Thực trạng yếu tố chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng phương pháp e learning nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) đến năm 2020 (Trang 46 - 55)

2.3. Phân tích thực trạng đào tạo nhân viên bằng phương phápE-Learning tại BIDV

2.3.2.3. Thực trạng yếu tố chương trình đào tạo

Bảng 2.15: Tỷ trọng đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV qua các năm 2013 - 2015

Hình thức

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lớp Số người học Số lớp Số người học Số lớp Số người học Tổng đào tạo 277 16.053 267 17.124 311 19.896 Đào tạo bằng phương pháp E-Learning 22 5.619 41 6.028 35 7.879 Tỷ lệ đào tạo bằng E-Learning 8,0% 35,0% 15,4% 35,2% 11,2% 39,6%

Theo bảng 2.15 cho thấy tỷ lệ nhân viên được đào tạo bằng phương pháp E-Learning đến năm 2015 đã chiếm gần 40% trên tổng lượng đào tạo tại BIDV. Ban lãnh đạo BIDV cũng đã đặt mục tiêu tỷ lệ này đến năm 2020 sẽ tăng lên là 60%, cho thấy rằng BIDV chú trọng việc thực hiện đào tạo bằng phương pháp E-Learning cho nhân viên.

Bảng 2.16: Mức độ áp dụng kiến thức vào cơng việc thơng qua chương trình đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV

STT NĂM Trên 70% kiến

thức Từ 50 – 70% kiếm thức Dưới 50% kiến thức 1 Năm 2013 76% 22% 2% 2 Năm 2014 78% 19% 3% 3 Năm 2015 77% 22% 1%

(Nguồn: Trường đào tạo BIDV) Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo vào công việc thực tế không phải là chuyện dễ, nó phụ thuộc nhiều vào kiến thức mà mỗi nhân viên cảm thụ, hiểu được thông qua quá trình được đào tạo. Năng lực hiểu của mọi người là khác nhau, nên việc vận dụng kiến thức vào công việc của mỗi nhân viên là không giống nhau. Theo kết quả bảng 2.16 thì hầu hết nhân viên BIDV áp dụng khoảng 77% kiến thức được đào tạo vào công việc thơng qua chương trình đào tạo bằng phương pháp E-Learning. Như vậy, ta có thể thấy rằng nhân viên BIDV chỉ tiếp thu thật sự khoảng 68% lượng kiến thức mà BIDV đã xây dựng phục vụ cho công việc của nhân viên BIDV (88% nội dung đào tạo đường truyền tải * 77% kiến thức được áp dụng vào công việc = 68%). Điều này cũng cho thấy những kiến thức được truyền tải bằng phương pháp E-Learning mang lại hiệu quả cao cho người học. Trường đào tạo BIDV cũng cho biết, những nhân viên chưa có khả năng áp dụng kiến thức đã học vào thực tế công việc là những nhân viên có kết quả học khơng đạt.

BIDV có hơn 60 khóa đào tạo bằng phương pháp E-Learning cho nhân viên BIDV. Tuy nhiên có khoảng các khóa học bằng phương pháp E-Learning ở BIDV

được tổ chức thường xuyên chỉ đang tập trung vào các nội dung: Quy định, hướng dẫn, tiếng anh và một số là về nghiệp vụ đơn giản (chi tiết bảng 2.17). Với các khóa học chung chung và cơ bản như này chỉ đáp ứng được đa số những nhân viên mới vào làm ở BIDV. Nó chưa đáp ứng được nhu cầu các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu cho đội nhân viên thuộc phòng ban chức năng.

Bảng 2.17: Một số khóa đào tạo phổ biến bằng phương pháp E-Learning tại BIDV giai đoạn 2013 - 2015

ĐÀO TẠO TỰ CHỌN

Các chức năng của phần mềm văn phòng Tiếng anh cơ bản

ĐÀO TẠO CƠ BẢN

Đào tạo cơ bản các sản phẩm tài trợ thương mại (TTTM)

Hướng dẫn phối hợp thực hiện giao dịch giữa chi nhánh và trung tâm tài trợ thương mại (TFC) đối với nghiệp vụ TTTM

Nghiệp vụ chuyển tiền Western Union (WU) Hướng dẫn quản lý tín dụng và thu nợ thẻ Các sản phẩm ngân hàng bán buôn cơ bản

Hướng dẫn phê duyệt giao dịch và giao dịch tiền gửi trên BDS Dịch vụ BIDV Mobile banking

