúp phịng đào tạo cập nhật thơng tin phản hồi từ người học và có giải pháp kịp thời để kết quả đào tạo bằng phương pháp E-Learning tốt nhất. Tạo điều kiện thuận lợi để có sự tương tác giữa giảng viên và người học, giữa những người học với nhau sẽ góp phần làm cho kết quả đào tạo đạt tốt nhất, gia tăng sự hài lòng của người học về đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV.

3.2.6. Nhóm giải pháp về yếu tố công nghệ

Công nghệ đã lựa chọn cho hệ thống đào tạo trực tuyến của BIDV là Moodle - đây là lựa chọn có chi phí và tính năng hợp lý. Bên cạnh những quan niệm về giao diện của hệ thống phải đẹp và bắt mắt thì yếu tố hàng đầu cần đặt ra đó là tính phù hợp và khả năng linh hoạt của hệ thống. Thực tế cho thấy, nhiều hệ thống E-Learning của nước ngoài rất đắt tiền, nếu mua sẽ là một khoản chi phí rất lớn nhưng vấn đề quan trọng là có phù hợp và hiệu quả với môi trường học tập, quản lý

và khai thác của các công ty Việt nam hay không? Do đó, BIDV quyết định phát triển theo từng bước thay vì lựa chọn ngay cơng nghệ đắt tiền thì đầu tư nguồn lực vào xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng khóa học, hỗ trợ tài chính cho giảng viên xây dựng và triển khai khóa học. Để hồn thiện hơn về cơng nghệ sử dụng cho đào tạo bằng phương pháp E-Learning, BIDV cần thực hiện các biện pháp sau để gia tăng sự hài lòng của nhân viên về đào tạo bằng phương pháp E-Learning:

Thứ nhất, cập nhật phiên bản phần mềm liên tục hàng tháng và khi có nâng cấp khắc phục lỗi đột xuất. Với mục tiêu đến năm 2018 sẽ không xảy ra sự cố về phần

mềm E-Learning nữa, BIDV nên có chính sách bảo trì phần mềm định kỳ 3 tháng/1 lần. Đồng thời các chi nhánh cần có kế hoạch cập nhật phiên bản phần định kỳ 2-3 tháng/ 1 lần và khi có sự thay đổi đột xuất. Những thay đổi của phiên bản phần mềm giúp khắc phục sự cố của phiên bản cũ, đồng thời gia tăng tính năng mới. Ngồi ra việc cập nhật này sẽ tránh được sự cố tải trang chậm khi dùng phiên bản cũ.

Bảng 3.1: Đường truyền cáp quang theo qui mô

Tốc độ 30M 36M 46M 80M 100M Số lượng máy tính 20 - 30 30 -60 60 - 100 100 - 300

(Nguồn: Tập đồn bưu chính viễn thơng Việt Nam-VNPT)

Thứ hai, nâng cấp gói cước Internet phù hợp với quy mơ từng chi nhánh. Tại

ngân hàng khơng chỉ có các hoạt động giao dịch với khách hàng trên hệ thống, mà còn rất nhiều hoạt động khác như: đào tạo bằng phương pháp E-Learning, giao dịch nội bộ, … ln cần có kết nối internet. Vì thế BIDV ln có sự đầu tư cho internet, tuy nhiên việc lựa chọn gói cáp quang internet tại các chi nhánh cịn thiếu hợp lý, có chi nhánh thì internet rất mạnh nhưng có chi nhánh đơi khi có sự chập chờn do quá tải người sử dụng. BIDV cần rà sốt lại các gói cước đang sử dụng tại hệ thống và điều chỉnh theo bảng 3.1 khuyến nghị sử dụng gói cước cáp quang theo qui mô doanh nghiệp của Tập đồn bưu chính viễn thơng Việt Nam (VNPT). Việc lựa chọn gói cáp quang phù hợp cho từng chi nhánh tại BIDV không chỉ đảm bảo được tốc độ đường truyền internet để duy trì mọi hoạt động ở ngân hàng mà còn giúp ngân

hàng sử dụng chi phí hiệu quả, tránh được tình trạng lựa chọn gói cước vượt nhu cầu của chi nhánh.

