10. Kết cấu của luận án
2.4. Lý luận về sự tác động của chính sách
2.4.2. Đánh giá tác động chính sách
Vũ Cao Đàm (2017) đưa ra khái niệm“Đánh giá chính sách là xem xét chính
sách từ nhiều góc độ khác nhau, phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của chính sách để phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau” [19. Tr98]. Với người sử dụng chính
sách, người bị chính sách tác động, thì việc đánh giá chính sách sẽ giúp tìm được chỗ có lợi nhất cho công việc của đơn vị mình hoặc các nhân mình. Với các cơ quan hoạch định chính sách, thì việc đánh giá chính sách sẽ giúp phát hiện những chỗ bất cập của chính sách, có thể gây phương hại đến lợi ích của cộng đồng, phương hại đến việc thực hiện mục tiêu tồn xã hội của chính sách, để tìm biện pháp điều chỉnh.
Ngân hàng thế giới (2008) định nghĩa: “Đánh giá tác động là đánh giá những
thay đổi gắn với những tác động của một dự án, chương trình, chính sách. Những thay đổi đó có thể được dự định trước hoặc không như dự định”.
Đánh giá tác động (ĐGTĐ) được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: “Nếu khơng có tác động của chính sách/chương trình/dự án thì kết quả đầu ra sẽ như thế nào”? Với cách hiểu như trên, ĐGTĐ được xem là một cơng việc nhằm tìm ra những lý do dẫn đến sự thay đổi gắn trực tiếp với những tác động từ chính sách. Hiểu một cách đơn giản, đó là một sự so sánh kết quả đầu ra giữa việc có chính sách và khơng có chính sách. Việc so sánh này cũng khơng phải là một phép trừ đơn giản của hai tình huống trên, bởi khơng có chính sách thì đầu ra cũng khơng phải ngun trạng như lúc ban đầu mà có sự thay đổi từ các tác động khác. Sự thay đổi do các tác động khác trong trường hợp khơng có chính sách lại khơng nhìn thấy được bởi đối tượng được tác động thực tế là đã có chính sách.
Việc ĐGTĐ phải chỉ rõ được những bằng chứng chứng minh sự thay đổi nào gắn với những tác động trực tiếp từ các chính sách, chương trình. Đây là căn cứ để xây dựng chính sách và được gọi là xây dựng chính sách thực chứng (Evidence-based policy making). ĐGTĐ có thể giúp: Định lượng được những tác động của một chính sách tới lợi ích của đối tượng hưởng lợi; So sánh những lợi ích đạt được của các nhóm hưởng lợi khác nhau; Kiểm chứng và đưa ra các lựa chọn thay thế. Theo phân tích của nhóm IRD-DIAL (2008) và theo cách phân tích chuỗi kết quả (results chain), để ĐGTĐ của chính sách, cần quan tâm đến hai nội dung: (i) Đánh giá quá trình triển khai; (ii) Đánh giá tác động, được thể hiện ở Hình 2.1 dưới đây.
Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi kết quả chính sách
Hình 2.1 thể hiện lơ-gic triển khai chính sách (đầu vào, hoạt động, đầu ra) và những kết quả mong đợi. Phương pháp đánh giá tác động của chính sách cũng dựa trên lôgic này và chia thành 02 nội dung đánh giá:
Tác động Triển khai Hoạt Động Đầu vào Đầu ra Tác động Ngắn hạn Tác động dài hạn
(1) Đánh giá quá trình triển khai: q trình triển khai chính sách gồm 3 phần: (i) Đầu vào: là các quy định được cụ thể hóa trên văn bản của một chính sách; (ii) Hoạt động: cách thức tổ chức thực hiện chính sách. Từ các yếu tố đầu vào (các quy định), đánh giá làm rõ cách thức triển khai chính sách, những vướng mắc gặp phải của các địa phương trong quá trình triển khai; (iii) Đầu ra: Từ đầu vào và việc tổ chức triển khai chính sách đã mang lại đầu ra như thế nào. Đánh giá quá trình triển khai thực hiện là căn cứ để giải thích cho tác động của chính sách.
(2) Đánh giá tác động chính sách: cần phân biệt sản phẩm đầu ra của chính sách (outputs) với kết quả đạt được (outcomes) nhờ việc người thụ hưởng chính sách sử dụng những kết quả của chính sách. Khi đánh giá tác động chúng ta quan tâm đến những kết quả đạt được này. Những kết quả này có thể trơng thấy được thơng qua khảo sát, nhưng để đánh giá tác động thì cần lựa chọn một tình huống phản thực phù hợp.
Đánh giá tác động chính sách được hiểu trong luận án là xem xét, phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của chính sách, từ đó đề xuất các giải pháp điều chỉnh điểm yếu, phát huy điểm mạnh của chính sách.