3.2. Một số giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng phương phápE-Learning
3.2.4. Nhóm giải pháp về yếu tố giảng viên
Giảng viên có vai trị quan trọng trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning: là người định hướng, người chỉ dẫn, người hỗ trợ, huấn luyện viên, … để giúp người học hồn thành tốt khóa học. Vì thế chất lượng giảng viên có vai trị quyết định trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, cũng như sự hài lòng của học viên về đào tạo ở doanh nghiệp. Với mục tiêu đề ra nâng tổng số giảng viên kiêm chức khoảng 300 giảng viên, và giảng viên chuyên trách khoảng 15 người đến hết năm 2020, đồng thời nâng cao năng lực của giảng viên để đáp ứng nhu cầu đào tạo của BIDV và gia tăng sự hài lòng của nhân viên về đào tạo. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, mở lớp đào tạo, hướng dẫn giảng dạy, xây dựng khóa học trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning cho toàn bộ giảng viên tham gia giảng dạy bằng phương pháp E-Learning.Việc này đã được thực hiện tại BIDV, tuy nhiên chỉ
được khoảng 1/3 số lượng giảng viên là tham gia khóa đào tạo phối hợp cùng OMT. Các giảng viên còn lại chủ yếu được hướng dẫn từ giảng viên đã được hướng dẫn, đào tạo trước đó. BIDV cần đảm bảo 100% giảng viên tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning đều qua đào tạo kỹ năng giảng dạy bằng phương pháp này trước ngày 31/12/2117; định kỳ thực hiện 6 tháng/1 lần cho đội ngũ giảng viên mới
và các khoá học mới xây dựng. Việc BIDV mở lớp đào tạo nâng cao kỹ năng giảng dạy bằng phương pháp E-Learning cho giảng viên là cần thiết vì:
- Phương pháp giảng dạy cần được điều chỉnh để ngày càng phù hợp với người học, cũng như hướng dẫn cập nhật công nghệ mới, tận dụng tối đa tiện ích từ cơng nghệ mới.
- Đội ngũ giảng viên BIDV chưa dày dặn kinh nghiệm trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning nên cần được đào tạo thêm, tốt nhất vẫn duy trì các khóa đào tạo nâng cao khả năng giảng dạy bằng phương pháp E-Learning; các lớp chuyên đề, hội thảo về đào tạo bằng phương pháp E-Learning.
Thứ hai, nâng cao kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giảng viên thực hiện đào tạo tại BIDV. Hiện tại chỉ khoảng 29% GVKC đã qua đào tạo kỹ năng sư phạm,
hơn 70% GVKC cần phải được bồi dưỡng trong năm 2017 và hoàn thành ngay chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để họ đủ năng lực và kỹ năng giảng dạy trước khi tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning. Để đảm bảo việc đào tạo hiệu quả, giảng viên khơng chỉ có năng lực về trình độ, mà kỹ năng sư phạm giảng dạy là cực kỳ quan trọng. Giảng viên giỏi kỹ năng sư phạm sẽ giúp được người học tiếp thu nội dung đào tạo nhanh chóng, chính xác, hiệu quả nhất và tính áp dụng vào thực tiễn cao. Bên cạnh đó, việc có kỹ năng sư phạm sẽ giúp cho giảng viên tạo động lực duy trì việc học tập của nhân viên. Vì vậy việc nâng cao kỹ năng sư phạm cho giảng viên là cần thiết để gia tăng sự hài lòng của nhân viên BIDV về đào tạo.
Thứ ba, nâng cao tỷ lệ sử dụng GVKC trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning ít nhất 70% từ năm 2018 và đạt 90% từ năm 2020, đặc biệt là những GVKC đã qua đào tạo sư phạm nhiều hơn trong cơng tác đào tạo tại BIDV.
Hiện tại chỉ có khoảng 33% tỷ lệ GVKC tham gia đào tạo (năm 2015). Chính những GVKC này là những người có kiến thức thực tế tại doanh nghiệp, nội dung truyền tải sẽ bám sát thực tế, nội dung đào tạo sẽ hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu của các các bộ BIDV được đào tạo. Ngoài những nội dung mang tính lý thuyết, những
thực tế trong quá trình làm việc của họ. Những giảng viên này có thể giải đáp thắc mắc những vấn đề trong học tập lẫn vấn đề phát sinh trong công việc trong quá trình cơng tác của nhân viên, sẽ góp phần làm gia tăng sự hài lịng của nhân viên về đào tạo.
