Đặc trưng đại học nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học thái nguyên) (Trang 51)

10. Kết cấu của luận án

2.3. Lý luận về đại học nghiên cứu

2.3.2. Đặc trưng đại học nghiên cứu

Các trường ĐHNC đồng thời gắn những nghiên cứu đẳng cấp quốc tế là những đơn vị mang lại phương tiện hiệu quả nhất để kết hợp giữa NCCB và đào tạo trên cơ sở nghiên cứu. Các ĐHNC của Hoa Kỳ có những đặc trưng sau:

- Có quy mơ lớn, khơng phân biệt cơng hay tư;

- Tỷ lệ giảng dạy-nghiên cứu-dịch vụ của ĐHNC thường là 3-5-2, trong khi ở trường cao đẳng là 8-1-1, ĐH cộng đồng là 4-4-2, ĐH của bang là 7-2-1, ĐH toàn diện (đào tạo kết hợp với nghiên cứu) là 6-3-1.

- Tỷ lệ NCS và học viên cao ọc trong các ĐHNC thường chiếm khoảng 50%. - Số giờ dạy của GV ít hơn thời gian dành cho NCKH và CGCN.

- Đào tạo và NCKH đa ngành, đa lĩnh vực với chất lượng cao.

Hệ thống ĐH Malaysia có sự phân biệt rõ ràng giữa các ĐHNC, ĐH đa ngành, ĐH chuyên ngành và trường dạy nghề, cho phép mỗi trường theo đuổi mục tiêu rõ ràng, trách trùng lập và phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người học. Ở Malaysia, các ĐHNC đã trở thành tâm điểm hơn bởi nó hiện diện nguồn trí lực trong xã hội. Chính phủ Malaysia, thơng qua Bộ Giáo dục đã thành lập 4 ĐHNC với chức năng chủ yếu

tạo ra kiến thức nền tảng, tri thức mới và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu của các ĐHNC Malaysia là:

- Trở thành đầu tầu trong sự đổi mới.

- Thiết lập và tăng cường các trung tâm nghiên cứu xuất sắc trong các lĩnh vực ưu tiên quốc gia.

- Tạo ra các sản phẩm NCKH tầm thế giới.

- Tạo ra các xuất bản phẩm có chỉ số ảnh hưởng cao. - Đào tạo sinh viên có chất lượng cao.

- Tạo ra môi trường hấp dẫn cho NCKH.

Các trường ĐHNC được kỳ vọng sẽ đóng góp vào nền kinh tế qua phát triển các hoạt động cầu nối kinh tế, tăng cường chuyển giao KH&CN, thương mại hóa và đào tạo nguồn nhân lực. Việc quốc tế hóa trong hoạt động NCKH đã trở thành chiến lược được ưu tiên cao trong việc thành lập các ĐHNC ở Malaysia.

Trong một nghiên cứu của Trương Quang Học, cũng đã chỉ ra các đặc trưng của ĐHNC như sau: ĐHNC có quy mơ lớn, tính liên ngành cao. Thường có hàng

trăm mã ngành/ chương trình đào tạo trong trường ĐHNC. Chẳng hạn: (ĐH Callifornia, Mĩ có gần 600 chương trình đào tạo ở cả ba bậc, cử nhân, Thạc sĩ (ThS) và Tiến sĩ (TS); ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc có hơn 100 chương trình ĐH, 158 chương trình Ths và 114 chương trình TS...); Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao:

