Các công trình khoa học đã công bố ở trong nƣớc liên quan đến chủ đề luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học thái nguyên) (Trang 30)

10. Kết cấu của luận án

1.2. Các công trình khoa học đã công bố ở trong nƣớc liên quan đến chủ đề luận án

Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến chủ đề của luận án cũng cho thấy đây là một lĩnh vực còn mới mẻ, bởi các công trình nghiên cứu đã công bố mới chỉ đề cập đến một vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó liên quan đến chủ đề của luận án. Có thể chia theo nội dung vấn đề nghiên cứu dưới đây.

- Các công trình nghiên cứu về chính sách KH&CN

Trước hết, phải kể đến tác giả Vũ Cao Đàm với một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như cuốn sách có tên“Nghiên cứu chính sách và chiến lược” [18]. Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra vấn đề bức thiết của chính sách khoa học và kĩ thuật; việc vận dụng tinh thần cơ bản của Nghị quyết số 08, nâng cao hiệu quả quản lý khoa học; đổi mới quan điểm về chính sách đối với trí thức khoa học và kĩ thuật; tiếp tục tiến trình cải cách chính sách KH&CN ở nước ta; định hướng cải cách thiết chế tài chính cho KH&CN trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; đổi mới chính sách tài chính cho hoạt động KH&CN. Ngoài ra, tác giả cũng có đề cập đến vấn đề bao giờ khoa học và GDĐH hết phân ly; dịch vụ KH&CN; doanh nghiệp KH&CN. Từ việc mô tả một cách chân thực và đúng bản chất về thực trạng hoạt động KH&CN của nước ta, tác giả đã đề xuất hai nội dung cần đổi mới là đổi mới thiết chế tài chính cho KH&CN và chính sách tài chính cho hoạt động KH&CN, không thể phủ nhận những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn mà công trình này đem lại. Tuy nhiên, bàn về tác động của chính sách KH&CN đến trường ĐH nói chung và đến quá trình xây dựng ĐHNC ở Việt Nam nói riêng thì chưa thấy đề cập trong công trình nghiên cứu này.

Hay cuốn “Nghịch lý khoa học và giáo dục trong xã hội đương đại Việt Nam”

[14]. Công trình này đã bàn về xu hướng cải cách khoa học và giáo dục; đôi điều suy ngẫm về chính sách KH&GD ở Việt Nam hiện nay. Thông qua việc làm rõ về thành tựu của cải cách chính sách KH&CN trong những năm qua như: đã ban hành được một chính sách thành văn cho khoa học; sử dụng cán bộ đúng ngành nghề. Đồng thời, cuốn sách cũng chỉ ra những tồn tại như: cơ chế “Xin – cho” còn phổ biến trong các tổ chức KH&GD hiện nay; hay ấn định số lượng nhân lực cho cơ quan KH&GD; lương cho ngành KH&GD; căn bệnh hành chính hóa khoa học, nhưng làm thế nào để

giải quyết những tồn tại này của KH&GD hay chính sách KH&CN tác động đến hệ thống giáo dục như thế nào lại chưa thấy đề cập trong cuốn sách này.

