Đế đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nuôi cấy lên khả năng sinh tổng hợp enzyme cellulase và tìm ra nhiệt độ nuôi cấy thích hợp, chủng
Micromonospora VTCC-A-1787 được nuôi cấy trong môi trường ISP-4, lắc
180v/phút trong 120h ở các nhiệt độ khác nhau: 25, 30, 35, 40 và 450C có bổ sung 2% bã mía và 0,4% bột cá, 1,5% CMC, ở pH 7,0. Kết quả trên hình 3-14, 3-15 và bảng 6 (phụ lục 2) cho thấy hoạt tính enzyme cellulase tăng dần trong giải nhiệt độ từ 25÷350C, nhiệt độ thích hợp cho khả năng sinh tổng hợp enzyme
cellulase của chủng Micromonospora VTCC-A-1787 là 300C, hoạt tính đạt 167,3UI/ml, H = 26mm. Ở nhiệt độ nuôi cấy cao là 40÷450C, hoạt tính enzyme giảm dần, cụ thể khi ở 450C chỉ còn 21,6UI/ml đạt 13% so với cực đại, không xuất hiện vòng sáng thủy phân cơ chất CMC.
Hình 3-14. Ảnh hưởng nhiệt độ nuôi cấy đến vòng phân giải cơ chất Quá trình sống của VSV đặc biệt liên quan đến đi điều kiện sống của môi trường là nhiệt độ và pH. Chỉ ở một nhiệt độ và pH thích hợp nhất định thì khi đó hoạt động trao đổi chất diễn ra tốt nhất để sự sinh trưởng và phát triển của VSV diễn ra thuận lợi. Sự sinh trưởng và phát triển mạnh thể hiện qua việc tiết ra một lượng lớn enzyme ngoại bào để phân giải cơ chất.
Hình 3-15. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến khả năng sinh tổng hợp
enzyme cellulase của chủng Micromonospora VTCC-A-1787
Để khảo sát và kiểm tra chủng Micromonospora VTCC-A-1787 được nuôi
cấy trên môi trường thạch YS ở nhiệt độ 45÷550C thì thấy chủng không phát triển được sau 3 ngày nuôi cấy (so với ĐC), trên bề mặt chủng không mọc khuẩn lạc. Tuy nhiên nếu để đĩa thạch ở nhiệt độ bình thường trở lại là 300C thì chủng bắt đầu sinh trưởng lại, tuy nhiên rất chậm và chỉ mọc vài khuẩn lạc điển hình có kích thước rất bé.
Như vậy chứng tỏ chủng Micromonospora VTCC-A-1787 là một chủng xạ khuẩn ưa ấm và trong các nhiệt độ khảo sát, nhiệt độ thích hợp cho khả năng sinh tổng hợp cellulase là 300C.