Tác động của nhóm chính sách khoa học và cơng nghệ đến phát triển hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học thái nguyên) (Trang 74)

10. Kết cấu của luận án

3.2. Tác động của nhóm chính sách khoa học và cơng nghệ đến phát triển hoạt

3.2.1. Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ của Đại học Thái Nguyên

ĐHTN luôn quan tâm tới phát triển hoạt động KH&CN, xây dựng ĐHTN thành trung tâm NCKH có uy tín của vùng, từ năm 2006 đến nay, hoạt động KH&CN của ĐHTN đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng theo hướng chuyên sâu, gắn bó chặt chẽ với sản xuất, đời sống kinh tế, xã hội khu vực và phục vụ đắc lực cho đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

Giai đoạn 2011 - 2015, ĐHTN đã nhận thực hiện 23 chương trình dự án thuộc nhiệm vụ cấp nhà nước (tăng 10%) so với giai đoạn liền kề trước đó. ĐHTN cũng đã tiếp nhận thực hiện 93 chương trình/ dự án và đề tài KH&CN cấp Bộ (tăng gấp 4 lần) so với giai đoạn liền kề trước đó. Thực hiện hơn 4.300 đề tài cấp ĐH, cấp Trường, dự án sản xuất thử và đề tài sinh viên, công tác NCKH&CGCN đã được mở rộng tới cả 16 tỉnh khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Từ năm 2013, ĐHTN là đối tác phối

hợp thực hiện chương trình Tây Bắc. Năm 2014, ĐHTN đã đề xuất đề tài cấp Nhà nước trong Chương trình Tây Bắc th ̣c lĩnh vực cơ khí , tự đô ̣ng hóa v ới trị giá hơn 12 tỷ đồng. Một số mơ hình nghiên cứu, chuyển giao đem lại hiệu quả kinh tế lớn như: Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) được triển khai ở 08 tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ; Chuyển giao Hệ thống tuyển than tự động cho Mỏ than Khánh Hòa thuộc Tổng Công ty Than và Khoáng sản Việt Nam; Xây dựng Cổng thông tin KHCN với tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Giang; Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía Bắc. Qua kết quả khảo sát cho thấy.

- Về việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước: Các đề tài KH&CN cấp Nhà nước mà ĐHTN thực hiện chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề liên quan lĩnh vực nông lâm nghiệp và NCCB.

- Về thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ: So với hoạt động KH&CN cấp Nhà

nước, việc thực hiện hoạt động KH&CN cấp Bộ của ĐHTN đa dạng hơn, gồm các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học nông lâm nghiệp, công nghiệp, y tế, khoa học giáo dục, công nghệ thông tin; điện tử, cơ khí,…, tuy nhiên, vẫn chủ yếu là các hướng NCCB, NCƯD còn mờ nhạt.

- Về việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp ĐH. Sản phẩm của các đề tài cấp ĐH

chủ yếu phục vụ đào tạo (NCS, ThS, sinh viên NCKH, tài liệu tham khảo). Số đề tài tạo ra sản phẩm ứng dụng có thể triển khai vào thực tế chưa thực sự có bước đột phá.

- Về việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở (cấp trường): Được phân cấp

cho các trường ĐH thành viên chủ động từ khâu đề xuất, xét chọn, cấp kinh phí, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề KH&CN trong phạm vi và qui mô nhỏ thuộc chuyên môn của đơn vị thành viên, thơng qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy của GV, đồng thời giúp GV trẻ và sinh viên làm quen với hoạt động NCKH, chuẩn bị hành trang cho các nghiên cứu ở mức cao hơn, song số đề tài chưa tương xứng với số lượng cán bộ giảng dạy (khoảng 15% giáo viên tham gia trong khi đó giảng dạy và NCKH là 2 nhiệm vụ chính của cán bộ giảng dạy ĐH). Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp của ĐHTN được thể hiện ở Bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp của ĐHTN

Tên đề tài, dự án

Giai đoạn 2011 - 2015 Giai

đoạn 2006- 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 2011- 2015 I. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nƣớc 8 7 4 4 0 23 21