Nghiên cứu về bản thân chính sách KH&CN, cũng đã có không ít những công trình đề cập tới, có thể kể đến bài viết "Nghị định 115: Thiếu nhất quán giữa mục đích và phương tiện" [15], của Vũ Cao Đàm. Bài viết này đã chỉ ra những vấn đề còn bất cập của Nghị định 115. Cụ thể là khoản 2, Điều 7 của Nghị định. Tác giả cho rằng hệ thống KH&CN Việt Nam vẫn là mô hình của một nhà nước độc tôn LÀM khoa học, còn cộng đồng khoa học vẫn đóng vai trò của kẻ làm thuê cho nhà nước. Cùng với đó, tác giả cũng chỉ ra hàng loạt thiết chế vĩ mô đang cản trở thực hiện quyền tự trị của tổ chức khoa học. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở đó mà chưa đưa ra những giải pháp cụ thể để giúp Nghị định 115 đi vào cuộc sống. Trong một bài viết khác cũng bàn về Nghị định 115 “Thực hiện NĐ 115: Cần thay đổi quan điểm của cấp vĩ mô”, Vũ Cao Đàm đã đưa ra những giải pháp cụ thể đó là: Thu hẹp các chương trình, đề tài, nhiệm vụ nhà nước các cấp. Mỗi cấp chỉ giữ một-hai nhiệm vụ thực sự là của Nhà nước. Nhà nước chỉ “phân bổ” kinh phí cho một-hai nhiệm vụ này; Mở rộng các đề tài “cấp” cá nhân, do cá nhân đề xuất và thực hiện. Nhà nước đóng vai trò người tài trợ hào hiệp, chứ không “phân bổ” để thực hiện chỉ các đề tài “cấp” nhà nước; Nhà nước thay đổi quan niệm về đánh giá KH&CN, không “nghiệm thu” các đề tài “cấp” cá nhân này. Cuối cùng, phải thực sự có kinh tế thị trường, từ đó doanh nghiệp sẽ nảy sinh nhu cầu đổi mới công nghệ để tăng năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hai bài viết nêu trên của Vũ Cao Đàm, mới chỉ dừng lại ở việc tập trung phân tích hạn chế của Nghị định 115 và đề xuất một số hướng hoàn thiện chính sách này nhưng chưa xem xét sự tác động của Nghị định này đến hoạt động KH&CN trong tổ chức KH&CN là trường ĐH để hình thành ĐHNC.

Hay bài viết "Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập: Những điều chỉnh cần thiết” [3] của Đinh Việt Bách cũng đã chỉ ra các bất cập còn tồn tại của Nghị định 115/2005/NĐ-CP như việc xác định tổ chức KH&CN công lập theo phân loại quy định tại Nghị định 115 là rất khó khăn và không khả thi trong thực tiễn. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lai ở chỗ chỉ ra bất cập của Nghị định 115, chưa thấy đề cập đến thực tiễn tác động Nghị định 115 về tự chủ, tự chịu trách

Bài viết có tên “Vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về tổ chức, cán bộ đối với đơn vị sự nghiệp tự chủ” [62], lại tập trung làm rõ một số vướng mắc hiện nay liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ ở các đơn vị sự nghiệp (đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp tự chủ toàn bộ) khi áp dụng Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Bài viết cho thấy những vướng mắc về việc áp dụng các quy định của Nghị định 43 trong thực tiễn khiến cho các đơn vị sự nghiệp công lập khi áp dụng còn chưa hiệu quả.

* Nhận xét, đánh giá: Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách KH&CN chủ yếu bàn đến triết lý phát triển KH&GD Việt Nam; xu thế cải cách KH&GD. Đồng thời, cũng có bàn đến một số bất cập của bản thân của một số chính sách KH&CN (Cụ thể là Nghị định 115/2005/NĐ-CP hay Nghị định 43/2006/NĐ- CP). Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này lại chưa bàn về tác động chính sách KH&CN cụ thể nào đến hoạt động KH&CN trong các trường ĐH.

- Các công trình nghiên cứu về tác động của chính sách KH&CN

Trước kết phải kể đến nghiên cứu“Đánh giá tác động của các chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam” [43],của Hoàng Vũ Quang đã bàn đến một số vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề luận án đó là khái niệm tác động, đánh giá tác động chính sách, chuỗi tác động của chính sách, các tiếp cận và phương pháp đánh giá tác động của chính sách. Phần lý luận này của công trình nghiên cứu đã được tác giả kế thừa trong luận án. Tuy nhiên, nghiên cứu này tiếp cận dưới góc độ đánh giá tác động chính sách của nhà nước để xây dựng, phát triển nông thôn ở Việt Nam chứ không bàn đến tác động của chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong các trường ĐH để thúc đẩy hình thành ĐHNC.