Thứ tư, mở lớp đào tạo chuyên sâu cho giảng viên đào tạo. Quá trình hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc cử nhân viên nguồn đào tạo đi nước ngoài học tập và tiếp thu chọn lọc những kiến thức, kinh nghiệm mới của các nước tiên tiến trên thế giới là cần thiết. Tuy nhiên việc cử nhân viên đi học tập ở các trường, trung tâm đào tạo ở nước ngồi sẽ tốn nhiều chi phí và số lượng cử đi cũng bị hạn chế. Để bớt tốn kém thì BIDV có thể mời chun gian về Việt Nam giảng dạy trực tiếp tại BIDV. Hình thức này sẽ tiết kiệm được 30-40% chi phí so với cử đi nước ngồi học, ngồi ra cịn tận dụng tối đa cơ sở vật chất có sẵn, số lượng lớn nguồn giảng viên được tham gia đào tạo
Thứ năm, thực hiện kiểm tra soát hạch định kỳ 6 tháng/1 lần đánh giá giảng viên đào tạo từ năm 2017. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy của giảng viên, BIDV
cần chuẩn hóa yêu cầu giảng dạy và thực hiện việc đánh giá giảng viên định kỳ. Đánh giá giảng viên được xem là một phương tiện cung cấp thông tin phản hồi một cách khách quan, công bằng, đầy đủ, nhằm tạo điều kiện cho họ nâng cao chuyên môn và kỹ năng giảng dạy hơn, thơng qua đó cải thiện chất lượng đào tạo. Việc đánh giá này cần được đánh giá cả từ người học và ban lãnh đạo của BIDV để đảm bảo sự cơng tâm và chính xác nhất có thể. Để thực hiện đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên, BIDV cần xây dựng quy trình đánh giá và thang đo phù hợp. Bên cạnh đó, BIDV cần có chính sách bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy bằng phương pháp E-Learning cho đội ngũ giảng viên chưa đạt yêu cầu trong quá trình đánh giá.
Thứ sáu, thành lập đội ngũ 10 giảng viên chuyên trách hỗ trợ người học bằng phương pháp E-Learning từ năm 2017. Hiện tại ở BIDV chưa có đội ngũ này,
việc tìm kiếm giảng viên khi cần hỗ trợ. Đội ngũ này sẽ trực tuyến và hỗ trợ cho người học thông qua hộp trao đổi trực tuyến (chi tiết ở mục 3.2.2 và hình 3.8). Việc có đội ngũ riêng để hỗ trợ người học bằng phương pháp E-Learning sẽ giải đáp thơng tin chính xác nhất vì đội ngũ này được đào tạo chuyên môn sâu, và cũng thuận tiện cho người học trong việc tìm kiếm người để hỗ trợ.
Thứ bảy, nâng cao khả năng sáng tạo của giảng viên trong hình thức truyền đạt và kiểm tra cuối khóa. Đảm bảo đến năm 2019, tất cả các video trong giảng dạy
sẽ được quay dạng đối thoại, thực tế nghiệp vụ (quay thao tác màn hình máy tính), … Và có ít nhất 80% các khố đào tạo bằng phương pháp E-Learning được sử dụng video trong giảng dạy. Việc sử dụng những video sinh động thay vì là ghi hình giảng viên nói chuyện sẽ tạo sự hấp dẫn cho người học hơn, vì có mang lại giá trị thực tế cho họ. Đối với hình thư kiểm tra cuối khóa học đào tạo bằng phương pháp E-Learning cũng nên có thêm hình thức thi viết (tự luận) cho những khóa học chuyên sâu mang tính chun mơn cao cần thể hiện khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ và q trình tư duy. Ngồi ra cũng có thể sử dụng kết hợp của hình thức trắc nghiệm và tự luận trong bài kiểm tra cuối khóa, vừa kiểm tra tính khả năng diễn đạt qua câu hỏi tự luận, vừa kiểm tra lượng lớn kiến thức tồn khóa đào tạo thơng qua những câu hỏi trắc nghiệm.
Cuối cùng, BIDV cần xây dựng chính sách thu hút giảng viên đào tạo bằng phương pháp E-Learning. Các giảng viên thực hiện đào tạo cho nhân viên tại BIDV
chủ yếu là nhân viên có nhiều kinh nghiệm đang làm việc tại các chi nhánh và đã tham gia qua các lớp về kỹ năng đào tạo (Giảng viên kiêm chức – GVKC), rất ít giảng viên xuất thân từ chuyên gia đào tạo, nên khả năng của GVKC cũng bị hạn chế một phần nào đó. BIDV cần có chính sách thu hút nguồn chuyên gia đào tạo bên ngoài, đặc biệt là các chuyên gia đào tạo giảng dạy bằng phương pháp E-Learning để góp phần nâng cao khả năng đào tạo nhân viên của BIDV bằng phương pháp E-Learning.