Các trường ĐH có tính tự chủ cao, họ gần như quyết định mọi hoạt động của nhà trường: tổ chức nhân sự, quản lý, học thuật, cơ sở vật chất, tài chính.... Đặc điểm này tập trung cao nhất trong hệ thống giáo dục ở Mỹ; Hoạt động chủ yếu của đội ngũ cán bộ là NCKH và giảng dạy. Đối với các cán bộ giảng dạy ĐH, bên cạnh hoạt động đào tạo,

hoạt động NCKH là hoạt động bắt buộc. Tỷ lệ thời gian dành cho các hoạt động này khác nhau tuỳ loại trường. Ở các ĐHNC của Hoa Kỳ, đội ngũ cán bộ giảng viên của trường thường dành khoảng 1/2 thời gian cho công tác NCKH và cứ sau 5 năm mỗi cán bộ có 1 - 2 học kỳ để bồi dưỡng NCKH. Qua nghiên cứu, đội ngũ cán bộ giảng dạy ln có cơ hội thăng tiến (cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ, cũng như học vị, học hàm và đi đôi với các điều này là chế độ đãi ngộ); Đội ngũ cán bộ có chất lượng cao và có quyền tự chủ cao trong hoạt động, đặc biệt là trong NCKH. Chẳng

hạn: Trường ĐH Bắc Carolina (Hoa Kỳ) có 7.400 cán bộ, trong đó có 1.975 cán bộ giảng dạy - là những người dẫn đầu quốc gia trong NCKH và giảng dạy với 10 viện sĩ Hàn lâm khoa học Quốc gia, 10 viện sĩ Hàn lâm công nghệ Quốc gia và hơn 400 thành viên của Viện Hàn lâm là các thầy giáo xuất sắc. ĐH Seoul (Hàn Quốc) có 971 GS, 500 PGS; 80% số lượng TS của trường được đào tạo từ Hoa Kỳ; Kinh phí NCKH

lớn và chủ yếu có từ các nguồn bên ngồi (chiếm > 50% tổng thu của trường). Kinh

phí NCKH trung bình các ĐH của Mỹ là 100 triệu USD/năm (North Carolina State University: 350 triệu USD/năm; Trung tâm Nghiên cứu Ung thư, ĐH Texas: 300 tr. USD/năm; ĐH Seoul: 100 triệu USD /năm); Các điều kiện nghiên cứu đầy đủ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và thông tin; Số lượng sinh viên sau ĐH (đặc biệt NCS) lớn

và là lực lượng nghiên cứu quan trọng của trường (thường > 50%).

Còn theo Hướng dẫn số: 1206/HD-ĐBCLGD của ĐH Quốc Gia Hà Nội [17], ĐHNC có sáu đặc trưng sau: ĐHNC phải là ĐH có quy mơ đa ngành, đa lĩnh vực; Tích hợp đào tạo và NCKH ở cả bậc ĐH: Đào tạo thực hành được tăng cường, người học được học ở cả trong và ngoài giảng đường, được tham gia vào các đề tài nghiên cứu của GV; Tập trung vào đào tạo sau ĐH: Tỷ lệ quy mô đào tạo sau ĐH cao (so với đào tạo ĐH), học viên cao học và nghiện cứu sinh thực sự tham gia vào nghiên cứu và quá trình gia tăng giá trị; GV là nhà nghiên cứu: Thành tích khoa học là tiêu chí quan trọng để đánh giá và bổ nhiệm. GV rất quan tâm và cam kết mạnh đối với nhiệm vụ nghiên cứu và nhiệm vụ phát triển các nguồn lực từ bên ngoài; Nghiên cứu chất lượng cao: Hướng đến cả ba nhóm sản phẩm R&D – sang tạo tri thức mới, phát triển cơng nghệ, ứng dụng và thương mại hóa; có các NKH xuất sắc, có các cơng bố quốc tế với số trích dẫn cao, có sản phẩm KH&CN tiêu biểu, đóng góp hiệu quả cho cộng đồng; Lãnh đạo hiệu quả: Có chiến lược phát triển rõ ràng, có cam kết mạnh, kiên định với sứ mệnh và tầm nhìn.

