là 98 người (chiếm tỷ lệ 72.6%), tiếp theo là lãnh đạo nhóm với 27 người (chiếm 20%), lãnh đạo phịng ban có 10 người (chiếm 7.4%), tỷ lệ chọn mẫu theo chức danh phù hợp với tỷ lệ phân chia theo chức danh tại công ty ISB Việt Nam. Hơn nữa, nghiên cứu phân tích chéo giữa chức danh hiện tại và trình độ học vấn ta thấy, các vị trí địi hỏi trình độ cao như lãnh đạo nhóm và phịng ban là những nhân viên có trình độ học vấn từ đại học trở lên.
Bảng 2.4: Kết quả phân tích chéo giữa Chức danh hiện tại và Trình độ học vấn Chức danh hiện tại Chức danh hiện tại
Tổng Nhân viên Lãnh đạo nhóm Lãnh đạo phịng ban Trình độ học vấn Cao đẳng 15 0 0 15 Đại học 82 25 7 114 Sau đại học 1 2 3 6 Tổng 98 27 10 135
Nguồn: Khảo sát điều tra của tác giả
- Về mức thu nhập hiện tại:
Bảng 2.5: Kết quả phân tích chéo giữa Thu nhập và Chức danh Chức danh hiện tại Chức danh hiện tại
Tổng Nhân viên Lãnh đạo nhóm Lãnh đạo phịng ban Thu nhập hiện tại Ít hơn 10 53 0 0 53 Từ 10 đến 15 43 6 0 49 Từ 15 đến 20 2 18 0 20 Trên 20 0 3 10 13 Tổng 98 27 10 135
Từ bảng thông tin về mẫu khảo sát theo mức thu nhập hiện tại cho thấy mức thu nhập hiện tại của các nhân viên được khảo sát đa số nằm trong khoảng thu nhập dưới 15 triệu. Theo kết quả phân tích chéo giữa thu nhập và chức danh bên dưới, nghiên cứu cho thấy thu nhập chịu ảnh hưởng của chức danh của nhân viên, chẳng hạn như với chức danh là nhân viên thì thu nhập gần như ở mức dưới 15 triệu (96 nhân viên trong tổng số 98 nhân viên được khảo sát) trừ những trường hợp nhân viên làm lâu năm hoặc nhân viên vừa được tuyển dụng vào công ty với những mảng chuyên môn đang được thị trường lao động có nhu cầu cao và hiếm nên rất khó tuyển dụng nên cơng ty ISB Việt Nam cần trả lương theo giá cạnh tranh với thị trường để giữ chân nhân viên.
2.3. Kiểm định thang đo và EFA
Sau khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viên, tác giả tiến hành hiệu chỉnh thang đo chính thức để phù hợp với tình hình thực tế tại cơng ty ISB Việt Nam thông qua cuộc thảo luận với sự tham gia của 15 nhân viên công ty ISB Việt Nam. Bảng câu hỏi của khảo sát này được trình bày tại phụ lục 1. Nội dung của các cuộc phỏng vấn này được ghi chép cẩn thận để làm cơ sở để điều chỉnh bổ sung cho thang đo nhằm chuẩn bị cho nghiên cứu tiếp theo. Sau khi khảo sát các đáp viên, tác giả nhận thấy có một số góp ý được xem là thiết thực, phù hợp với thực tiễn mà tác giả nhận thấy cần phải điều chỉnh, bổ sung như sau:
Lược bỏ 2 yếu tố là “Điều kiện làm việc” và “Phúc lợi” khỏi mơ hình nghiên cứu: Hầu hết các đáp viên (13 nhân viên) cho rằng tác giả nên hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu bằng cách loại bỏ 2 yếu tố là “Điều kiện làm việc” và “Phúc lợi”. Các đáp viên này cho rằng công ty ISB Việt Nam nằm trong khu công nghệ phần mềm ETown, đây là một trong những khu cơng nghệ phần mềm có mơi trường làm việc tốt nhất của TP.HCM vì vậy mơi trường làm việc ở đây rất tốt; hơn nữa tại công ty ISB Việt Nam, nhân viên được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để thực hiện công việc của mình. Về lý do tại sao nên lược bỏ yếu tố “Phúc lợi”, các đáp viên cho rằng công ty ISB Việt Nam thực hiện cơng tác này rất tốt, hầu hết các chính sách về phúc lợi mà cơng ty ISB Việt Nam dành cho nhân viên của mình đều mang lại giá trị thiết
