Kết quả nghiên cứu xác định nồng độ tác nhân kết tủa

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THU NHẬN CHẾ PHẨM ENZYME CELLULASE kỹ THUẬT từ xạ KHUẨN và ỨNG DỤNG sản XUẤT THỬ NGHIỆM bột RONG THỰC PHẨM (Trang 104 - 105)

Trong quá trình kết tủa cellulase Micromonospora VTCC-A-1787 ra khỏi

dịch chiết thì nồng độ chất kết tủa cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độ cellulase của C-CPE thu được. Vì vậy tiếp tục tiến hành thí nghiệm kết tủa C-DC bằng ethanol ở các nồng độ khác nhau: 60, 65, 70, 75 và 80% trong thời gian 30 phút. Kết quả được thể hiện ở hình 3-24 sau:

Hình 3-24. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hoạt độ enzyme

Kết quả hình 3-24 và bảng 8 (phụ lục 2) cho thấy khi càng tăng nồng độ ethanol thì CPE thu được có hoạt độ celluase càng cao. Ở nồng độ ethanol 75% thì CPE có hoạt độ cellulase cao nhất, tiếp đó hoạt độ cellulase giảm đi. Cụ thể khi nồng độ ethanol là 70% thì hoạt độ cellulase là 182,8UI/g, tăng 1,42 lần so với khi kết tủa bằng ethanol 65% là 128,2UI/g và nếu nồng độ ethanol tăng lên 75% thì hoạt tính cellulase đạt cực đại là 216,2UI/g, tăng 1,2 lần so với ĐC. Nhưng khi nồng độ ethanol tăng lên 80 và 85% thì hoạt tính cellulase giảm 1,2 lần so với C-DC chỉ còn 154,3UI/g. Kết quả này có thể giải thích mỗi loại enzyme sẽ có loại tác nhân và nồng độ kết tủa thích hợp, khi đó C-CPE thu được sẽ có hoạt tính cao nhất. Ở nồng độ ethanol thấp hơn 75% chưa đủ gây kết tủa hết hoàn toàn enzyme cellulase có trong dịch thể, tuy nhiên ở nồng độ ethanol cao hơn 75% thì lại gây biến tính enzyme.

Như vậy, sử dụng ethanol là tác nhân kết tủa C-CPE Micromonospora VTCC-A-1787 ở nồng độ 75%.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THU NHẬN CHẾ PHẨM ENZYME CELLULASE kỹ THUẬT từ xạ KHUẨN và ỨNG DỤNG sản XUẤT THỬ NGHIỆM bột RONG THỰC PHẨM (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)