Việc cung ứng nguồn nhân lực cho ngành xây dựng chủ yếu thông qua mạng lưới các cơ sở đào tạo ngành xây dựng và các cơ sở đào tạo khác ở trong nước cộng với nguồn đào tạo ở nước ngoài.
Các cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý gồm 31 trường đại học, 6 trường cao đẳng và 3 trường trung học chuyên nghiệp.
Mạng lưới cơ sở dạy nghề xây dựng dân dụng và công nghiệp (chưa kể dạy nghề cầu đường và thủy lợi) hiện có gồm: 4 trường cao đẳng nghề, 10 trường trung cấp nghề, trường sơ cấp nghề (chưa thống kê được).
Trong giai đoạn 2006 – 2010, các cơ sở đào tạo ngành xây dựng đã đào tạo hơn 234.000 người.
Bảng 2.2: Số lượng đào tạo nguồn nhân lực xây dựng 2006 – 2010Loại hình đào tạo Số lượng Loại hình đào tạo Số lượng
(người) Ghi chú
Đại học, sau đại học 17.000
Cao đẳng 8.000
Trung học chuyên nghiệp 24.000
Đào tạo nghề 135.000 Dài hạn, ngắn hạn Bồi dưỡng ngắn hạn
50.000 Chun mơn, nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ, tin học.
Cộng 234.000
Nguồn: “Kinh tế 2010 – 2011, Việt Nam và Thế Giới”, thời báo Kinh tế Việt Nam
Nhìn chung, các hoạt động đào tạo và dạy nghề sau các bỡ ngỡ ban đầu khi chuyển từ phương thức kế hoạch hóa sang phương thức đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường, đã có nhiều đổi mới với những thành tựu đáng ghi nhận như thực hiện xã hội hóa, tăng cường thể chế (các Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề), mở rộng quy mơ đào tạo, đa dạng hóa ngành nghề và trình độ đào tạo, cung ứng được một phần quan trọng nhân lực cho thị trường xây dựng.
Bên cạnh các thành tựu nói trên, các hoạt động đào tạo và dạy nghề hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém như chưa phân phối và gắn bó mật thiết với các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, chưa hội nhập nhiều với quốc tế, chưa liên kết các cơ sở thành mạng lưới đào tạo và dạy nghề xây dựng có gắn với thị trường xây dựng.
Cơng tác đào tạo cán bộ kỹ thuật và quản lý ở trình độ đại học cũng được xã hội hóa mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Một số trường bồi dưỡng cán bộ quản lý của các Bộ đã xúc tiến hoạt động đào tạo liên tục nhằm cập nhật kiến thức cho công chức. Tuy vậy, việc bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ và cơng nghệ thơng tin chưa theo kịp đòi hỏi của thị trường, và nói chung việc đào tạo liên tục cũng chưa được người lao động và người sử dụng lao động quan tâm lắm.
2.2 Giới thiệu về Cơng ty Cổ phần Sài Gịn Đơng Dương 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Sài Gịn Đơng Dương hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103004650 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 19/04/2006 với vốn điều lệ 500.000.000.000 đồng.
Cơng ty hoạt động chính trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư, giao thông, dân dụng. Trải qua gần 6 năm hình thành và phát triển, đến nay Cơng ty Cổ phần Sài Gịn Đơng Dương đã tham gia thi cơng hơn 10 cơng trình, dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành như: Tây Ninh, Bến Tre, Cần Thơ...
2.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý của cơng ty được xây dựng theo mơ hình trực tuyến chức năng và được chia thành ba bộ phận chính: Bộ phận Kỹ thuật, bộ phận Hành chính – Tài chính, bộ phận Kinh doanh. Mỗi bộ phận được quản lý bởi một Phó Tổng giám đốc, bao gồm các đơn vị với chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Đứng đầu mỗi phòng ban, đội xây dựng đều có các trưởng phịng, đội trưởng. Cơng việc của tồn cơng ty được tiến hành một cách thuận lợi do đã được phân chia ra thành các thành phần cụ thể và giao cho các bộ phận chuyên trách khác nhau. Các trưởng phòng, đội trưởng sẽ thay mặt cho phịng mình, đội mình nhận phần việc được giao, sau đó sắp xếp cho các nhân viên của mình những cơng việc cụ thể tùy theo trình độ và khả năng của họ. Đồng thời có trách nhiệm theo dõi giám sát và nắm bắt kết quả hoạt động thuộc lĩnh vực mình được giao.
Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức Cơng ty Cổ phần Sài Gịn Đơng Dương
Nguồn: Phịng Tổ chức Hành chính Cơng ty Cổ phần Sài Gịn Đơng Dương -Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, được bổ nhiệm bởi Hội đồng Quản trị và là người chịu trách nhiệm cao nhất về tồn bộ hoạt động của cơng ty trước Hội đồng Quản trị, các cơ quan chức năng, các nhà đầu tư và cán bộ cơng nhân viên trong tồn cơng ty.
- Phó Tổng giám đốc do Tổng giám đốc bổ nhiệm và có sự đồng thuận của Hội đồng Quản trị. Phó Tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về tồn bộ những hoạt động có liên quan đến lĩnh vực đã được phân cơng quản lý.
+ Phó Tổng giám đốc Kỹ thuật phụ trách các vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm cơng ty.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỊNG KẾ HOẠCH DỰ ÁN PHỊNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHỊNG KỸ THUẬT THI CƠNG PHỊNG TÀI CHÍNH KẾ TỐN PHỊNG VẬT TƯ CÁC ĐỘI XÂY DỰNG PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT HÀNH CHÍNH-TÀI CHÍNHPHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHỊNG KINH DOANH
PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH
+ Phó Tổng giám đốc Hành chính – Tài chính phụ trách về tài chính, kế tốn và các hoạt động liên quan đến hành chính và nhân sự của cơng ty.
+ Phó Tổng giám đốc kinh doanh phụ trách các vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh và đối ngoại của công ty.
- Các trưởng, phó phịng chức năng là người tham mưu cho Tổng giám đốc để điều hành các hoạt động của công ty. Các chức danh này do Tổng giám đốc cơng ty bổ nhiệm.
+ Trưởng phịng chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ được giao và phải chủ động phối hợp lẫn nhau trong q trình làm việc để hồn thành mục tiêu chung của cơng ty.
+ Phó phịng là người giúp việc cho trưởng phòng và trực tiếp điều hành các hoạt động của phòng khi trưởng phịng vắng mặt. Phó phịng chịu trách nhiệm trước trưởng phịng về các cơng việc được phân công đảm nhiệm.
- Theo quyết định của Tổng giám đốc, phịng Tổ chức Hành chính có hai nhiệm vụ chính là quản trị nguồn nhân lực và quản trị hành chính:
Những lĩnh vực thuộc quản trị nguồn nhân lực:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức khoa học phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty.
- Hoạch định nguồn nhân lực ngắn và dài hạn cho công ty. Tham mưu cho Tổng giám đốc về chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chính sách sử dụng nhân sự và đãi ngộ hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật và cạnh tranh với bên ngoài.
- Quản lý, bố trí cơng việc và theo dõi nguồn nhân lực tại công ty
- Đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật dựa trên sự đánh giá thành tích cơng tác đối với nguồn nhân lực.
- Phối hợp với phòng kế tốn triển khai thực hiện các chế độ chính sách về đãi ngộ, lương bổng đúng và đủ cho người lao động.
Những lĩnh vực thuộc quản trị hành chính:
- Văn thư, lưu trữ, tập hợp báo cáo và thực hiện các thủ tục pháp lý của công ty theo đúng quy định của pháp luật.
- Quản lý theo dõi thiết bị, công cụ, tài sản, điều động phương tiện vận tải. - Cung cấp văn phòng phẩm, quản lý điện thoại, điện, nước.
