6. Kết cấu của luận văn
1.4. Thiết kế nghiên cứu
1.4.3.2. Thu thập thông tin
Bảng câu hỏi chính thức được thiết kế có 30 biến định lượng. Vì trong phân tích EFA số mẫu được tính tốn dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích [3]. Hair & ctg cho rằng kích thước mẫu tối thiểu
phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến
đo lường cần 5 biến quan sát, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên [11]. Cịn đối với phân tích
hồi qui, thì kích thước mẫu luôn nhỏ hơn trong phân tích EFA, vì vậy ta chỉ cần
đảm bảo kích thước mẫu trong phân tích EFA. Với những yêu cầu trên, số phiếu
khảo sát phải từ 5 mẫu trở lên cho mỗi biến, như vậy tối thiểu tác giả phải điều tra 150 mẫu và tốt nhất là phải trên 300 mẫu. Vì bản chất nghiên cứu này là một nghiên cứu khám phá, và để cho các kết luận có độ chính xác cao, số lượng mẫu của tác giả
đưa ra là từ 300 đến 350 mẫu.
Như đã trình bày trong phần giới thiệu, mẫu sẽ được lấy tập trung vào 2 đối tượng là sinh viên và học viên cao học. Với đối tượng sinh viên, tác giả tiến hành
phát trực tiếp khoảng 100 bảng câu hỏi, kết quả thu về được 96 bảng, trong đó có 5 bảng khơng đạt u cầu do phát hiện có nhiều câu hỏi bỏ trống, còn lại 91 mẫu. Với
đối tượng là học viên cao học thì tác giả thực hiện khảo sát bằng cách gửi mail trực
tiếp đến 350 người qua bảng câu hỏi khảo sát online, kết quả nhận được 261 phản hồi và sau khi xem xét bỏ đi 6 mẫu bị trùng do người gửi bấm gửi nhiều lần, kết quả còn lại 255 mẫu.
Như vậy, tổng số mẫu gửi đi là 450 mẫu, kết quả thu về được 357 mẫu, loại ra
11 mẫu khơng đạt u cầu, cịn lại 346 mẫu, tương ứng 76.89% đạt yêu cầu. Các mẫu này được nhập liệu làm cơ sở cho phần nghiên cứu định lượng.
Bảng 1.4: Thống kê số lượng bảng câu hỏi điều tra
Đối Tượng
Số bảng câu hỏi phát ra
Số bảng câu hỏi thu về
Tỷ trọng đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu Sinh Viên 100 91 5 91% Học viên cao học 350 255 6 72,85% Tổng cộng 450 346 11 76.89%
Tóm tắt chương 1
Chương 1 tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về dịch vụ, chất lượng dịch vụ và các thang đo chất lượng dịch vụ được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay, đặc biệt đã đi sâu phân tích thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman. Trên cơ
sở đó tác giả tìm hiểu khái niệm dịch vụ Internet 3G và các khía cạnh mà khách
hàng quan tâm khi đánh giá lựa chọn dịch vụ Internet 3G.
Ngoài cơ sở lý thuyết về dịch vụ, tác giả cũng tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu liên quan đến dịch vụ viễn thông. Từ các nghiên cứu trên cho thấy rằng sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ viễn thơng nói chung và dịch vụ Internet 3G tập trung vào các yếu tố như: giá, chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ, sự thuận tiện, tính bảo mật, sự phong phú của dịch vụ gia tăng.…
Trong chương 1, tác giả cũng tiến hành tìm hiểu khái quát về thị trường viễn
thơng Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng. Qua đó cho thấy thị trường viễn thông hiện nay cạnh tranh hết sức quyết liệt, đặc biệt là cuộc chạy đua dành thị phần thị trường thuê bao di động và thuê bao Intenet 3G. Trong cuộc cạnh tranh dành thị phần thuê bao Internet 3G thì ưu thế đang nghiên về ba nhà cung cấp có thị phần lớn về di động hiện nay là: Viettel, Vinaphone, MobiFone
Cuối cùng, tác giả giới thiệu quy trình nghiên cứu của đề tài bao gồm 10 bước và tiến hành bước nghiên cứu định tính nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá chất lượng dịch vụ Internet 3G. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy việc đánh giá chất lượng dịch vụ Internet 3G của các đối tượng khảo sát chủ yếu tập trung vào các yếu tố như: chất lượng mạng, phương tiện hữu hình, chất
lượng phục vụ, sự thuận tiện, tính hấp dẫn và các yếu tố liên quan tới USB 3G.
Từ kết quả thu được trong nghiên cứu định tính tác giả thành lập bảng câu hỏi phục vụ cho việc lấy mẫu để tiến hành nghiên cứu định lượng. Dữ liệu mẫu thu
được, được tiến hành làm sạch và nhập liệu để phục vụ cho việc phân tích trong
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET 3G TẠI TP.HCM
Trong chương 1 tác giả đã trình bày về cơ sở lý thuyết về dịch vụ và các cơng
trình nghiên cứu liên quan, đồng thời tìm hiểu khái quát thị trường viễn thông và các nhà cung cấp dịch vụ Internet 3G hiện nay, cuối cùng tác giả tiến hành nghiên cứu định tính và khảo sát mẫu phục vụ việc nghiên cứu định lượng.
Trong chương 2 sẽ tiến hành tổng hợp kết quả khảo sát, xây dựng thang đo và đánh giá độ tin cậy thang đo, trên cơ sở đó thành lập mơ hình giả thuyết và đề ra các
giả thuyết nghiên cứu, đánh giá độ phù hợp của mơ hình qua phân tích hồi qui tuyến
tính đa biến và thực hiện một số kiểm định T (independent sample T-test) để xác định xem có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm đối tượng có và khơng
sử dụng dịch vụ, sử dụng loại hình thuê bao trả trước và trả sau, sinh viên và học viên cao học.