Kết quả thực hiện hoạt độngkhoa học và côngnghệ tại Đại học Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học thái nguyên) (Trang 92 - 98)

10. Kết cấu của luận án

3.2. Tác động của nhóm chính sách khoa học và côngnghệ đến phát triển hoạt

3.2.6. Kết quả thực hiện hoạt độngkhoa học và côngnghệ tại Đại học Thái Nguyên

sau khi áp dụng Nghị định 99/2014

Hoạt động KH&CN ở các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN đã được quan tâm đúng mức sau khi Nghị định 99/2014 có hiệu lực, các trường ĐH đã động viên được đông đảo đội ngũ cán bộ, GV tham gia NCKH, các định hướng nghiên cứu của

nhiều trường cũng đã có chiều sâu, chất lượng các kết quả NCKH ngày càng được nâng cao. Kết quả khảo sát tại ba trường Trường ĐHSP; Trường ĐHNL và Trường ĐHCNTT&TT thuộc ĐHTN đã có thấy điều đó.

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp của Trường ĐHSP, Trường ĐHNL và Trường ĐHCNTT&TT sau khi áp dụng Nghị định 99/2014

Sau khi áp dụng Nghị định 99/2014, kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp tại ba trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN có xu hướng tăng, giảm khác nhau. Trường ĐHSP có xu hướng tăng tỷ trọng đề tài lớn (Đề tài NCKH cấp Nhà nước) nhưng không nhiều, cùng với đó là đề tài NCKH cấp cơ sở năm sau cũng tăng so với năm trước. Tuy nhiên, số lượng đề tài cấp Bộ và cấp ĐH giảm là do Bộ GD&ĐT và ĐHTN dần cắt giảm kinh phí dành cho các đề tài cấp Bộ và cấp ĐH từ năm 2015. Các đề tài NCKH cấp Nhà nước của Trường ĐHSP thường có tính ứng dụng trong giáo dục, đào tạo và đời sống văn hóa xã hội của khu vực cũng như của địa phương. Các đề tài cấp Bộ và cấp ĐH được thực hiện gồm cả lĩnh vực NCCB và NCƯD nhưng còn hạn chế. Sản phẩm của các đề tài NCKH cấp cơ sở thường phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy và bồi dưỡng của nhà trường.

Trường ĐHNL lại có xu hướng giảm đề tài cấp Nhà nước và đề tài NCKH cấp ĐH nhưng tăng đề tài NCKH cấp Bộ và cấp cơ sở. Nguyên nhân là do Trường ĐHNL đã bám sát và thực hiện tốt các kế hoạch hoạt động KH&CN của các Bộ, có ưu tiên đối với đề tài NCKH cấp cơ sở nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn gắn với nhà trường.

Trong khi Trường ĐHCNTT&TT có xu hướng tăng số lượng đề tài cấp ĐH và đề tài NCKH sinh viên. Sở dĩ như vậy, vì Trường đã chú trọng đến các đề tài cấp ĐH và đề tài NCKH sinh viên (kinh phí do Nhà trường chi) có sản phẩm là bài báo công bố quốc tế hoặc sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn hoặc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Số lượng đề tài NCKH cấp Bộ và đề tài NCKH của GV giảm, không có Đề tài NCKH cấp Nhà nước, điều này cũng phần nào phản ánh năng lực của đội ngũ cán bộ, GV trong việc tham gia đấu thầu các đề tài NCKH lớn còn khiêm tốn, được thể hiện ở Bảng 3.8 dưới đây.

Bảng 3.8. Số lượng đề tài KH&CN các cấp của Trường ĐHNL, Trường ĐHSP và Trường ĐHCNTT&TT sau khi áp dụng Nghị định 99/2014

Đề tài NCKH các cấp

Năm Tăng, giảm so với năm 2015 2015 2016 Số lượng % Trƣờng ĐHSP Đề tài NCKH cấp Nhà nước 01 02 +01 +100 Đề tài NCKH cấp Bộ 12 7 -5 -48,7 Đề tài NCKH cấp Đại học 12 11 -1 -8,4 Đề tài NCKH cấp cơ sở 14 26 +12 +85 Đề tài NCKH sinh viên 251 301 + 50 + 19,9