Thứ ba, bổ sung các công cụ tiện ích. Với các cơng cụ tiện ích như: Xây

dựng hộp hỗ trợ trực tuyến (Hộp chat) trong năm 2017, xây dựng diễn đàn (Forum) và thành lập ban quản lý diễn đàn trước quý 2 năm 2018, ghi nhận phản hồi đánh giá khóa học của người học, … sẽ giúp những khóa đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV có kết quả cao. Cụ thể như sau:

- Người học dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết, nhận được sự hỗ trợ từ giảng viên và phòng đào tạo ngay lập tức.

- Giảng viên và phòng đào tạo có sự hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời cho các bộ tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning.

- Sử dụng cơng cụ tiện ích diễn đàn, các giảng viên, người học bằng phương pháp E-Learning tại BIDV có cơ hội chia sẽ với nhau nhiều kiến thức trong đào tạo lẫn kinh nghiệm thực tế trong công việc.

Cuối cùng, cung cấp sự trợ giúp, tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm. Có

thể thấy rằng bất kỳ phần mềm nào, dù đơn giản đến đâu thì cũng đều có mục trợ giúp (Help) hoặc tài liệu hướng dẫn sử dụng (documentation), hoạt ít nhất cũng có một dịng nói rằng cần sử dụng phần mềm như thế nào. Đây là cách cuối cùng mà người dùng sẽ tìm đến khi họ khơng thể thực hiện một thao tác nào đó, và sẽ giảm thiểu rất nhiều sự khó khăn cũng như sự cố của người học trong quá trình tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning. Hãy thử tưởng tượng xem nếu như bạn sử dụng phần mềm mà khi gặp lỗi, bạn khơng thể tìm được bất kỳ sự trợ giúp nào thì điều đó thật là tệ. Tùy theo độ phức tạp của giao diện và phần mềm mà người ta sẽ soạn thảo các tài liệu hướng dẫn sử dụng và phần trợ giúp tương ứng. Bên cạnh đó tài liệu này cần được cập nhật định kỳ 3 tháng /1 lần như cập nhật phần mềm nhằm lưu lại những thay đổi về cách sử dụng phần mềm đúng và hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN

Với xu thế phát triển của công nghệ thông tin, đào tạo bằng phương pháp E-Learning khơng chỉ có các doanh nghiệp chú trọng phát triển mà còn rất nhiều tổ chức giáo dục, các đơn vị tư nhân cung cấp dịch vụ đào tạo này quan tâm rất nhiều. Đặc biệt có ý nghĩa quan trọng với ngành ngân hàng khi mà quy mô nhân sự ngành này lớn, nhu cầu đào tạo rất nhiều, việc tận dụng hệ thống đào tạo bằng phương pháp E-Learning mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cao. Luận văn “Giải pháp gia tăng sự hài lòng của nhân viên về đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đến năm 2020” đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, tác giả đã trình bày một số lý thuyết cơ bản về đào tạo bằng phương pháp E-Learning, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học về đào tạo bằng phương pháp E-Learning và một số nghiên cứu trước đây về sự hài lòng của người học về đào tạo bằng phương pháp E-Learning. Qua một số nghiên cứu về hiệu quả đào tạo và sự hài lòng của người học bằng phương pháp E-Learning, tác giả đã đề xuất một số yếu ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học về đào tạo bằng phương pháp E-Learning bao gồm: Giảng viên, tương tác, chương trình đào tạo, giao diện của hệ thống, công nghệ, thái độ người học.

Thứ hai, tác giả phân tích những mặt đạt được và những hạn chế trong đào tạo nhân viên bằng phương pháp E-Learning ở BIDV giai đoạn 2013 – 2015. Tác giả đã dựa vào kết quả khảo sát, đánh giá thang đo các yếu tố gia tăng sự hài lòng của nhân viên về đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV. Đồng thời tác giả kết hợp phân tích thực trạng đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV bằng những dữ liệu thứ cấp.

