Luận giải cách tiếp cận và phương pháp đánh giá tác động chính sách khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học thái nguyên) (Trang 61)

10. Kết cấu của luận án

2.4. Lý luận về sự tác động của chính sách

2.4.4. Luận giải cách tiếp cận và phương pháp đánh giá tác động chính sách khoa

2.4.4.1. Cách tiếp cận đánh giá tác động chính sách khoa học và cơng nghệ lựa chọn

Các chính sách sử dụng trong nghiên cứu của luận án đều được ban hành trong giai đoạn từ 2005 đến nay, đã triển khai thực hiện khi luận án được tiến hành. Cụ thể: Nhóm chính sách có tác động đến phát triển hoạt động KH&CN trong các trường ĐH, được cụ thể hóa trong vật mang chính sách là Nghị định số 99/2014/NĐ-CPngày 25 tháng 10 năm 2014; và nhóm chính sách tác động đến thiết chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về KH&CN trong trường ĐH, được cụ thể hóa trong vật mang chính sách là Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005; Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006, được thay thế bằng Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015. Nên cách tiếp cận đánh giá tiên nghiệm khơng cịn phù hợp và vì vậy tiếp cận đánh giá hậu nghiệm được áp dụng để đánh giá tác động của hai nhóm chính sách KH&CN này. Cách tiếp cận này cho phép sử dụng các phương pháp định tính trong đánh giá tác động của chính sách như thơng qua lấy ý kiến của đối tượng hưởng lợi chính sách và các tác nhân liên quan. Cách tiếp cận này cũng cho phép đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra của chính sách, cũng như xác định được nguyên nhân của các kết quả đạt được. Nói cách khác, đánh giá hậu nghiệm cho phép chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa kết quả/hậu quả và q trình triển khai thực hiện chính sách.

Luận án còn sử dụng cách tiếp cận đánh giá từ top - down và cách tiếp cận đánh giá từ bottom-up để đánh giá tác động của hai nhóm chính sách KH&CN này. Cụ thể: Đối với cách tiếp cận từ top - down: Luận án đã nghiên cứu các văn bản do cơ quan quản lý cấp trên là ĐHTN và các văn bản do các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN ban hành nhằm triển khai thực hiện hai nhóm chính sách KH&CN trên như thế nào. Ngồi ra, Luận án cịn nghiên cứu các báo cáo tình hình kết quả hoạt động KH&CN cụ thể trong từng giai đoạn, từng năm của ĐHTN và của các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN; Với cách tiếp cận đánh giá bottom-up, tác giả đã nghiên cứu nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách là đội ngũ GV, các nhà khoa học, nghiên cứu viên trong ở các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN thông qua thực tiễn khảo sát.

2.4.4.2. Phương pháp đánh giá tác động chính sách khoa học và cơng nghệ lựa chọn

Phương pháp được sử dụng để đánh giá tác động của hai nhóm chính sách KH&CN trong nghiên cứu của Luận án là cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

- Phương pháp định tính: Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá hai nhóm chính sách KH&CN, tác giả nhấn mạnh đến phương pháp phỏng vấn sâu. Phương pháp này được thực hiện đối với các nhà quản lý trực tiếp thực hiện và chỉ đạo thi hành chính sách, các cấp lãnh đạo phòng ban phụ trách trực tiếp mảng NCKH trong trường ĐH, các đối tượng thụ hưởng của chính sách. Dựa trên phương pháp định tính này, tác giả có cái nhìn tổng thể về chính sách đi theo cả hai cách tiếp cận: top-down và bottom-up với sự so sánh giữa kết quả báo cáo từ phía quản lý và kết quả thực hiện trên nhóm đối tượng thụ hưởng. Việc lấy ý kiến chuyên gia cũng cho phép phản ánh tác động của chính sách, mặc dù khơng định lượng được tác động của chính sách, nhưng cho phép xác định được hướng tác động (tích cực, tiêu cực) của chính sách và nguyên nhân.