Trƣờng ĐHNL Đề tài NCKH cấp Nhà nước 08 07 -01 -12,5 Đề tài NCKH cấp Bộ 14 17 +3 +21,4 Đề tài NCKH cấp Đại học 20 3 -17 - 85 Đề tài NCKH cấp cơ sở 29 40 +21 +37,9 Đề tài NCKH sinh viên 53 51 - 2 - 4

Trƣờng ĐHCNTT&T T Đề tài NCKH cấp Nhà nước 0 0 0 0 Đề tài NCKH cấp Bộ 05 4 -1 - 20 Đề tài NCKH cấp Đại học 06 9 +3 +50 Đề tài NCKH cấp cơ sở 45 38 -7 - 15,6 Đề tài NCKH sinh viên 49 53 + 4 +8

Nguồn: Tổng kết hoạt động KH&CN của Trường ĐHSP, ĐHNL ĐHCNTT&TT năm 2015 và 2016)

- Kết quả công bố bài báo khoa học trên các tạp chí của Trường ĐHSP, Trường ĐHNL và Trường ĐHCNTT&TT sau khi áp dụng Nghị định 99/2014

Theo kết quả khảo sát của tác giả, số lượng bài báo khoa học được công bố bài báo trên tạp chí trong nước cũng như tạp chí quốc tế của 03 của trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN có xu hướng tăng lên đáng kể sau khi áp dụng Nghị định 99/2014, đặc biệt là số lượng bài báo công bố quốc tế. Trong đó, Trường ĐHNL có số lượng bài báo khoa học đăng tải trên tạp chí quốc tế tăng nhiều nhất từ 29 bài (năm 2015) lên đến 48 bài (năm 2016), tăng 19 bài, tiếp đến là Trường ĐHSP từ 14 bài (năm 2015) lên 21 bài (năm 2016), tăng 18 bài và cuối cùng là Trường ĐHCNTT&TT 8 bài (2015) lên 22 bài (năm 2016), tăng 13 bài, được thể hiện ở Biểu đồ 3.9 dưới đây.

Biểu đồ 3.9. Kết quả công bố bài báo trên tạp chí nước ngoài tại 03 trường ĐH thuộc ĐHTN sau khi áp dụng Nghị định 99/2014

0 10 20 30 40 50 Năm 2015 2016 Trường ĐHSP Trường ĐHNL Trường ĐHCNTT&TT

(Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả)

Về công bố bài báo trong nước: Trường ĐHSP là trường có số lượng bài báo công bố trong nước nhiều nhất với 171 bài (năm 2015) tăng lên 189 bài (năm 2016), tiếp đến là Trường ĐHNL với 89 bài (năm 2015) tăng lên 147 bài (2016) và cuối cùng là Trường ĐHCNTT&TT với 51 bài (năm 2015) tăng lên 83 bài (năm 2016), được thể hiện rõ hơn ở Biểu đồ 3.10 dưới đây.

Biểu đồ 3.10. Kết quả công bố bài báo trên các tạp chí trong nước tại 03 trường ĐH thuộc ĐHTN sau khi áp dụng Nghị định 99/2014

0 50 100 150 200 2015 2016 Trường ĐHSP Trường ĐHNL Trường ĐHCNTT&TT

(Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả)

- Kết quả hoạt động CGCN của Trường ĐHSP, Trường ĐHNL và Trường ĐHCNTT&TT sau khi áp dung Nghị định 99/2014

tăng so với năm trước. Cụ thể: Năm 2015, Trường ĐHSP đã thực hiện chuyển giao kết quả nghiên cứu của 02 đề tài với tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, kinh phí lần lượt là 1 tỷ 291 triệu đồng và 120 triệu đồng. Năm 2016 thực hiện chuyển giao 03 đề tài với kinh phí 189,37 triệu đồng; 253,96 triệu đồng và 145,44 triệu đồng.