Quản lý thông tin khách hàng Thơng tin tra sốt nội bộ (IQS)

Phân hệ tiền gửi và các lỗi thường phát sinh

ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU (ĐÀO TẠO THEO VỊ TRÍ)

Quản lý rủi ro cho các chi nhánh mới tại BIDV

Thẩm tra hồ sơ phát hành LC nhập khẩu, bảo lãnh quốc tế và hướng dẫn gửi hồ sơ, chứng từ giữa chi nhánh nguồn và trung tâm tài trợ thương mại (TFC) Icoterms 2010

Bảng 2.18: Kết quả tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning của nhân viên BIDV từ 2013 - 2015

Thành phần Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dưới 5đ (không đạt) 13% 9% 10% Từ 5 - 6,9đ (trung bình) 29% 23% 17% Từ 7 – 7,9đ (khá) 36% 40% 38% Từ 8đ trở lên (giỏi) 22% 28% 35%

(Nguồn: Trường đào tạo BIDV)

Theo bảng 2.18 có thể thấy tỷ lệ người học có kết quả dưới 5đ (khơng đạt) cho bài thi cuối khóa đào tạo bằng phương pháp E-Learning là khoảng 10%, tỷ lệ đạt ở mức khá trở lên ngày càng nhiều hơn (trên 70%). Điều này cho thấy rằng các nhân viên BIDV tham gia đào tạo bằng phương pháp E-Learning nắm bắt được các nội dung yêu cầu của khóa học, ngày càng quen với hình thức đào tạo này và có kết quả học tập ngày một tốt hơn.

Theo bảng 2.19 thì các khóa đào tạo bằng phương pháp E-Learning với chủ đề tự nguyện (như ngoại ngữ, công nghệ thông tin) và các khóa đào tạo cơ bản (hướng dẫn, quy định, nghiệp vụ cơ bản) có xu hướng tăng từ năm 2013 – 2014, nhưng năm 2015 bắt đầu giảm xuống khi hầu hết các nhân viên đã nắm vững. Còn các khóa đào tạo chuyên sâu (đào tạo theo vị trí) thì chưa được BIDV chú trọng thực hiện bằng phương pháp E-Learning. Theo lý thuyết dòng chảy (Flow) của Mihaly Csikszentmihaly, ơng đã đã tìm cách để mơ tả một trạng thái mà ở đó động lực nội tại xuất hiện. Tạo ra những dòng chảy kinh nghiệm trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning có lợi để thúc đẩy cảm giác kiểm sốt, sự hài lịng và thỏa mãn của người học. “Dòng chảy” đúng đòi hỏi một quá trình năng động trong đó người học bằng phương pháp E-Learning đáp ứng những thách thức cá nhân trong khi học tập những kỹ năng mới. Khi người học làm chủ thêm nhiều kỹ năng thì những thách thức phải trở nên khó khăn hơn để giữ mức động lực cao. Cho nên khi BIDV đã đáp ứng được nhu cầu các khóa đào tạo cơ bản nhất, thì nhân viên ở

BIDV sẽ có xu hướng mong muốn được đào tạo các khóa học nâng cao để phục vụ tốt hơn cho cơng việc của mình. Và trong trường hợp nhu cầu cao hơn khơng được thỏa mãn sẽ làm giảm đi sự hài lòng của học viên đối với chương trình đào tạo.

Bảng 2.19: Các nhóm nội dung đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV từ 2013 - 2015 Thành phần Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Đào tạo tự nguyện (khóa) 6 9 8 Đào tạo cơ bản (khóa) 14 28 23 Đào tạo chuyên sâu/đào tạo theo vị trí (khóa) 2 4 4

(Nguồn: Trường đào tạo BIDV)

Bảng 2.20: Tình hình phát sinh khóa đào tạo bằng phương pháp E-Learning ngồi dự kiến ở BIDV từ 2013 -2015

Thành phần Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Đào tạo thực tế (lớp) 22 41 35 Đào tạo kế hoạch (lớp) 18 37 32 Đào tạo phát sinh (lớp) 4 4 3 Tỷ lệ phát sinh 22,2% 10,8% 9,4%

(Nguồn: Trường đào tạo BIDV)