Nghiên cứu có “Tác động của cơ chế tuyển chọn đến hoạt động nghiên cứu và triển khai của các địa phương” [37] của tác giả Đỗ Nam cũng đã tập trung bàn về các nội dung như: Cơ chế tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; quy trình tổ chức tuyển chọn; tổ chức thực hiện cơ chế tuyển chọn ở địa phương; tác động tích tực của cơ chế tuyển chọn; các khó khăn, hạn chế trong tổ chức thực hiện cơ chế tuyển chọn ở địa phương. Bài viết đã dựng lại bức tranh tổng thể về tình hình triển khai thực hiện cơ chế tuyển chọn một cách khách quan, từ việc cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật thành các quy định, quy chế quản lý cụ thể của các địa phương, đến việc tổ chức tuyển chọn các tổ chức và cá nhân,

tại chỗ hoặc ngoài địa bàn làm chủ trì các nhiệm KH&CN địa phương. Phân tích được tác động tích cực của cơ chế tuyển chọn đến thể chế và hoạt động nghiên cứu và triển khai vào xã hội. Đồng thời, còn chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong việc triển khai thực hiện cơ chế tuyển chọn đến hoạt động nghiên cứu và triển khai. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ ra được những tác động tích cực của cơ chế tuyển chọn đến thể chế và hoạt động nghiên cứu và triển khai mà chưa bàn đến việc cơ chế này có tác động tiêu cực như thế nào vào các yếu tố đó. Mặt khác, cơ chế tuyển chọn không chỉ có tác động vào thể chế và hoạt động nghiên cứu và triển khai mà còn tác động đến nhiều nội dung khác nữa như: cơ chế tuyển chọn các nhà khoa học; nguyên tắc thành lập, số lượng thành phần, cơ cấu và cách thức làm việc của các hội đồng tư vấn tuyển chọn.

Hay nghiên cứu " Tác động của cơ chế tự chủ và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập: Nghiên cứu thăm dò”[48]. Công trình này đã tập trung nghiên cứu ba vấn đề cơ bản: Hiện trạng các tổ chức KH&CN công lập dưới sự quản lý của các cơ quan Bộ, ngành và địa phương; Tình hình thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ trong các tổ chức KH&CN công lập; Đánh giá tác động của cơ chế tự chủ (theo tinh thần Nghị định 115) đối với hoạt động của tổ chức KH&CN công lập. Cuối cùng, đề xuất một số khuyến nghị để làm cho việc áp dụng Nghị định 115 có hiệu quả hơn trong các tổ chức KH&CN. Đây là một công trình nghiên cứu công phu, lựa chọn đối tượng khảo sát rộng, bao phủ đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, là một nghiên cứu đánh giá tác động của Nghị định 115 đến các tổ chức KH&CN công lập nên kết quả nghiên cứu của công trình là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu tích cho các cơ quan hoạch định chính sách xem xét và có những điều chỉnh phù hợp, góp phần làm cho việc áp dụng Nghị định 115 trong thực tế có hiệu quả. Tuy nhiên, việc đánh giá tác động của Nghị định 115 đến hoạt động của các tổ chức KH&CN mới chỉ dừng lại ở đánh giá chuyển đổi hoạt động mà chưa có những đánh giá tác động ngoại biên dương tích cũng như ngoại biên âm tính của chính sách này đến hoạt động của các tổ chức KH&CN.

Nghiên cứu “Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đối với quá trình tự chủ của các viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện Khoa học và Công

chung và hai chính sách cụ thể đó là: Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/NĐ-CP năm 2005 đối với quá trình tự chủ của các viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện KH&CN Việt Nam. Đồng thời, đề xuất các giải pháp chính sách thúc đẩy quá trình tự chủ của các viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện KH&CN Việt Nam. So với các đề tài làm về tác động của chính sách KH&CN, thì đề tài này đã có những giới hạn về đối tượng khảo sát (đó là chỉ tập trung vào phân tích tác động của hai chính sách: Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/NĐ-CP năm 2005 đối với quá trình tự chủ của các viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện KH&CN Việt Nam). Nghiên cứu cũng đã có sự so sánh tác động của hai chính sách ở các thời điểm khác nhau khi tiến hành áp dụng chính sách này vào Viện KH&CN Việt Nam, so với các công trình nghiên cứu về chính sách KH&CN thì đây là công trình đã giới hạn vào hai nhóm chính sách cụ thể nên kết quả đạt được có đóng góp nhất định vào hoàn thiện hệ thống chính nói chung và chính sách KH&CN nói riêng. Tuy nhiên, hệ thống giải pháp được đề xuất trong đề tài còn mang tính chung chung, chưa tập trung giải quyết vấn đề còn tồn tại ở Viện KH&CN Việt Nam khi thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm (chẳng hạn: Tạo lập các điều kiện cho các viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện KH&CN Việt Nam thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Tăng cường sự thống nhất giữa quyền tự chủ, năng lực tự chủ và tinh thần tự chủ,…).