- Phương pháp định lượng: Có rất nhiều phương pháp định lượng dùng để đánh giá chính sách như phương pháp khác biệt trong khác biệt, phương pháp hồi quy các nhân tố cố định,….Tuy nhiên, khi đánh giá hai nhóm chính sách KH&CN trong nghiên cứu của Luận án, tác giả khơng có sẵn nguồn dữ liệu cho phép. Cơ sở dữ liệu trước khi triển khai chính sách khơng có sẵn và nếu thu thập lại dữ liệu đó thì chí phí rất lớn trong khi độ chính xác của dữ liệu khơng cao nên phương pháp định lượng (mơ hình, kiểm định) khơng được sử dụng trong việc đánh giá hai nhóm chính sách KH&CN này. Tác giả đã sử dụng một số phương pháp định lượng sau:

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Sau quá trình khảo sát, dữ liệu được nhập liệu, làm sạch. Số liệu được phân tích thơng qua các cách thống kê mơ tả, phân tích tương quan và trình bày. Bên cạnh dữ liệu có được qua phương pháp điều tra, luận án còn sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động KH&CN của ĐHTN, các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN giai đoạn trước và sau khi áp dụng chính sách.

Phương pháp đánh giá sau chính sách. Mục đích của phương pháp này là nhằm kiểm định xem hai nhóm chính sách đã thực hiện được những mục tiêu mà nó đề ra hay chưa thơng qua phép so sánh giữa mục tiêu và kết quả đạt được trong thực

tế. Đánh giá tác động sau chính sách cần đánh giá các nội dung liên quan đến nhu cầu, quy trình và tác động của chính sách này đem lại. Trong đó;

- Đánh giá nhu cầu: Là xem xét hai nhóm chính sách KH&CN mà luận án lựa chọn nghiên cứu hướng đến đối tương nào, mục đích cuối cùng của chính sách là gì, được thực hiện dưới các mục tiêu nào.

- Đánh giá quy trình: Là xem xét hai nhóm chính sách KH&CN mà luận án lựa chọn nghiên cứu được thực thi như tế nào trong thực tế, những hoạt động này có được triển khai đúng kịch bản mà chính sách xây dựng khơng.

- Đánh giá tác động: Là xem xét hai nhóm chính sách KH&CN mà luận án lựa chọn nghiên cứu có tạo ra được các tác động mong đợi đối với đối tượng thụ hưởng chính sách hay khơng, đánh giá xem những tác động này có đến từ chính sách/yếu tố khác. Bảng đánh giá các tác động của hai nhóm chính sách KH&CN được thể hiện ở Bảng 2.2 dưới đây.

Bảng 2.2. Bảng đánh giá các tác động của chính sách KH&CN

Chuỗi Loại Tác động trực tiếp (outputs) Tác động nối tiếp (Outcomes) Tác động gián tiếp (Impacts) Dƣơng tính Là tác động dẫn đến những kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách. Tác động dương tính là loại tác động mà cơ quan quyết định chính sách mong muốn đạt tới

Các tác động này có thể xảy ra ngay sau khi thực hiện chính sách và tạo ra phản ứng ban đầu của các nhóm xã hội Tác động nối tiếp từ các tác động trực tiếp Các tác động phát sinh Âm tính Là những tác động dẫn đến những kết quả không phù hợp với mục tiêu của chính sách

Ngoại biên

Là loại tác động đến những kết quả nằm ngoài dự liệu của cơ quan quyết định chính sách. Trong tác động ngoại biên có ngoại biên dương tính và ngoại biên âm tính

2.4.5. Khung đánh giá tác động chính sách khoa học và cơng nghệ

Tuỳ thuộc vào các bên liên quan mà mục tiêu, nội dung và kết quả đánh giá được xem xét dưới các giác độ khác nhau, điểm mấu chốt quan trọng nhất là đánh giá lợi ích của các bên tham gia và thụ hưởng chính sách cũng như tác động của chính sách đối với các đối tượng thụ hưởng chính sách theo nghĩa hẹp và đối với nền kính tế - xã hội theo nghĩa rộng. Từ những phân tích về cách tiếp cận và phương pháp đánh giá chính sách KH&CN nói trên, tác giả đã rút ra khung đánh giá kết quả và tác động của hai nhóm chính sách KH&CN trong nghiên cứu của luận án như sau:

1. Đánh giá quy trình triển khai chính sách: Xem xét các nhiệm vụ của chính sách có được triển khai đúng kịch bản đã xây dựng hay khơng, có đúng mục tiêu, phương tiện và đối tượng hay không.