- Thực hiện công tác phục vụ hội nghị, họp và tiếp khách của công ty.
- Quản lý điều hành hoạt động về an ninh trật tự và an tồn phịng cháy chữa cháy.
2.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty2.3.1 Phương thức sản xuất kinh doanh của công ty 2.3.1 Phương thức sản xuất kinh doanh của công ty
Hiện nay các cơng trình của cơng ty đang thực hiện chủ yếu theo quy chế đấu thầu. Khi nhận được thông báo mời thầu, cơng ty tiến hành lập dự tốn cơng trình để tham gia dự thầu. Nếu trúng thầu, công ty ký kết hợp đồng với chủ đầu tư và sau đó tiến hành lập kế hoạch cụ thể về tiến độ thi công, phương án đảm bảo các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng cơng trình. Căn cứ vào giá trị dự tốn, cơng ty sẽ tiến hành khoán gọn cho các đội thi cơng có thể là cả cơng trình hoặc khoản mục cơng trình. Khi cơng trình hồn thành sẽ tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư.
Quy trình hoạt động của Cơng ty được thể hiện qua sơ đồ sau :
Hình 2.2: Sơ đồ sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sài Gịn ĐơngDương Dương
Nguồn: Phịng Kế hoạch Dự án Cơng ty Cổ phần Sài Gịn Đơng Dương
Dự thầu
Quyết toán và thẩm định kết quả Tiếp nhận
hợp đồng Lập kếhoạch Thi cơng
Nghiệm thu và bàn giao
Trong q trình đầu tư xây dựng, chất lượng các cơng trình ln được cơng ty quan tâm hàng đầu, nhất là các cơng trình trọng điểm cấp quốc gia, quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp đã được Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các cơng trình xây dựng kiểm tra và nghiệm thu.
Vì vậy, hầu hết các cơng trình của cơng ty sau khi đưa vào sử dụng đã vận hành an tồn, phát huy đầy đủ cơng năng theo thiết kế, đảm bảo hiệu quả đầu tư, an toàn cho người sử dụng và cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại những khiếm khuyết về chất lượng của các cơng trình ở các cấp độ khác nhau do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.
Những dự án xây dựng của công ty nhận được nhiều sự đồng thuận của người dân. Do thông tin dự án đã được thông báo đầy đủ cho nhân dân và những dự án của công ty thuyết phục về hiệu quả tổng hợp khơng chỉ kinh tế mà cịn là mơi trường và xã hội,…
2.3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những nămgần đây gần đây STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%) A B (1) (2) (3) (4) (5) = (3)-(2) (2) (6) = (4)-(3) (3)
1 Doanh thu triệu
đồng 90.153 191.492 193.368 112 0,98 2 Số lao động người 101 112 121 10,89 8 3 Năng suất lao
động năm triệu đồng/ người 892,6 1.709,75 1.598 91,5 -6,54 4 Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 9.444 20.436 15.377 116 -24,8
Trải qua gần 6 năm hoạt động, Cơng ty Cổ phần Sài Gịn Đơng Dương đã có một kết quả kinh doanh khá khả quan: doanh thu năm 2009 tăng 112% tương ứng tăng gần 101.339 triệu đồng, năng suất lao động năm của người lao động cũng tăng 91,5% so với năm 2008, lợi nhuận trước thuế năm 2009 so với năm 2008 tăng 116% tương ứng tăng 10.992 triệu đồng. Phần lớn doanh thu thuần của công ty tập trung ở hoạt động xây lắp. Các hoạt động khác chỉ đơn thuần là trao đổi nguyên vật liệu và cho thuê máy móc thiết bị.