1 Đề tài độc lập 1 1 1 0 3 7

2 Đề tài nghiên cứu song

phương 0 0 1 1 2 0

3 Nghiên cứu cơ bản 4 3 2 2 11 7

4 Đề tài Nghị định thư 2 1 0 1 4 6

5 Nhiệm vụ quỹ gen 1 2 0 3 0

Nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ 11 15 21 29 17 93 22

1 Đề tài NCKH cấp Bộ 9 14 18 29 16 86 22

2 Dự án/ Chương trình KHCN

và Môi trường 1 0 1 0 2 7

3 Dự án sản xuất thử nghiệm 1 1 2 1 5 5

Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở 1.153 981 1.054 915 0 4.343 5.070

1 Đề tài NCKH cấp Đại học 87 93 77 70 70 327 419

2 Đề tài NCKH cấp cơ sở 410 510 397 416 450 1.733 1.889 3 Đề tài NCKH sinh viên 656 471 657 499 500 2.283 2.644

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ban KH&CN - Môi trường - ĐHTN)

Tuy nhiên, qua so sánh hai giai đoạn liền kề tác giả nhận thấy, ĐHTN mới chỉ tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, song nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước và cấp Bộ tương còn tương đối khiêm tốn, phần nào phản ánh năng lực đề xuất và giải quyết các vấn đề lớn ở tầm khu vực, quốc gia và mang tính đột phá cịn hạn chế, được thể hiện rất rõ ở Biểu đồ 3.1 dưới đây.

Biểu đồ 3.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp của ĐHTN giai đoạn 2011 -2015

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2011-2015

Nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước Nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở

- Cơng bố kết quả NCKH trên tạp chí trong và ngồi nước: Giai đoạn 2011 –

2015, ĐHTN có tổng số là 3.083 bài viết được cơng bố, trong đó có 429 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín và 2.654 bài viết được cơng bố trên các tạp chí trong nước. Công bố trong nước của ĐHTN có số lượng lớn hơn và tăng mạnh qua từng giai đoạn, từ 1.601 bài giai đoạn 2006 – 2010 tăng lên 2.654 bài giai đoạn 2011- 2015 (tăng hơn 1.000 bài). Mặc dù, công bố quốc tế của giai đoạn sau có tăng so với giai đoạn trước nhưng vẫn chiếm số lượng khá khiêm tốn, được thể hiện ở Biểu đồ 3.2 dưới đây.

Biểu đồ 3.2. Công bố quốc tế và trong nước của ĐHTN giai đoạn 2011 -2015

0 500 1000 1500 2000 2500 3000

Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2011-2015

Tạp chí nước ngồi Tạp chí trong nước

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ban KH&CN - Môi trường – ĐHTN)

- Hợp tác quốc tế trong NCKH và CGCN. Sản phẩm khoa học từ các đề tài

NCKH được CGCN có xu hướng tăng lên, nhưng chậm và khơng đều qua các năm điều và chủ yếu thuộc lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp; kỹ thuật cơng nghiệp, song có số lượng tương đối khiêm tốn được thể hiện ở Biểu đồ 3.3 dưới đây.

Biểu đồ 3.3. Hoạt động CGCN của ĐHTN giai đoạn 2010 -2015

0 10 20 30 40 50 60 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số lượng SP KH&CN được chuyển giao

Về hợp tác quốc tế trong NCKH: Kết quả nghiên cứu cho thấy hợp tác quốc về KH&CN của ĐHTN giai đoạn 2011 -2015 tập trung chủ yếu ở lĩnh vực nông – lâm nghiệp (trung bình 3 đề tài/năm), tiếp đến là lĩnh vực xã hội (2đề tài/năm). Các lĩnh vực kinh tế, môi trường, Y dược, cơng nghệ thơng tin va cơng nghiệp là khơng có đề tài nào từ năm 2011 đến 2013, riêng năm 2014 và 2015 mỗi năm có 01 đề tài, điều này được thấy rõ hơn ở Biểu đồ 3.4 dưới đây.

