Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng pH môi trường nuôi cấy ban đầu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THU NHẬN CHẾ PHẨM ENZYME CELLULASE kỹ THUẬT từ xạ KHUẨN và ỨNG DỤNG sản XUẤT THỬ NGHIỆM bột RONG THỰC PHẨM (Trang 94 - 96)

pH môi trường nuôi cấy ban đầu là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và khả năng sinh tổng hợp các enzyme của các

loài VSV. Chủng Micromonospora VTCC-A-1787 được nuôi cấy trong môi

trường ISP-4 chứa 1,5% CMC, 2% bã mía và 0,4% bột cá được điều chỉnh pH từ 4,0 đến 8,0 bằng các dung dịch HCl/NaOH 0,1N, lắc 180v/phút, ở 300C. Sau 120 giờ nuôi cấy, khả năng sinh tổng hợp cellulase được thể hiện như hình 3-16, 3-17 và bảng 7 (phụ lục 2).

Hình 3-16. Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy ban đầu đến vòng phân giải cơ chất CMC

Hình 3-17. Ảnh hưởng pH môi trường nuôi cấy đến khả năng tổng hợp

enzyme chủng MicromonosporaVTCC-A- 1787

Từ kết quả hình 3-16 và 3-17 trên cho thấy, khả năng sinh tổng hợp cellulase tăng dần trong dải pH 4,0÷6,0, đạt cực đại tại pH 6,0 là 176,3UI/ml, H = 29mm. Sau đó, khi pH tiếp tục tăng vượt qua pH 6,0 thì hoạt tính enzyme bắt đầu giảm dần. Cụ thể ở pH 7,0 (ĐC) hoạt tính là 160UI/ml và đến pH 8,0 thì hoạt tính enzyme chỉ còn 49,3UI/ml, đạt 31% so với hoạt tính cực đại.

Như vậy, chủng Micromonospora VTCC-A-1787 sinh tổng hợp cellulase mạnh

trong điều kiện pH môi trường ban đầu nghiêng về phía acid và môi trường nuôi cấy ban đầu có pH 6,0 là thích hợp cho chủng sinh tổng hợp enzyme cellulase.

Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên, nhận thấy chủng Micromonospora VTCC-A-1787 là chủng ưa trung tính (sinh trưởng tốt trong phạm vi pH 5,5÷7,0), ưa ấm (sinh trưởng tốt ở 25÷400C), kỵ khí không bắt buộc (không cần O2 để sinh trướng nhưng sinh trưởng tốt hơn khi có mặt O2).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THU NHẬN CHẾ PHẨM ENZYME CELLULASE kỹ THUẬT từ xạ KHUẨN và ỨNG DỤNG sản XUẤT THỬ NGHIỆM bột RONG THỰC PHẨM (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)