Theo tác giả, ĐHNC có một số đặc trưng cơ bản sau: Là một ĐH đào tạo nhiều

ngành, nhiều lĩnh vực; Giảng dạy và đào tạo trên nền tảng nghiên cứu, thông qua nghiên cứu; Đội ngũ nhân lực có trình độ cao và có quyền chủ động hoạt động NCKH; Kinh phí dành cho hoạt động NCKH lớn; Có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học nổi

tiếng, từ những đặc trưng này của ĐHNC cho thấy phải có sự đầu tư một cách thỏa

đáng thì mới mong có được những trường ĐHNC đẳng cấp quốc tế. 2.3.3. Tiêu chí đại học nghiên cứu

Bộ Giáo dục Malaysia (Ban GDĐH và Ủy ban điều hành) đã đưa các tiêu chí và chuẩn của ĐHNC như Bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Tiêu chí và chuẩn của đại học nghiên cứu Malaysia

Chỉ số Tiêu chí của đại học nghiên cứu

1. Số lượng và chất lượng người nghiên cứu

Chỉ tiêu chung: có 60% GV tham gia NCKH Tỷ lệ GV có bằng TS hoặc tương đương: 60% Kinh nghiệm nghiên cứu: tỷ lệ qui đổi tương đương 3 nhóm GV >20 năm kinh nghiệm, từ 10-20 năm và <10 năm

Số giải thưởng các cấp: 100

2. Số lượng và chất lượng nghiên cứu

Các ấn phẩm: 2 bài báo cấp quốc gia/quốc tế được trích dẫn/năm hoặc chỉ số IP>500

Các tài trợ cho NCKH cho GV từ Chính phủ, doanh nghiệp và quốc tế đạt tới mức 5000/RM/GV/năm ít nhất 20% từ các nguồn hợp tác quốc tế và 20% từ các doanh nghiệp Kinh phi cho NCKH:>60% tổng kinh phí hàng năm

Số post-doc được giao: 10 người/năm 3. Số lượng NCS, học viên cao

học

Tỷ lệ 1 TS/18 GV, trong đó 60% sẽ dành cho NCKH Tỷ lệ 3 học viên sau ĐH/GV

Tỷ lệ 1 học viên sau ĐH/4 sinh viên ĐH Tỷ lệ sau ĐH người nước ngoài: 10%

4. Chất lượng sau ĐH Tỷ lệ sau ĐH: 50% sau ĐH Tỷ lệ học bổng sau đại học của các tổ chức có uy tín trao qua hình thức NCKH/học bổng chung:> 10%

5. Đổi mới

Số bằng sáng chế/số sản phẩm được thương mại hóa/số bằng bí quyết cơng nghệ/số IPR/bản quyền tác giả: số lượng 30/năm

6. Dịch vụ chuyên ngành và quà tặng

Thu nhập từ đào tạo/dịch vụ/tư vấn/học phí/lợi tức/quà tằng: >20 triệu RM/năm

7. Nối mạng và quan hệ Tham gia vào mạng các trường trong nước với tỷ lệ 70%

Tham gia vào mạng các trường quốc tế với tỷ lệ 30%

Các chỉ số về thành tích NCKH rõ ràng và đo lường được (số cơng trình xuất bản, giải thưởng, kết quả đào tạo, lợi nhuận từ NCKH…), dựa vào các chỉ số về NCKH, Ủy ban chuyên gia tiến hành so sánh và xếp hạng các trường ĐH, kết quả đánh giá đồng thời cũng là điều kiện để Chính phủ Malaysia và các quỹ phát triển quyết định phân bổ ngân sách cho các trường ĐHNC. Như vậy, các tiêu chí về ĐHNC của Malaysia, nhấn mạnh đến kết quả NCKH khi đánh giá, xếp loại các trường ĐHNC ở Malaysia, Chính phủ Malaysia cũng rất chú trọng đến sự khích lệ để duy trì chất lượng NCKH và phổ biến kiến thức của các ĐHNC cũng như đảm bảo chất lượng toàn hệ thống giáo dục ĐH Malaysia.