Biểu đồ 3.4. Hợp tác quốc tế về KH&CN của ĐHTN giai đoạn 2011-2015

0 5 10 15 2011 2012 2013 2014 2015 Hợp tác quốc tế về KH&CN

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ban KH&CN - Môi trường – ĐHTN)

Hiện nay, nguồn lực tài chính của ĐHTN bao gồm: Tiền từ ngân sách nhà nước cấp; tiền thu từ thu Phí và lệ phí; tiền thu từ các nguồn thu khác như: Hợp tác NCKH, hợp tác quốc tế, vốn tài trợ ODA của Chính phủ, vốn vay của các quỹ hỗ trợ phát triển, hỗ trợ đầu tư. Tổng các khoản chi của ĐHTN trong giai đoạn 2011 – 2015 là 4.072.133 triệu đồng, trong đó chi thường xuyên là 1.223.156 triệu đồng (tương đương 25%) tổng các khoản chi; Chi cho hoạt động KH&CN là 119.035 triệu đồng; Chi không thường xuyên là 129.558 triệu đồng và chi cho cơ sở vật chất và chi khác là 2.403.267 triệu đồng, được thể hiện ở Biểu đồn 3.5 dưới đây:

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các nguồn thu - chi của ĐHTN giai đoạn 2011 - 2015

Kết quả tại Biểu đồ 3.5 cho thấy, nguồn kinh phí dành cho hoạt động KH&CN chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn trong tổng nguồn chi của ĐHTN, kinh phí ít cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động NCKH trong ĐHTN.

Tóm tại: Hoạt động KH&CN của ĐHTN giai đoạn 2011-2015 đã có bước chuyển hướng mạnh mẽ, các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu tập trung vào giải quyết các vấn đề lớn của các tỉnh và Chính phủ, đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế, xã hội. Sự chuyển hướng về chất trong NCKH đó là thay đổi tư duy từ NCKH phục vụ giảng dạy sang NCKH phục vụ kinh tế, xã hội và bổ sung nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tế. Hoạt động KH&CN của ĐHTN khá đa dạng, từ NCCB về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, kinh tế đến NCƯD công nghệ cao trong công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, y dược, công nghệ thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, hoạt động KH&CN vẫn chưa thực sự là điểm mạnh của ĐHTN được thể hiện ở các mặt sau:

- Đội ngũ cán bộ NCKH tăng cả về số lượng và chất lượng, nhưng tỷ lệ GV có trình độ TS khiêm tốn, chưa tương xứng với các nhiệm vụ KH&CN, đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn vẫn chưa đủ đáp ứng được yêu cầu.

- Số lượng đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ còn hạn chế; Các hợp đồng, dự án, chương trình nghiên cứu chủ yếu tập trung ở lĩnh vực Nông lâm nghiệp, Kỹ thuật Công nghiệp; Các nghiên cứu nhằm phục vụ trực tiếp cho địa phương còn hạn chế; Sự gắn kết giữa nghiên cứu và giảng dạy chưa cao. NCƯD đã đạt được những kết quả nhất định nhưng còn mờ nhạt hơn so với NCCB, NC&TK khá ít ỏi, mặc dù đã có vài dự án sản xuất nhưng kết quả là chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của ĐHTN.

- Nguồn tài chính và cơ sở vật chất cho KH&CN nói chung, cho các đề tài NCKH nói riêng chưa được đầu tư thỏa đáng nên chưa khuyến khích và chưa tạo động lực để thúc đẩy, thiếu các biện pháp hữu hiệu để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho KH&CN.

- Các chính sách tạo điều kiện và động lực cho KH&CN chưa đủ mạnh và chưa hấp dẫn đối với đội ngũ GV.

- Hợp tác quốc tế trong KH&CN cịn thụ động, trơng chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước và đối tác nước ngoài. Năng lực ngoại ngữ và tin học của đội ngũ GV cịn hạn chế, ít được tiếp xúc với các hoạt động hợp tác quốc tế.

3.2.2. Tổng quan về Nghị định 99/2014/NĐ-CP

Phần lớn các kết quả NCKH ở Việt Nam không xuất phát từ trường ĐH, đây được xem là điểm yếu của các trường ĐH trong việc đóng góp vào sáng tạo tri thức. Để thúc đẩy hoạt động KH&CN, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các trường ĐH trong việc thực hiện chức năng NCKH của mình, ngày 25 tháng 10 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2014/NĐ-CP Quy định về việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KH&CN trong các cơ sở GDĐH (Sau đây gọi tắt là Nghị định 99/2014). Mục tiêu của Nghị định là nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động KH&CN trong các cơ sở GDĐH, trên cơ sở cho phép các cơ sở GDĐH được giữ lại 5% nguồn thu hợp pháp để đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN và 3% nguồn thu học phí để sinh viên và người học hoạt động NCKH. Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.