* Nhận xét, đánh giá: Nhóm công trình nghiên cứu về tác động của chính sách KH&CN mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá các tác động của chính sách KH&CN đến các tổ chức KH&CN (viện nghiên cứu) chứ chưa tiếp cận ở góc độ đánh giá tác động của chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là hàm lượng NCKH), để thúc đẩy hình thành ĐHNC. Tuy nhiên, những kết quả đạt được về mặt lí luận của các công trình này đã được tác giả luận án kế thừa và vận dụng để làm rõ cho phần cơ sở lí luận liên quan đến luận án.

- Các công trình nghiên cứu về đại học nghiên cứu

Trước hết, phải kể đến tác giả Phạm Thị Ly với một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như bài viết “Mười đặc điểm của trường đại học nghiên cứu hiện đại” [35], đã tập trung làm rõ những vấn đề như: Ý nghĩa của ĐHNC đối với doanh nghiệp, Chính phủ và với cộng đồng; phân tích mười đặc điểm của trường ĐHNC và cho

rằng với mười đặc điểm này sẽ là căn cứ lý luận quan trọng cho những ai quan tâm, nghiên cứu hay xem xét đến một trường ĐHNC. Đặc biệt bài viết “Khái niệm về trường đại học nghiên cứu và các tiêu chí nhận diện đại học nghiên cứu” [36], đã tổng quan về ĐHNC qua nghiên cứu trong lịch sử ĐH Châu Âu; ĐHNC ở Hoa Kỳ; Đưa ra các tiêu chí để nhận diện ĐHNC thông qua hai cách tiếp cận: Thứ nhất: Tiếp cận định lượng (qua các nhân tố đầu vào và đầu ra của ĐHNC), gồm: Nhân tố con người (tỉ lệ người có bằng TS trong tổng số các GV, tỉ lệ giữa GV và sinh viên); Nguồn lực kinh phí dành đầu tư vào hoạt động nghiên cứu của nhà trường; Số lượng bằng TS cấp được hằng năm, hay tỉ lệ NCS và sinh viên; Số lượng công bố khoa học quốc tế, giải thưởng, bằng phát minh và sáng chế. Tiếp cận định tính (qua quá trình hoạt động của ĐHNC): Cơ chế quản trị; Văn hóa khoa học (là tinh thần theo đuổi chân lý khoa học; thượng tôn chân lý); Tự do học thuật; Tính chất toàn cầu hóa và quốc tế hóa. Các tiêu chí này với những đặc điểm khiến nó trở nên khác biệt so với những trường ĐH khác và là những điều kiện cần và đủ cho một trường ĐHNC.

Đóng góp lớn nhất của các công trình nghiên cứu kể trên của tác giả Phạm Thị Ly là đã đưa ra những đề xuất về tiêu chí nhận diện trường ĐHNC dựa trên tư liệu thành văn quốc tế và các phổ niệm được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu về ĐHNC, góp phần xây dựng tiêu chuẩn từng tầng để phục vụ cho việc phát triển chính sách. Tuy nhiên, việc nhận diện ĐHNC theo tiếp cận định tính còn chung chung, chưa cụ thể. Chẳng hạn: Cơ chế quản trị; Văn hóa khoa học (là tinh thần theo đuổi chân lý khoa học; thượng tôn chân lý); Tự do học thuật; Tính chất toàn cầu hóa và quốc tế hóa. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ đơn thuần đi phân tích các đặc điểm của ĐHNC, đề xuất các tiêu chí nhận diện ĐHNC mà chưa bàn đến mối quan hệ nhân quả của tác động chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN có thể làm tăng cường hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là hàm lượng khoa học của các công trình nghiên cứu), từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐH, đây là những tiêu chí cơ bản của ĐHNC thế giới.

Hay nghiên cứu “Một số đặc điểm của đại học nghiên cứu – kinh nghiệm quốc tế cần áp dụng cho Việt Nam” [26], của tác giả Nguyễn Chí Hải, Nguyễn Hồng Nga. Nghiên cứu này tập trung làm rõ lịch sử ra đời và khái niệm liên quan đến ĐHNC,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học thái nguyên) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)