thực, chẳng hạn như, ngồi việc cơng ty tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm mà nhà nước quy định dành cho nhân viên, cơng ty ISB Việt Nam cịn mua thêm các hình thức bảo hiểm tốt hơn cho nhân viên của mình, ngồi ra cơng ty ISB Việt Nam cịn hỗ trợ những nhân viên làm việc từ 3 năm trở lên tại công ty ISB Việt Nam mua bảo hiểm cho người thân, đối với những nhân viên đi cơng tác bên ngồi cơng ty đều được công ty ISB Việt Nam hỗ trợ kinh phí và thù lao, hàng năm cơng ty đều có tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát đầy đủ, ... Các đáp viên cho rằng yếu tố “Điều kiện làm việc” và “Phúc lợi” ở công ty ISB Việt Nam rất tốt từ lúc công ty mới thành lập tới nay nên 2 yếu tố này hầu như không ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viên cơng ty ISB Việt Nam.
Ngồi việc lược bỏ hai yếu tố “Điều kiện làm việc” và “Phúc lợi” khỏi mơ hình nghiên cứu đề xuất, một số biến quan sát dùng để đo lường các nhân tố cịn lại trong mơ hình cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại cơng ty. Cụ thể như sau:
Thang đo “Bản chất công việc” - Lược bỏ phát biểu CV2
Lý do loại phát biểu “Cơng việc có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp” là vì các đáp viên cho rằng việc đo lường cho biến quan sát này quá chung chung, rất khó để có được kết quả đo lường đúng đắn vì cơng việc mà nhân viên thực hiện đều là để góp phần vào mục đích phát triển kinh doanh của cơng ty do đó cơng việc nào cũng là quan trọng đối với công ty. Theo kết quả khảo sát thử, các đáp viên yêu cầu nên loại bỏ phát biểu này.
- Bổ sung thêm phát biểu “Khối lượng công việc chấp nhận được” đo lường về việc nhân viên có cảm nhận như thế nào về khối lượng cơng việc của mình.
Thang đo “Đào tạo và thăng tiến”
- Bổ sung thêm phát biểu “Nhân viên được đào tạo và bồi dưỡng các kỹ năng
cần thiết để hoàn thành tốt cơng việc”. Ngồi những biến quan sát từ những nghiên cứu trước, theo tác giả nhận thấy việc nhân viên được đào tạo và bồi
dưỡng các kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt cơng việc là quan trọng, vì vậy tác giả đề xuất bổ sung thêm biến quan sát này vào để đo lường biến Đào tạo và Thăng tiến.
Thang đo “Tiền lương” - Lược bỏ phát biểu TL3
Lý do loại bỏ phát biểu “Trả lương công bằng giữa các nhân viên” là vì các đáp viên cho rằng phát biểu này chưa rõ ràng, chưa có cơ sở để đo lường việc trả lương như thế nào là cơng bằng. Vì vậy nên loại bỏ phát biểu này.
- Bổ sung thêm các phát biểu
“Thang lương của công ty rõ ràng, minh bạch” nhằm thay thế cho phát biểu TL3 đã bị loại bỏ ở trên để đo lường việc công bằng trong cách trả lương cho nhân viên.
“Công ty trả lương công bằng so với các công ty cùng ngành”. Sau khi
tìm hiểu và tham vấn ý kiến chuyên gia, tác giả đề xuất bổ sung thêm một biến quan sát này để so sánh mức độ chi trả lương của công ty ISB Việt Nam so với các công ty khác cùng ngành.
Kết quả nghiên cứu định tính:
Sau khi tiến hành hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và thang đo các biến quan sát để đo lường các yếu tố trong mơ hình, tác giả xây dựng thang đo chính thức để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viên công ty ISB Việt Nam với 5 nhân tố ảnh hưởng đến ĐLLV và 26 biến quan sát.