Quan điểm của các nhà khoa học ở Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐHNC được đánh giá dựa trên tiêu chí theo các nhóm tiêu chuẩn sau đây: Tiêu chuẩn 1: Thành

tích NCKH và chuyển giao tri thức; Tiêu chuẩn 2: Chất lượng đào tạo; Tiêu chuẩn 3: Mức độ quốc tế hoá; Tiêu chuẩn 4: Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo và NCKH [25].

Đào Trọng Thi (2006) có nêu 8 tiêu chí quan trọng của ĐHNC, gồm: Tiêu chí

1: Năng lực đào tạo, NCKH chất lượng cao và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt,

đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu quyết định vị thế và uy tín của một trường ĐH trên thế giới, những trường ĐH có uy tín thường là các ĐH tinh hoa, khác với các ĐH cộng đồng với mục tiêu nâng cao dân trí. Tiêu chí 2: Có cơ chế quản lý tiên tiến, hiện đại, có tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao và tồn diện; Tiêu chí 3: Có kế hoạch chiến lược dài hạn, định hướng và điều khiển các q trình hành động của ĐH; Tiêu chí 4: Có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có chung đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, đội ngũ các GV và nghiên cứu viên có trình độ cao; Tiêu chí 5: Tỷ trọng NCKH và đào tạo sau ĐH cao; Tiêu chí 6: Có hệ thống tổ chức và cơ sở vật chất hiện đại liên thông, liên kết với nhau để phát huy tiềm năng, sức mạnh và hiệu quả đầu tư; Tiêu chí 7: Thu hút phát huy hiệu quả các nguồn đầu tư tài chính (đặc biệt là các hợp đồng kinh tế, các kết quả nghiên cứu có được ứng dụng vào sản xuất và đời sống xã hội; Tiêu chí 8: Được xã hội, các học giả, các tổ chức quốc tế đánh giá cao [46].

Phạm Thị Ly (2013) đã chỉ ra các tiêu chí của ĐHNC bao gồm: cả các nhân tố

đầu vào (con người và nguồn lực), đầu ra (thành quả nghiên cứu và đào tạo) lẫn quá trình (tự chủ, tự do học thuật, văn hóa khoa học và tính chất tồn cầu), với những

đặc điểm khiến nó trở thành khác biệt so với những trường ĐH khác và là những điều kiện cần và đủ cho một trường ĐHNC [36].

Tóm lại, có khá nhiều điểm đồng nhất từ các cách tiếp cận trên về tiêu chí nhận diện một ĐHNC, gồm: Thành tích NCKH và CGCN; Đào tạo chất lượng cao; Mức độ quốc tế hóa; Cơ sở vật chất và cơ chế quản trị hiện đại, hiệu quả (trong đó, NCKH và đào tạo chất lượng cao là tiêu chí quan trọng hàng đầu quyết định vị thế và uy tín của một trường ĐH trên thế giới).

2.4. Lý luận về sự tác động của chính sách

2.4.1. Tác động chính sách

Tác động của chính sách là một hình thức trong vơ số các hình thức tác động qua lại giữa các cá nhân trong quá trình sống và hoạt động của họ. Hoạt động này được tồn tại cụ thể như thế nào, điều đó được qui định bởi những hình thức, phương tiện giao lưu và còn phụ thuộc vào từng giai đoạn tác động. Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “Tác động”. Theo từ điển trực tuyến Bussinessdictionary, tác động là phép đo sự ảnh hưởng (kết quả) vơ hình hoặc hữu hình của một vật hoặc hành động của một thực thể hoặc tác dụng lên vật hoặc thực thể khác.

Theo Vũ Cao Đàm tác động của chính sách là sự hiện thực hóa các mục tiêu của chính sách trong hành vi của con người và nhóm người trong xã hội, trong đó nhấn mạnh đến: Tác động dương tính của một chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả

phù hợp với mục tiêu của chính sách, và tác động âm tính của một chính sách là những

tác động dẫn đến những kết quả khơng phù hợp với mục tiêu của chính sách” [13].

