Tiêu chí đại học nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học thái nguyên) (Trang 54 - 56)

10. Kết cấu của luận án

2.3. Lý luận về đại học nghiên cứu

2.3.3. Tiêu chí đại học nghiên cứu

Bộ Giáo dục Malaysia (Ban GDĐH và Ủy ban điều hành) đã đưa các tiêu chí và chuẩn của ĐHNC như Bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Tiêu chí và chuẩn của đại học nghiên cứu Malaysia

Chỉ số Tiêu chí của đại học nghiên cứu

1. Số lượng và chất lượng người nghiên cứu

Chỉ tiêu chung: có 60% GV tham gia NCKH Tỷ lệ GV có bằng TS hoặc tương đương: 60% Kinh nghiệm nghiên cứu: tỷ lệ qui đổi tương đương 3 nhóm GV >20 năm kinh nghiệm, từ 10-20 năm và <10 năm

Số giải thưởng các cấp: 100

2. Số lượng và chất lượng nghiên cứu

Các ấn phẩm: 2 bài báo cấp quốc gia/quốc tế được trích dẫn/năm hoặc chỉ số IP>500

Các tài trợ cho NCKH cho GV từ Chính phủ, doanh nghiệp và quốc tế đạt tới mức 5000/RM/GV/năm ít nhất 20% từ các nguồn hợp tác quốc tế và 20% từ các doanh nghiệp Kinh phi cho NCKH:>60% tổng kinh phí hàng năm

Số post-doc được giao: 10 người/năm 3. Số lượng NCS, học viên cao

học

Tỷ lệ 1 TS/18 GV, trong đó 60% sẽ dành cho NCKH Tỷ lệ 3 học viên sau ĐH/GV

Tỷ lệ 1 học viên sau ĐH/4 sinh viên ĐH Tỷ lệ sau ĐH người nước ngoài: 10%

4. Chất lượng sau ĐH Tỷ lệ sau ĐH: 50% sau ĐH Tỷ lệ học bổng sau đại học của các tổ chức có uy tín trao qua hình thức NCKH/học bổng chung:> 10%

5. Đổi mới

Số bằng sáng chế/số sản phẩm được thương mại hóa/số bằng bí quyết công nghệ/số IPR/bản quyền tác giả: số lượng 30/năm

6. Dịch vụ chuyên ngành và quà tặng

Thu nhập từ đào tạo/dịch vụ/tư vấn/học phí/lợi tức/quà tằng: >20 triệu RM/năm

7. Nối mạng và quan hệ Tham gia vào mạng các trường trong nước với tỷ lệ 70%

Tham gia vào mạng các trường quốc tế với tỷ lệ 30%

Các chỉ số về thành tích NCKH rõ ràng và đo lường được (số công trình xuất bản, giải thưởng, kết quả đào tạo, lợi nhuận từ NCKH…), dựa vào các chỉ số về NCKH, Ủy ban chuyên gia tiến hành so sánh và xếp hạng các trường ĐH, kết quả đánh giá đồng thời cũng là điều kiện để Chính phủ Malaysia và các quỹ phát triển quyết định phân bổ ngân sách cho các trường ĐHNC. Như vậy, các tiêu chí về ĐHNC của Malaysia, nhấn mạnh đến kết quả NCKH khi đánh giá, xếp loại các trường ĐHNC ở Malaysia, Chính phủ Malaysia cũng rất chú trọng đến sự khích lệ để duy trì chất lượng NCKH và phổ biến kiến thức của các ĐHNC cũng như đảm bảo chất lượng toàn hệ thống giáo dục ĐH Malaysia.

Quan điểm của các nhà khoa học ở Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐHNC được đánh giá dựa trên tiêu chí theo các nhóm tiêu chuẩn sau đây: Tiêu chuẩn 1: Thành tích NCKH và chuyển giao tri thức; Tiêu chuẩn 2: Chất lượng đào tạo; Tiêu chuẩn 3: Mức độ quốc tế hoá; Tiêu chuẩn 4: Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo và NCKH [25].

Đào Trọng Thi (2006) có nêu 8 tiêu chí quan trọng của ĐHNC, gồm: Tiêu chí 1: Năng lực đào tạo, NCKH chất lượng cao và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt,

đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu quyết định vị thế và uy tín của một trường ĐH trên thế giới, những trường ĐH có uy tín thường là các ĐH tinh hoa, khác với các ĐH cộng đồng với mục tiêu nâng cao dân trí. Tiêu chí 2: Có cơ chế quản lý tiên tiến, hiện đại, có tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao và toàn diện; Tiêu chí 3: Có kế hoạch chiến lược dài hạn, định hướng và điều khiển các quá trình hành động của ĐH; Tiêu chí 4: Có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có chung đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, đội ngũ các GV và nghiên cứu viên có trình độ cao; Tiêu chí 5: Tỷ trọng NCKH và đào tạo sau ĐH cao; Tiêu chí 6: Có hệ thống tổ chức và cơ sở vật chất hiện đại liên thông, liên kết với nhau để phát huy tiềm năng, sức mạnh và hiệu quả đầu tư; Tiêu chí 7: Thu hút phát huy hiệu quả các nguồn đầu tư tài chính (đặc biệt là các hợp đồng kinh tế, các kết quả nghiên cứu có được ứng dụng vào sản xuất và đời sống xã hội; Tiêu chí 8: Được xã hội, các học giả, các tổ chức quốc tế đánh giá cao [46].

Phạm Thị Ly (2013) đã chỉ ra các tiêu chí của ĐHNC bao gồm: cả các nhân tố đầu vào (con người và nguồn lực), đầu ra (thành quả nghiên cứu và đào tạo) lẫn quá trình (tự chủ, tự do học thuật, văn hóa khoa học và tính chất toàn cầu), với những

đặc điểm khiến nó trở thành khác biệt so với những trường ĐH khác và là những điều kiện cần và đủ cho một trường ĐHNC [36].

Tóm lại, có khá nhiều điểm đồng nhất từ các cách tiếp cận trên về tiêu chí nhận diện một ĐHNC, gồm: Thành tích NCKH và CGCN; Đào tạo chất lượng cao; Mức độ quốc tế hóa; Cơ sở vật chất và cơ chế quản trị hiện đại, hiệu quả (trong đó, NCKH và đào tạo chất lượng cao là tiêu chí quan trọng hàng đầu quyết định vị thế và uy tín của một trường ĐH trên thế giới).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học thái nguyên) (Trang 54 - 56)