2. Đánh giá các tác động và hiệu quả triển khai chính sách, gồm:

- Phân tích các tác động dương tính- âm tính- ngoại biên của chính sách đã triển khai trong thực tế có tạo ra được các tác động mong đợi đối với các đối tượng thụ hưởng chính sách hay khơng.

- So sánh các chỉ số về kết quả đạt được trước và sau khi thực hiện chính sách để đối chiếu với thực tiễn đang diễn ra dưới sự tác động chính sách.

Hai nhóm chính sách được nghiên cứu trong luận án có sự khác nhau về tác nhân tham gia thực hiện, đối tượng hưởng lợi trực tiếp, kênh truyền dẫn tác động,… do đó, mỗi nhóm chính sách sẽ có các chỉ báo đánh giá riêng biệt.

- Chỉ số dùng để đánh giá tác động của nhóm chính sách đến phát triển hoạt động KH&CN trong trường ĐH được dựa trên kết quả của hoạt động KH&CN của trường ĐH. Các chỉ báo dùng để đánh giá bao gồm: Tỷ lệ đề tài, chương trình, dự án; Tỷ lệ bài báo khoa học được cơng bố trên tạp chí quốc tế uy tín; Tỷ lệ bài báo khoa học được công bố trên tạp chí trong nước; Tỷ lệ hợp đồng CGCN (từ kết quả nghiên cứu) vào sản xuất; Tỷ lệ kinh phí dành cho hoạt động KH&CN trước và sau khi Nghị định. Việc so sánh trước và sau khi thực hiện chính sách cho biết sự thay đổi của các chỉ số phản ánh tác động của chính sách. Trong trường hợp so sánh này, không thể định lượng được tác động chính xác của chính sách lên đối tượng hưởng lợi hoặc tác nhân

liên quan nhưng cách tiếp cận so sánh này cho phép dựa vào số liệu thực tế có thể kiểm chứng được sự tác động của chính sách lên đối tượng hưởng lợi hoặc tác nhân liên quan. - Chỉ báo đánh giá tác động của nhóm chính sách đến thiết chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về KH&CN trong trường ĐH, luận án dựa trên các nội dung định tính sau: Mức độ tự chủ về thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp; Mức độ tự chủ về nhân sự KH&CN; Mức độ tự chủ về tài chính KH&CN; Mức độ tự chủ hợp tác quốc tế về KH&CN.

Năng lực tự chủ là những khả năng đảm bảo cho việc tự chủ. Do đó, Luận án, cũng phân tích hiện trạng hiện trạng năng lực thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trường ĐH Sư phạm; Trường ĐH Nông lâm và Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc ĐHTN.

2.4.6. Vai trị của chính sách khoa học và cơng nghệ đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu

Chính sách KH&CN là một loại chính sách cơng được xây dựng để điều tiết các hoạt động KH&CN (tạo ra động năng phát triển xã hội), ngồi tác động cơ bản này, chính sách KH&CN cần tác động mạnh mẽ và đủ mạnh đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH nhằm hoàn thiện chức năng NCKH, từ đó góp phần thúc đẩy các ĐH Việt Nam tiến dần đến ĐHNC thế giới.

Thứ nhất, chính sách KH&CN định hướng đầu tư cho hoạt động KH&CN trong trường ĐH

Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, các nước Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Ấn Độ đều thể hiện định hướng mục tiêu xây dựng các trường ĐH đẳng cấp quốc tế thông qua việc đầu tư cho KH&CN trong trường ĐH. Chẳng hạn: Chính sách của Pháp và Trung Quốc rất chú trọng việc xây dựng cơ sở vật chất cho trường ĐH, các nước này không chỉ tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế về đào tạo, NCKH mà còn quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng của trường ĐH, xây dựng một môi trường thật tốt cho việc học tập và NCKH trong khuôn viên nhà trường. Chính sách của Nga và Ấn Độ thì lại hướng tới coi trọng đầu tư cho các ĐH khoa học cơng nghệ (loại hình khoa học kĩ thuật), cịn chính sách của Hàn Quốc tập trung vào việc tạo ra các trường ĐH chun mơn hóa mang tính địa phương để hỗ trợ phát triển cơng nghiệp hóa. Do đó, các chính sách KH&CN Việt Nam hiện nay ngồi vai trị