Theo bảng 2.20 ta có thể thấy tỷ lệ lớp trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning phát sinh 22,2% (2013) và giảm xuống 10,8% (2014), 9,4% (2015). Tuy nhiên mỗi lớp đào tạo bằng phương pháp E-Learning thường từ 200 – 300 người học, có thể thấy rằng phát sinh nhu cầu của người học vẫn nhiều so với kế hoạch của ban đầu của BIDV. Theo phòng đào tạo của BIDV thì các lớp đào tạo bằng phương pháp E-Learning phát sinh chủ yếu là các lớp đào tạo nội quy cơ bản dành cho những nhân viên mới gia nhập BIDV. Điều này cho thấy công tác tổ chức đào tạo bằng phương pháp E-Learning chưa được chuẩn bị tốt ở khâu dự báo số lượng

người học để có kế hoạch mở lớp phù hợp. Bên cạnh đó cơng tác đào tạo vẫn còn một số bất cập, thiếu sự thuận tiện cho người học khác như: thông báo đăng ký các khóa học tự nguyện có trễ, thường cịn 2-3 ngày là khóa học diễn ra, tài liệu gửi cho người học gần sát thời gian khóa học bắt đầu.

Bảng 2.21: Giá trị trung bình các thang đo của yếu tố “Chương trình đào tạo” Thành phần Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Các nội dung và mục tiêu của đào

tạo được giới thiệu rõ ràng 1 5 3,25 0,692 Chương trình đào tạo bằng phương

pháp E-Learning tổ chức có hệ thống

1 5 3,40 0,768

Anh/Chị hoàn toàn nắm bắt được các mục tiêu và yêu cầu của chương trình đào tạo

1 5 3,30 0,791

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu của tác giả)

Theo khảo sát của tác giả ở bảng 2.21 thì các thang đo của yếu tố chương trình đào tạo được đánh giá ở mức trên trung bình (>3,2). Điều này cho thấy rằng BIDV có sự chuẩn bị trong cơng tác đào tạo, các nội dung và mục tiêu của chương trình đào tạo bằng phương pháp E-Learning được giới thiệu rõ ràng, giúp người học nắm bắt được các mục tiêu và yêu cầu của chương trình đào tạo.

2.3.2.4. Thực trạng yếu tố giao diện của hệ thống

Giao diện dễ sử dụng sẽ được đánh giá cao, cụ thể là giao diện của đào tạo bằng phương pháp E-Learning cần được thiết kế để người học dễ dàng truy cập vào từng chức năng theo từng nội dung bài giảng. Với mục tiêu thiết kế giao diện của hệ

thống đơn giản tối đa và dễ sử dụng cho người học bằng phương pháp E-Learning, phòng kỹ thuật của BIDV đã sử dụng màu nền chủ đạo của web là màu trắng, kết hợp với màu chữ xanh, đen là chính. Các đường dẫn đến khóa đào tạo cũng rất đơn giản, chỉ qua 1-2 bước nhấn chuột như hình 2.2 và hình 2.3. Người học dễ dành và nhanh chóng tiếp cận khóa học để bắt đầu, tránh được việc tốn thời gian tìm kiếm.

Hình 2.1: Giao diện đăng nhập phần mềm E-Learning của BIDV

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Người học chỉ cần nhập tên đăng nhập (ID) là mã nhân viên và mật khẩu (Pass) được hệ thống cấp riêng cho mỗi nhân viên lần đầu sử dụng qua hộp thư điện tử (email) cá nhân tại giao diện như hình 2.1 thơng qua website. Ngồi ra việc khi đã truy cập vào hệ thống đào tạo bằng phương pháp E-Learning của BIDV, người học có thể nhanh chóng tìm các khóa học tại ơ tìm kiếm (search) trên thanh cơng cụ của giao diện website.

Giao diện của hệ thống sử dụng trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV còn rất nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, thiết kế giao diện của hệ thống đơn giản đến mức kèm phần thu hút người học. Việc sử dụng giao diện đơn điệu, thiếu màu sắc sinh động (chủ yếu

là nền trắng, chữ đen và xanh) sẽ tạo nên sự nhàm chán cho người học. Giao diện này có từ lúc ban đầu BIDV xây dựng hệ thống đào tạo bằng phương pháp E-Learning và thiếu sự thay đổi mới mẻ trong thiết kế nên kém phần thu hút cho người học.