Sau khi hình thành thang đo chính thức, tác giả tiến hành các cuộc phỏng vấn chuyên sâu nhằm đảm bảo người được phỏng vấn hiểu rõ nội dung các khái niệm và ý nghĩa của từ ngữ. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu. Việc sử dụng thang đo này rất phổ biến trong nghiên cứu kinh tế - xã hội vì các vấn đề trong kinh tế - xã hội đều mang tính đa khía cạnh.
Để đảm bảo thang đo sau khi được hiệu chỉnh có độ tin cậy cao trong việc đo lường ĐLLV của nhân viên công ty ISB Việt Nam, sau khi thu thập và thống kê kết quả khảo sát
tác giả đã tiến hành kiểm định thang đo bằng Cronbach Alpha. Kết quả của quá trình kiểm định này được trình bày chi tiết ở phụ lục 5. Ngoài ra phương pháp phân tích khám phá EFA được sử dụng để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần. Kết quả phân tích nhân tố được trình bày chi tiết ở phụ lục 6.
Bảng 2.6: Mã hoá thang đo yếu tố “Động lực làm việc”
Mã hoá Nội dung thang đo
ĐLLV1 Anh / chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại.
ĐLLV2 Anh / chị thấy được động viên trong công việc.
ĐLLV3 Anh / chị thường làm việc với tâm trạng tốt nhất.
Bảng 2.7: Mã hoá thang đo yếu tố “Bản chất cơng việc”
Mã hố Nội dung thang đo
CV1 Nhân viên hiểu rõ yêu cầu cơng việc của mình.
CV2 Khối lượng công việc chấp nhận được.
CV3 Công việc phù hợp với khả năng của nhân viên.
CV4 Cơng việc có nhiều thử thách thú vị.
CV5 Nhân viên được trao đủ quyền để thực hiện cơng việc của mình.
Bảng 2.8: Mã hố thang đo yếu tố “Đào tạo và thăng tiến”
Mã hoá Nội dung thang đo
ĐT1 Công ty tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao kiến thức và kỹ năng
làm việc.
ĐT2 Công ty tạo nhiều cơ hội thăng tiến cho nhân viên.
ĐT3 Cơ hội thăng tiến công bằng cho các nhân viên.
ĐT4 Nhân viên được đào tạo và bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết để hồn
Bảng 2.9: Mã hố thang đo yếu tố “Tiền lương”
Mã hoá Nội dung thang đo
TL1 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc.
TL2 Tiền lương đủ đáp đáp ứng các nhu cầu cuộc sống của nhân viên.
TL3 Thang lương của công ty rõ ràng, minh bạch.
TL4 Các khoản phụ cấp đảm bảo hợp lý.
TL5 Công ty trả lương công bằng so với các cơng ty cùng ngành.
Bảng 2.10: Mã hố thang đo yếu tố “Cấp trên”
Mã hoá Nội dung thang đo
CT1 Nhân viên nể phục năng lực của cấp trên.
CT2 Cấp trên dễ dàng giao tiếp.
CT3 Cấp trên hỗ trợ, quan tâm nhân viên trong công việc.
CT4 Cấp trên đối xử công bằng với cấp dưới.
CT5 Cấp trên ghi nhận đóng góp của nhân viên.
Bảng 2.11: Mã hố thang đo yếu tố “Đồng nghiệp”
Mã hoá Nội dung thang đo
ĐN1 Đồng nghiệp truyền cảm hứng cho bạn.
ĐN2 Đồng nghiệp đáng tin cậy.
ĐN3 Đồng nghiệp sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết.
ĐN4 Đồng nghiệp có sự tận tâm, nhiệt tình với cơng việc.
2.4. Thực trạng các yếu tố tạo động lực làm việc tại công ty ISB Việt Nam
Để có căn cứ xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao ĐLLV cho nhân viên công ty ISB Việt Nam, tác giả tiến hành phân tích thực trạng các yếu tố tạo ĐLLV tại công ty ISB
Việt Nam, đồng thời kết hợp với phương pháp thống kê mô tả để nhận biết mức đánh giá của người lao động đối với từng nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ĐLLV. Hơn nữa để có cơ sở vững chắc nhằm đưa ra các giải pháp tốt tác giả đã tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu với 8 nhân viên (Phụ lục 3) và 3 cán bộ quản lý cấp phịng (Phụ lục 4) đang làm việc tại cơng ty ISB Việt Nam.