Thứ ba, dựa trên việc phân tích thực trạng, kết quả khảo sát ở chương 2 và những mục tiêu phát triển đào tạo bằng phương pháp E-Learning của BIDV, cùng với kết quả thảo luận với các giảng viên, tác giả đã đề xuất một số giải Giải pháp gia tăng sự hài lòng của nhân viên về đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đến năm 2020.

Tài liệu tham khảo

A – Tài liệu Tiếng Việt

1. Bùi Trung Kiên, 2016. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo với sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong đào tạo từ xa E-Learning. Luận văn tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

2. Hà Văn Hội, 2008. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Bưu Điện.

3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1 và tập 2. Tp Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức

4. John M. Ivancevich, 2010. Quản trị nguồn nhân lực. Dịch từ tiếng Anh.

Người dịch Võ Thị Phương Oanh, 2010. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM.

5. Nguyễn Thị Lệ, 2012. Nghiên cứu về E-Learning và đề xuất giải pháp triển

khai E-Learning trong trường Trung Học Phổ Thông. Luận văn Thạc sĩ. Học

viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng.

6. Nguyễn Thị Lương, 2012. Nghiên cứu E-Learning và ứng dụng thiết kế bài giảng điện tử E-Learning. Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng. Luận

văn Thạc sĩ. Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng.

7. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2012. Giáo trình quản trị nhân sự. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

8. Nguyễn Văn Linh, 2013. Nghiên cứu xây dựng hệ thống E-Learning hỗ trợ trong đào tạo học chế tín chỉ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 25, trang 94-102.

9. Trịnh Văn Biều, 2012. Một số vấn đề về đào tạo trực tuyến. Tạp chí khoa học Đại học Sư Phạm TP.HCM, số 40, trang 86-90.

10. Vũ Thúy Hằng và Nguyễn Mạnh Tuân, 2013. Tích hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng của người học vào hệ thống E-Learning: Một tình huống tại trường Đại học Kinh Tế - Luật. Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh, số 53, trang 24-46.

B – Tài liệu Tiếng Anh

1. Algahtani, A. F., 2011. Evaluating the effectiveness of the e-learning: Experience in some universities in Saudi Arabia from male students’ perceptions. PhD thesis. School of Education University of Durham

2. Amoroso, D. L. and Cheney, P.H., 1991. Testing a causal model of end-user application effectiveness. Journal of Management Information Systems,

8:63-89.

3. Clarke, A., 2008. What is e-learning?. E-learning skills. 2nd ed. New York: Routledge.

4. Collis, B., 1995. Networking and distance learning for teachers: a classification of possibilities. Journal of Information Technology for Teacher

Education, 4:117-135.

5. David A. Decenzo and Stephen P. Robbins, 2002. Human resource management. 7th ed. New York: John Wiley & Sons, Inc.

6. Davis J., & Davis, A., 1998. Effective training strategies: A comprehensive guide to maximizing learning in organizations. California: Berrett-Koehler

Publishers.

7. Gabriele P. et al, 2001. Web-based virtual learning environments: a research framework and a preliminary assessment of effectiveness in basic it skills training. MIS Quaterly, 24:401-426.

8. Gaither, K. A., 2009. Comparing the perceived effectiveness of E-Learning and traditional training in the business environment. PhD thesis.

9. Garison D. R. and Anderson T., 2011. E-Learning in the 21st century a framewwork for research and practice. 2nd ed. New York: Taylor & Francis. 10. Gupta, S. and Bostrom, R., 2013. An investigation of the appropriation of

technology-mediated training methods incorporating enactive and collaborative learning. Journal of the Association for Information Systems,

10:686-714.

11. Hiltz, S. R., 1993. Correlates of learning in a virtual classroom. International

Journal of Man-Machine Studies, 39:71-98.

12. Hiltz, S.R., 1994. The Virtual Classroom: Learning without limits via computer networks. New Jersey: Ablex Publishing Corporation.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng phương pháp e learning nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) đến năm 2020 (Trang 82)