Nghị định gồm hai nội dung cơ bản sau: (i) Đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN trong các cơ sở GDĐH, gồm đầu tư phát triển nhân lực KH&CN; phát triển cơ sở vật chất và chi cho hoạt động KH&CN. (ii) Khuyến khích hoạt động KH&CN (Thơng qua khuyến khích GV làm NCKH và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển tiềm lực và hoạt động KH&CN).

Nghị định này áp dụng đối với các ĐH, trường ĐH, học viện, trường cao đẳng; viện NCKH trong phạm vi nhiệm vụ đào tạo trình độ TS được giao; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KH&CN trong các trường ĐH. Đối tượng ưu tiên đầu tư của Nghị định, gồm các trường ĐH có tiềm lực mạ nh về nhân lực nghiên cứu và triển khai ứng du ̣ng , các ĐH, trường ĐH trọng điểm; Các trường ĐH đóng ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có vai trị quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và CGCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng; Các trường ĐH đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 của Nghị định này, có

các chương trình nghiên cứu liên quan đến sản phẩm quốc gia, hướng nghiên cứu ưu tiên của Nhà nước.

3.2.3. Quá trình triển khai Nghị định số 99/2014 ở Đại học Thái Nguyên

Quá trình triển khai Nghị định 99/2014 vào thực tiễn cho thấy, việc áp dụng Nghị định này ở mơ hình ĐH vùng như ĐHTN là khó khăn, do Nghị định không quy định ĐHTN được giữ lại bao nhiêu % kinh phí trong 5% nguồn thu hợp pháp và 3% nguồn thu từ học phí từ các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN. (Ý kiến của

một cán bộ lãnh đạo ĐHTN). Để thấy được quá trình hướng dẫn triển khai Nghị định 99/2014 của ĐHTN đến các trường ĐH thành viên, tác giả đã tiến hành phỏng vấn Phó Trưởng ban phụ trách Ban KHCN&MT của ĐHTN, kết quả thu được như sau. Do hiện nay chưa có Thơng tư hướng dẫn thực hiện Nghị định nên ĐHTN khơng có căn cứ hướng dẫn cụ thể, chi tiết đến các trường ĐH thành viên để thực hiện Nghị định 99/2014. Các trường ĐH thành viên của ĐHTN phải tự nghiên cứu rồi áp dụng tùy tình hình thực tế của đơn vị mình. (Nam, 50 tuổi – Phó Trưởng Ban

KHCN&MT – ĐHTN).

Kết quả phỏng vấn sâu một số cán bộ làm công tác quản lý hoạt động KH&CN ở một số trường ĐH thành viên của ĐHTN cũng cho thấy q trình triển khai Nghị định cịn gặp phải nhiều khó khăn. Ý kiến của một nữ cán bộ quản lý hoạt động KH&CN “Vì phải tự tìm hiểu, tự nghiên cứu nên lúc đầu Trường chúng

tôi rất lúng túng và gặp phải nhiều khó khăn trong q trình triển khai, do khơng hiểu nguồn kinh phí hợp pháp nó có nghĩa là như thế nào, tuy nhiên chúng tôi cũng đã vận dụng tốt các quy định của Nghị định vào thực tiễn. Cho đến hiện nay, sau gần ba năm áp dụng Nghị định 99/2014, hoạt động KH&CN của Trường đã có nhiều khởi sắc”. Cán bộ này cũng đề xuất với ĐHTN rằng “Bộ GD&ĐT không ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định nhưng ĐHTN là cơ quan quản lý cấp trên, thì vẫn nên có văn bản hướng dẫn, có như vậy sẽ giúp các trường ĐH thành viên khơng gặp phải khó khăn, lúng túng trong q trình triển khai”. Một ý

kiến khác lại cho rằng “Về bản chất Nghị định 99/2014 là tốt, bởi nó yêu cầu các

trường ĐH chú trọng hơn đến việc phát triển hoạt động KH&CN, nhưng nó chỉ có ý nghĩa đối với các trường ĐH có tiềm lực mạnh về tài chính, hay những trường

ĐH top trên tuyển sinh được nhiều, nhưng lại tạo ra áp lực đối với các trường ĐH top dưới do khơng có kinh phí (Tuyển sinh được ít, nguồn thu từ các dịch vụ của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học thái nguyên) (Trang 74)