điều tiết hoạt động KH&CN nói chung, cần có cơ chế, chính sách cụ thể định hướng phát triển các ĐHNC thông qua tập trung đầu tư chiến lược cho hoạt động KH&CN trong trường ĐH, từ đó tạo uy tín và dần nâng thương hiệu của trường ĐH Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ hai, chính sách KH&CN tạo động lực bằng vật chất và môi trường NCKH thuận lợi cho GV làm NCKH

Động lực NCKH của GV trong trường ĐH tùy thuộc vào mỗi người, có thể là niềm đam mê, ham nghiên cứu tìm tịi cái mới, khát vọng muốn khẳng định bản thân, muốn hơn người khác, học hàm, học vị, lợi ích kinh tế,... Tuy nhiên, trong bối cảnh mà thu nhập của đội ngũ GV là quá thấp, thấp hơn rất nhiều so với thu nhập của nhiều ngành nghề khác thì chính sách KH&CN cần tác động vào lợi ích kinh tế. Nghĩa là GV làm nghiên cứu có chất lượng, có cơng bố quốc tế phải có thu nhập tốt hơn so với GV không làm nghiên cứu, sự chênh lệch về thu nhập theo cách này sẽ tạo ra động lực làm NCKH cho GV. Do vậy, chính sách KH&CN tập trung tác động bằng yếu tố vật chất có thể được coi là giải pháp kích thích nhu cầu, động lực làm NCKH của GV trong các trường ĐH hiện nay.

Một môi trường NCKH thuận lợi cũng được coi là một yếu tố tạo động lực làm NCKH cho GV ở các trường ĐH, mơi trường NCKH có thể chia hai phần: Phần cứng và phần mền. Đối với các nhà khoa học thực nghiệm, phần cứng là phịng thí nghiệm, trang thiết bị, máy móc, thiếu sự hỗ trợ của các yếu tố phần cứng này thì khó lịng đạt được kết quả nghiên cứu như mong muốn, trong khi đó đối với người làm nghiên cứu lí thuyết thì phần cứng là hệ thống thư viện hiện đại và máy tính được kết nối tốt với các kho dữ liệu qua intenet là những điều kiện góp phần vào sự thành công của kết quả NCKH. Môi trường NCKH ở các trường ĐH còn thể hiện ở cơ chế tổ chức NCKH, các trường ĐH đẳng cấp quốc tế, NCKH thường được tổ chức làm việc theo nhóm (team working), cịn ở các trường ĐH của Việt Nam mặc dù cũng đã hình thành những nhóm làm việc, nhưng về cơ bản vẫn là phương thức làm việc đơn độc, mỗi người theo đuổi một vấn đề riêng lẻ. Do vậy, các chính sách KH&CN cần tập trung tác động nhằm khuyến khích phát triển cả phần cứng và phần mền để tạo điều kiện thuận lợi cho GV làm NCKH từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng NCKH trong trường ĐH.

Thứ ba, chính sách KH&CN thúc đẩy sự hợp tác giữa trường ĐH với các doanh nghiệp trong lĩnh vực KH&CN

Đối với trường ĐH việc hợp tác với doanh nghiệp sẽ giúp trường ĐH tiếp cận các nguồn tài chính bổ sung, tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất, hiểu hơn về những yêu cầu của doah nghiệp, còn đối với doanh nghiệp khi hợp tác với trường ĐH sẽ giúp họ nâng cao khả năng nghiên cứu, làm tăng hiệu quả kinh doanh. Như vậy, sự hợp tác giữa trường ĐH với doanh nghiệp có thể được nhìn nhận ở góc độ này thì doanh nghiệp có thể là “khách hàng” của trường ĐH trong việc áp dụng các sáng chế hay kết quả nghiên cứu cịn ở góc độ khác trường ĐH lại là thành khách hàng của doanh nghiệp trong việc thuê các thiết bị kỹ thuật tiên tiến của doanh nghiệp đề làm nghiên cứu. Do vậy, chính sách KH&CN cũng cần tạo ra các cơ chế cụ thể gắn sự hợp tác giữa trường ĐH và doanh nghiệp trong lĩnh vực KH&CN để thúc đẩy hoạt động KH&CN trong trường ĐH.

Tóm lại, chính sách KH&CN có vai trị đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là tăng cường hàm lượng NCKH), nâng cao hàm lượng NCKH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐH mà đây lại là tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học thái nguyên) (Trang 61)