2.4.1. Yếu tố Bản chất công việc
ISB Việt Nam là công ty chuyên gia công các sản phẩm công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp, tổ chức bên ngoài nên hầu hết cách quản lý công việc tại công ty được thực hiện theo kiểu dự án. Các nhân viên trong dự án hiểu rõ cơng việc, nhiệm vụ của mình. Vì cơng ty có rất nhiều khách hàng và có nhiều dự án cần được thực hiện, trong khi đó nguồn nhân lực của cơng ty có hạn, điều này đã dẫn đến việc chia sẻ nguồn lực giữa các dự án khác nhau do đó khối lượng cơng việc của mỗi nhân viên tương đối nhiều. Hơn nữa, do áp lực của tiến độ dự án địi hỏi các nhân viên phải làm việc ngồi giờ rất nhiều, vấn đề này diễn ra thường xuyên đã phần nào ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân viên.
Kết quả đánh giá trị trung bình của các yếu tố Bản chất cơng việc ở mức trung bình và khá. Yếu tố “Cơng việc phù hợp với khả năng của nhân viên” và “Nhân viên được trao đủ quyền để thực hiện cơng việc của mình” được các ứng viên đánh giá chỉ ở mức độ trung bình. Để làm rõ các kết quả này, trong vòng phỏng vấn sâu các nhân viên công ty ISB Việt Nam, khi được hỏi về những yếu tố nào mà anh / chị cảm thấy chưa hài lịng trong cơng việc thì có đáp viên cho rằng đó là vấn đề nhân viên chưa được trao đủ quyền để thực hiện công việc và vấn đề công việc phù hợp với khả năng của nhân viên. Lý giải cho vấn đề này, hầu hết các đáp viên cho rằng trong công việc đôi khi họ cần gấp một số vấn đề cần giải quyết đề xuất thiết bị, công cụ phục vụ công việc, sự cho phép của cấp trên trong cơng việc thì phải chờ đợi để được sự cho phép của rất nhiều cấp bậc quản lý. Các nhân viên được hỏi đề xuất ban lãnh đạo công ty ISB Việt Nam nên giảm bớt các vấn đề thủ tục này để giúp cho công việc của họ được thực hiện tốt hơn. Về vấn đề “Công việc phù hợp với khả năng của nhân viên”, các ứng viên được hỏi cho rằng do đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty ISB Việt Nam là gia cơng phần mềm nên địi hỏi các nhân viên, đặc biệt
là các kỹ sư phần mềm phải cố gắng mọi cách nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, do đó có nhiều lúc nhân viên phải làm các công việc trái với chuyên môn đào tạo nhưng cũng vì mục đích chung của cơng ty là đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Các ứng viên mong muốn mình được huấn luyện tốt, hiểu rõ hơn về công việc trước khi thực hiện.
Tại công ty ISB Việt Nam hầu hết các dự án hầu hết là gia công phần mềm cho các khách hàng bên ngồi nên cơng ty cần phải có quy trình làm việc rõ ràng để được khách hàng yên tâm, tin tưởng, cảm thấy hài lòng khi chọn ISB Việt Nam làm công ty gia công sản phẩm cho mình. Để được khách hàng chọn thực hiện dự án, người quản lý dự án phải lên kế hoạch đầy đủ về nhân lực, tài chính, thời gian, trình tự thực hiện dự án để cho khách hàng duyệt trước khi dự án được thực hiện. Trong q trình thực hiện dự án, có sự tương tác giữa nhân viên trong dự án với quản lý dự án và giữa quản lý dự án với khách hàng, do đó nhân viên thực hiện dự án hiểu rõ về cơng việc của mình trước khi thực hiện cơng việc. Vì vậy nên khi hỏi về đánh giá mức độ hiểu rõ về cơng việc của mình, nhân viên ISB Việt Nam đánh giá với số điểm khá cao là 3.9.