Sở dĩ năm 2009 cơng ty có doanh thu vượt trội như vậy là do: năm 2009 là năm phục hồi của thị trường bất động sản với khơng khí giao dịch sơi động và mức nhà đất căn hộ chung cư tăng vọt, nhiều sàn giao dịch thành công. Không chỉ những giao dịch mua bán nhà ở, ngay cả nhu cầu về xây dựng công sở, cơ quan cũng “nóng” lên, khi giá thuê văn phòng ngày càng tăng và việc sở hữu hẳn một văn phịng thì tiết kiệm hơn rất nhiều. Nhu cầu về nhà ở và văn phịng cơng ty ngày càng tăng. Năm 2009 là năm của cơn sốt nhà đất nên các công ty xây dựng, kinh doanh địa ốc thu được nhiều lợi nhuận và Cơng ty Cổ phần Sài Gịn Đơng Dương cũng không ngoại lệ. Doanh thu của Công ty đạt được do “cơn sốt” nhà đất của thị trường.
Nhưng cũng như các doanh nghiệp khác, trong năm 2010, do chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho cơng ty gặp nhiều khó khăn. Tốc độ lạm phát, biến động bất lợi của thị trường bất động sản, các cơng trình xây dựng bị trì trệ vì người dân khơng cịn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, Chính phủ khơng mở rộng đầu tư vào các cơng trình cơ sở hạ tầng như cầu, bệnh viện,... làm tăng chi phí sản xuất của cơng ty trong khi doanh thu lại tăng chậm hơn nên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2010. Tổng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.876 triệu đồng tương ứng tăng 0,98%. Nhưng do chi phí tăng cao nên lợi nhuận trước thuế của năm 2010 so với năm 2009 giảm 5.059 triệu đồng (tương ứng giảm 24,8%). Năng suất lao động năm cũng giảm 6,54%.
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phầnSài Gịn Đơng Dương Sài Gịn Đơng Dương
2.4.1 Mơi trường bên ngoài
- Khung cảnh kinh tế: Tình hình kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp đến tổ
chức, do đó cũng có tác động đến cơng tác quản lý nguồn nhân lực. Các chỉ số về kinh tế như mức độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập, giá cả, tỷ giá hối đối, thuế suất thuế nhập khẩu đóng vai trị quan trọng đối với các đơn vị, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng.
Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các cơng ty phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề đồng thời cắt giảm chi phí lao động. Cơng ty phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ, hoặc cho nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi,…
Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế phát triển và ổn định, cơng ty có nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển thị phần để phát triển. Để đáp ứng nhu cầu này, công ty phải tuyển thêm nhân viên có trình độ, tay nghề cao, tăng cường đào tạo, huấn luyện nhân viên. Đồng thời phải nghiên cứu điều chỉnh tăng lương, phúc lợi và các chế độ đãi ngộ hợp lý để duy trì nguồn nhân lực hiện tại và thu hút nhân tài đến với công ty. Môi trường làm việc, điều kiện làm việc, an toàn lao động cũng phải được quan tâm đúng mức để thỏa mãn nhu cầu của người lao động.
-Dân số, lực lượng lao động: Ở nước ta, tỷ lệ dân số phát triển nhanh và lớn
hơn tỷ lệ phát triển kinh tế, lực lượng lao động hàng năm cần việc làm cao thì cơng ty có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có chất lượng.
- Các điều kiện văn hóa – xã hội: Các chuẩn mực của văn hóa - xã hội tác
động đến văn hóa và cấu trúc tổ chức. Các chuẩn mực này liên quan tới truyền thống, giá trị, cấu trúc xã hội, nhân khẩu học, tính năng động, lối sống, hệ thống giáo dục, tơn giáo,…Ví dụ như các chuẩn mực phong kiến của người Á đơng về vai trị của người phụ nữ trong xã hội đã ảnh hưởng đến cơ cấu lực lượng lao động, phản ánh qua tỷ lệ lao động nữ thấp trong các tổ chức.
- Pháp luật: Mơi trường chính trị, pháp luật ln ảnh hưởng đến tổ chức và
nguồn nhân lực như Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Luật đầu tư nước ngoài, Luật đất đai và hệ thống các quy định của Nhà nước về xây dựng.
Luật lao động được ban hành năm 1994, quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1988, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia phát triển kinh tế Việt Nam. Để có khả năng cạnh tranh trước