2.4.2. Đánh giá tác động chính sách

Vũ Cao Đàm (2017) đưa ra khái niệm“Đánh giá chính sách là xem xét chính

sách từ nhiều góc độ khác nhau, phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của chính sách để phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau” [19. Tr98]. Với người sử dụng chính

sách, người bị chính sách tác động, thì việc đánh giá chính sách sẽ giúp tìm được chỗ có lợi nhất cho công việc của đơn vị mình hoặc các nhân mình. Với các cơ quan hoạch định chính sách, thì việc đánh giá chính sách sẽ giúp phát hiện những chỗ bất cập của chính sách, có thể gây phương hại đến lợi ích của cộng đồng, phương hại đến việc thực hiện mục tiêu toàn xã hội của chính sách, để tìm biện pháp điều chỉnh.

Ngân hàng thế giới (2008) định nghĩa: “Đánh giá tác động là đánh giá những

thay đổi gắn với những tác động của một dự án, chương trình, chính sách. Những thay đổi đó có thể được dự định trước hoặc không như dự định”.

Đánh giá tác động (ĐGTĐ) được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: “Nếu khơng có tác động của chính sách/chương trình/dự án thì kết quả đầu ra sẽ như thế nào”? Với cách hiểu như trên, ĐGTĐ được xem là một công việc nhằm tìm ra những lý do dẫn đến sự thay đổi gắn trực tiếp với những tác động từ chính sách. Hiểu một cách đơn giản, đó là một sự so sánh kết quả đầu ra giữa việc có chính sách và khơng có chính sách. Việc so sánh này cũng khơng phải là một phép trừ đơn giản của hai tình huống trên, bởi khơng có chính sách thì đầu ra cũng khơng phải ngun trạng như lúc ban đầu mà có sự thay đổi từ các tác động khác. Sự thay đổi do các tác động khác trong trường hợp khơng có chính sách lại khơng nhìn thấy được bởi đối tượng được tác động thực tế là đã có chính sách.

Việc ĐGTĐ phải chỉ rõ được những bằng chứng chứng minh sự thay đổi nào gắn với những tác động trực tiếp từ các chính sách, chương trình. Đây là căn cứ để xây dựng chính sách và được gọi là xây dựng chính sách thực chứng (Evidence-based policy making). ĐGTĐ có thể giúp: Định lượng được những tác động của một chính sách tới lợi ích của đối tượng hưởng lợi; So sánh những lợi ích đạt được của các nhóm hưởng lợi khác nhau; Kiểm chứng và đưa ra các lựa chọn thay thế. Theo phân tích của nhóm IRD-DIAL (2008) và theo cách phân tích chuỗi kết quả (results chain), để ĐGTĐ của chính sách, cần quan tâm đến hai nội dung: (i) Đánh giá quá trình triển khai; (ii) Đánh giá tác động, được thể hiện ở Hình 2.1 dưới đây.

Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi kết quả chính sách

Hình 2.1 thể hiện lơ-gic triển khai chính sách (đầu vào, hoạt động, đầu ra) và những kết quả mong đợi. Phương pháp đánh giá tác động của chính sách cũng dựa trên lơgic này và chia thành 02 nội dung đánh giá:

Tác động Triển khai Hoạt Động Đầu vào Đầu ra Tác động Ngắn hạn Tác động dài hạn

(1) Đánh giá quá trình triển khai: q trình triển khai chính sách gồm 3 phần: (i) Đầu vào: là các quy định được cụ thể hóa trên văn bản của một chính sách; (ii) Hoạt động: cách thức tổ chức thực hiện chính sách. Từ các yếu tố đầu vào (các quy định), đánh giá làm rõ cách thức triển khai chính sách, những vướng mắc gặp phải của các địa phương trong quá trình triển khai; (iii) Đầu ra: Từ đầu vào và việc tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học thái nguyên) (Trang 51)