Yếu tố Cấp trên Giá trị trung bình
Nhân viên nể phục năng lực của cấp trên. 3.23
Cấp trên dễ dàng giao tiếp. 3.38
Cấp trên đối xử công bằng với cấp dưới. 3.55
Nguồn: Khảo sát điều tra của tác giả
Trong vòng phỏng vấn sâu đối với nhân viên, các ứng viên cho rằng họ quan niệm cấp trên phải là người có năng lực cơng việc và có kỹ năng giao tiếp tốt. Cấp trên phải là người được cấp dưới nể phục, làm gương cho cấp dưới noi theo. Có nhân viên được phỏng vấn cho rằng cấp trên của mình chưa đối xử công bằng với nhân viên cấp dưới trong việc đề bạt thăng tiến, tăng lương, thưởng cho nhân viên. Các nhân viên này cho rằng việc đề bạt thăng tiến, tăng lương, thưởng được cấp trên thực hiện dựa trên cảm tính và độc đốn, khơng được dân chủ trong việc đề bạt. Họ mong muốn cấp trên của mình nên lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên cấp dưới trước khi thực hiện những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến tổ chức. Hơn nữa về vấn đề phân phối thành quả lao động, nhân viên được phỏng vấn cho rằng mình là người làm việc sản xuất trực tiếp để tạo nên thành quả của dự án thế nhưng khi dự án thành cơng thì người hưởng hầu hết mọi thành quả là cán bộ cấp trên vì vậy họ cảm thấy mình khơng được thoả mãn với thành quả lao động của mình, ngược lại khi dự án thất bại thì người gánh chịu hậu quả nhiều nhất chính là họ, chẳng hạn như việc không được tăng lương, cắt giảm phúc lợi và mất cơ hội thăng tiến, bị chỉ trích, .... Ngược lại những người quản lý cho rằng, họ đã đề xuất khen thưởng cho nhân viên khi hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, khi nhân viên hồn thành tốt nhiệm vụ thì thành tích của họ được công ty ghi nhận, những nhân viên này là những người được đề bạt đầu tiên khi có cơ hội thăng tiến trong công việc.
ISB Việt Nam là một công ty dịch vụ gia công phần mềm nên có rất nhiều khách hàng từ bên ngồi, vì vậy để tạo được uy tín, sự hài lịng trong q trình hợp tác với khách hàng các cán bộ quản lý dự án của công ty ISB Việt Nam phải chịu rất nhiều áp lực trong việc điều hành dự án vì họ quản lý nhiều dự án cùng một thời điểm, đồng thời phải đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án theo như cam kết với khách hàng. Để hoàn thành được mục tiêu của dự án người quản lý phải tương tác với nhân viên cấp dưới để đẩy tiến độ công việc. Vấn đề hiện nay là ở ISB Việt Nam có sự chồng chéo về việc quản lý nguồn nhân lực cho dự án. Vì số lượng nhân viên có hạn, trong khi đó số lượng dự án mà cơng ty nhân được khá nhiều dẫn đến việc một nhân viên phải làm việc một lúc với nhiều dự án khác nhau. Có trường hợp tại một thời điểm nhân viên làm việc tới 3 dự án cùng một lúc và 3 dự án này được quản lý bởi 3 người quản lý khác nhau, cán bộ quản lý dự án nào cũng mong muốn dự án của mình được nhân viên thực hiện ở mức độ ưu tiên cao nhất, điều này đã gây áp lực rất nhiều lên nhân viên. Nhiều lúc nhân viên cảm thấy họ chẳng khác gì là công cụ để thực hiện công việc cho người khác dẫn đến bị khủng hoảng về tinh thần làm việc vì bị áp lực cơng việc đè nặng. Cấp trên thì chỉ muốn cơng việc dự án của mình tốt nhất trong khi đó họ khơng quan tâm tới cấp dưới phải làm như thế nào để hồn thành cơng việc của mình.
2.4.7. Yếu tố Đồng nghiệp
Hầu hết thời gian làm việc tại công ty nhân viên thường xuyên tiếp xúc giao tiếp với đồng nghiệp của mình, do đó quan hệ với đồng nghiệp là một nhu cầu không thể thiếu khi làm việc tại bất kỳ công ty, tổ chức nào. Tại công ty ISB Việt Nam cũng vậy, đồng nghiệp là người thân thiện, hoà đồng, sẵn sàng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên trong các công việc cần sự phối hợp giữa các phịng ban khác nhau thì cơng tác làm việc nhóm chưa được tốt. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các phòng ban ở ISB Việt Nam chưa tốt, các nhân viên ở các phòng ban khác nhau khi làm việc chung với nhau họ chưa phối hợp tốt với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ở ISB Việt Nam các nhân viên hầu như chỉ có mối quan hệ với nhau trong phạm vi phịng ban của mình, mặc dù cơng ty cũng có các buổi dã ngoại, hoạt náo để tạo khơng khí thân thiện giữa các phịng ban nhưng những buổi
sinh hoạt nhưng thế này diễn ra rất ít, khơng thường xun nên chưa đủ để gắn kết nhân viên của các phòng ban với nhau.
Theo kết quả đánh giá giá trị trung bình của các yếu tố Đồng nghiệp ở Bảng 2.18 cho thấy các ứng viên được khảo sát đánh giá mối quan hệ đồng nghiệp ở công ty ISB Việt Nam ở mức khá.