Thứ hai, thiếu sự cân đối giữa nội dung dạng chữ và dạng hình ảnh. Nội

dung dạng chữ chiếm đến 90%, chỉ có 10% hình ảnh minh họa được lồng ghép vào bài học. Theo nghiên cứu về não của Hyerle (1996) thì não có thể quan sát 36.000 hình ảnh trong 1 phút. Và theo như số liệu thống kê của Hubspot, 90% thơng tin được truyền đến não là hình ảnh, hình ảnh được não xử lý nhanh hơn 60.000x lần so với văn bản, và 40% số người phản ứng với các thông tin trực quan tốt hơn là với văn bản. Theo nghiên cứu của Đại học Saskatchewan, hình ảnh giúp người xem cảm thấy dữ liệu hấp dẫn và thu hút hơn. Giữa rất nhiều thơng tin hình ảnh có khả năng được chọn đọc nhiều gấp 30 lần so với bài viết. Chính vì sự thiếu hình ảnh sinh động trong nội dung khóa học đào tạo bằng phương pháp E-Learning ở BIDV đã làm người học bớt hứng thú với khóa học và khả năng ghi nhớ cũng bị hạn chế hơn.

Thứ ba, định dạng văn bản còn lộn xộn. Việc thống nhất định dạng văn bản

từ kiểu chữ, biểu tượng, trình bày … sẽ giúp cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh được những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ dàng hơn các nội dung chủ yếu của văn bản. Nội dung từng khóa đào tạo bằng phương pháp E- Learning tại BIDV sẽ được từng giảng viên chịu trách nhiệm giảng dạy soạn thảo, các giảng viên này chủ yếu trình bày theo ý cá nhân mà khơng có một sự thống nhất theo quy chuẩn chung nào nên dẫn đến các slide bài giảng còn lộn xộn.

được phòng đào tạo BIDV thực hiện đăng thông báo trên website và gửi kèm yêu cầu tham gia khóa học qua hộp thư điện tử (email) cá nhân. Chỉ như vậy là chưa đủ để người học ghi nhớ những mục tiêu cho khóa học và hướng dẫn học tập, trong khi thời gian kéo dài hơn 4 tuần từ lúc thông báo cho đến khi bắt đầu học và hồn tất khóa học. Ngồi ra, thơng báo trên website BIDV liên tục cập nhật với rất nhiều nội dung khác nhau dẫn đến các thơng báo khóa đào tạo bằng phương pháp E-Learning dễ bị trơi đi, nội dung khóa học gửi qua thư điện tử cũng vậy vì mỗi ngày nhân viên BIDV nhận rất nhiều thư từ đồng nghiệp, khách hàng.

Hình 2.2: Hiển thị tối ưu của phần mềm maybanhang.net trên mọi thiết bị

(Nguồn: Công ty Cổ phần giải pháp EZ)

Thứ năm, khơng có sự hiển thị tối ưu trên mọi thiết bị (Responsive Web Design). Thiết kế hiển thị tối ưu trên mọi thiết bị sẽ tự động biết được kích thước màn hình của thiết bị truy cập là như thế nào để hiển thị cho phù hợp trên màn hình đó như hình 2.2. Hiện tại giao diện của hệ thống đào tạo bằng phương pháp E-Learning ở BIDV thiếu tính linh hoạt khi chỉ hiện thị tốt trên máy tính bàn (destop) và máy tính xách tay (laptop), cịn trên các thiết bị khác như: máy tính bảng, điện thoại di động thơng minh (smart phone) thì khả năng hiện rất kém, khó để nhìn và sử dụng. Vì kích thước màn hình trên các thiệt bị là khác nhau và độ

phân giải của các thiết bị là khác nhau, ví dụ như: Máy tính để bàn và máy tính xách tay thì màn hình thường từ 12 inches trở lên, máy tính bảng thường từ 7 – 10 inches, điện thoại di động thông minh thường từ 3,5 – 5 inches.

Bảng 2.22: Giá trị trung bình các thang đo của yếu tố “Giao diện của hệ thống”

Thành phần Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Giao diện của hệ thống được sử dụng trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning là dễ sử dụng

1 5 2,99 0,974 Giao diện của hệ thống được sử

dụng trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning có tính linh hoạt

1 5 3,01 0,954 Giao diện của hệ thống được sử

dụng trong đào tạo bằng phương pháp E-Learning thuận tiện cho người học

1 5 3,06 0,984

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu của tác giả)

Theo kết quả khảo sát của tác giả thì yếu tố giao diện của hệ thống được đánh giá ở mức khoảng 3,0 ở bảng 2.22. Điều này cho thấy giao diện của hệ thống đào tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV chỉ ở mức trung bình, chưa thật sự tạo nên sự thuận tiện cho người học, có một số bất tiện làm cho kết quả đào tạo không được như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng phương pháp e learning nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) đến năm 2020 (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)