(Đơn vị: triệu đồng)
TT
Kinh phí tối thiểu 5% từ nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo dục ĐH để đầu tƣ phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KH&CN
2,050,000,000
1 Chi kinh phí thực hiện đề tài cấp cơ sở 466,000,000 2 Chi hỗ trợ công bố báo khoa học cho GV 250,000,000 3 Chi khác về hợp tác KH&CN với đối tác mới 100,000,000 4 Chi hội đồng xét duyệt đề tài KH&CN các cấp 35,000,000 5 Chi hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện các nhiệm vụ NCKH 35,000,000 6 Chi đề án xây dựng tạp chí KH&CN mới 100,000,000 7 Tổ chức hội nghị, hội thảo, seminar chuyên đề các ngành trong
Trường 150,000,000
8 Xây dựng quy chế KH&CN 40,000,000
9 Các đề tài NCKH trọng điểm cho công tác quản lý cấp trường 430,000,000
10 Trang thiết bị phục vụ NCKH 444,000,000
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường ĐHSP năm 2016)
Tóm lại, qua kết quả khảo sát cho thấy, từ khi Nghị định 99/2014 chính thức có hiệu lực, các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN đã thực hiện được tốt một số nội dung như: Huy động nguồn kinh phí đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN; Tạo điều kiện thuận lợi cho GV, sinh viên tham gia các hoạt động KH&CN trong và ngoài trường; Hằng năm dành tối thiểu 5% kinh phí từ nguồn thu hợp pháp để đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KH&CN, dành 3% kinh phí từ nguồn thu học phí cho sinh viên và người học hoạt động NCKH. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định 99/2014, các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN còn tồn tại một số hạn chế: Chưa có các giải pháp cụ thể để thu hút được nguồn kinh phí ngoài ngân sách vào đầu tư cho phát triển KH&CN của trường hàng năm; Việc hình thành, phát triển các NNC mạnh chưa được đầu tư sâu, chưa có cơ chế quản lý, hoạt động không hiệu quả; Kinh phí chi cho hoạt động KH&CN chưa cân đối giữa các nội dung chi chuyên sâu cho phát triển KH&CN; Cán bộ phụ trách hoạt động NCKH chưa được tham gia nhiều các lớp bồi dưỡng, tập huấn liên quan đến quản lý hoạt động KH&CN.
3.2.5. Tình hình NCKH của giảng viên Đại học Thái Nguyên sau khi áp dụng Nghị định 99/2014 định 99/2014
Kết quả khảo sát tại ba trường ĐH thành viên của ĐHTN gồm Trường ĐHSP; ĐHNL và ĐHCNTT&TT cho thấy, GV đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của NCKH trong trường ĐH. Có 181 ý kiến cho rằng NCKH là để thực hiện chức năng NCKH của trường ĐH; 153 ý kiến cho rằng NCKH là để phục vụ nhu cầu thực tiễn của xã hội; 173 ý kiến cho rằng NCKH là để nâng cao năng lực chuyên môn của GV; 170 ý kiến cho rằng NCKH là để tạo vị thế cho cơ sở đào tạo và 156 ý kiến cho rằng NCKH là để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, điều đó được thể hiện ở Bảng 3.7 dưới đây.