Hoạt động CGCN của trường ĐHNL cũng có xu hướng tăng lên, các chương trình/dự án được chuyển giao KH&CN do Trường quản lý trực tiếp năm 2016 có tổng kinh phí hơn 13 tỷ đồng, tăng lên hơn 7 tỷ đồng so với 2015. Số lượng đề tài/chương trình/dự án được CGCN tăng từ 15 (năm 2015) lên 26 (năm 2016).Có thể nói đây chính là điểm nổi bật, có ý nghĩa rất lớn cho cho việc đưa những kết quả NCKH của Trường đến với các địa phương nói riêng và các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nói chung.

Trong khi Trường ĐHCNTT&TT không có sự chuyển biến về kết quả hoạt động CGCN sau khi áp dụng Nghị định 99/2014: Năm 2015 Trường có 01 dự án được CGCN vào thực tế với giá trị hợp đồng là 1.200.000.000đồng đến năm 2016 Trường cũng chỉ có một dự án được CGCN vào thực tế với giá trị là 294,477,000 đồng, kết quả về hoạt động CGCN của 03 trường được thể hiện ở Biểu đồ 3.11 dưới đây.

Biểu đồ 3.11. Kết quả hoạt động CGCN của ba trường ĐH thuộc ĐHTN sau khi áp dụng Nghị định 99/2014 (Đơn vị: chương trình/dự án) 0 5 10 15 20 25 30 Năm 2015 Năm 2016 Trường ĐHSP Trường ĐHNL Trường ĐHCNTT&TT

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN của 03 trường ĐHSP, ĐHNL và Trường ĐHCNTT&TT năm 2015, 2016)

Với số lượng đề tài/chương trình/dự án được CGCN vào thực tế nhiều hơn các trường ĐH khác nên nguồn thu từ hoạt động KH&CN của Trường ĐHNL cũng lớn

hơn hai trường ĐH còn lại. Cụ thể, năm 2015 tổng kinh phí thu được từ hoạt động CGCN của Trường ĐHNL năm 2015 là hơn 5 tỷ đồng đến năm 2016 tăng lên hơn 13 tỷ đồng, còn Trường ĐHSP và Trường ĐHCNTT&TT dao động từ gần 300 triệu đồng đến gần 1,5 tỷ đồng, có thể thấy rõ hơn ở Biểu đồ 3.12 dưới đây.

Biểu đồ 3.12. Nguồn thu từ hoạt động CGCN tại 03 trường ĐH thuộc ĐHTN sau khi áp dụng Nghị định 99/2014

(Đơn vị: triệu đồng) 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 Năm 2015 Năm 2016 Trường ĐHSP Trường ĐHNL Trường ĐHCNTT&TT

(Nguồn: (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN của 03 trường ĐHSP, ĐHNL và Trường ĐHCNTT&TT năm 2015, 2016)

- Kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của Trường ĐHSP, Trường ĐHNL và Trường ĐHCNT&TT sau khi áp dụng Nghị định 99/2014

Có thể nhận thấy, kinh phí hỗ trợ thực hiện đề tài NCKH các cấp của 03 trường đã tăng lên đáng kể sau khi áp dụng Nghị định 99/2014: Năm 2015, tổng chi cho hoạt động KH&CN của Trường ĐHSP là 2 tỷ 860 triệu đồng, thì năm 2016, tổng mức chi hỗ trợ thực hiện đề tài NCKH các cấp là 6 tỷ 199 triệu đồng. Trường ĐHNL năm 2015, tổng nguồn kinh phí dành cho đề tài NCKH các cấp là 13 tỷ 526 triệu đồng cho 126 đề tài các cấp, đến năm 2016, tổng nguồn kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của Trường ĐHNL là 18 tỷ 626 triệu đồng cho 120 đề tài các cấp (trong đó gần 13 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, 5,6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách khác, 180 triệu đồng từ cá nhân). Còn Trường ĐHCNTT&TT tổng kinh phí dành cho hoạt động KH&CN năm 2015 của Trường là 2 tỷ 850, trong đó chi 2 tỷ 602 cho thực hiện nhiêm vụ KH&CN các cấp. Năm 2016 tổng kinh phí cho hoạt động KH&CN tăng lên

KH&CN các cấp. Sở dĩ có sự tăng lên về kinh phí dành cho nhiệm vụ KH&CN các cấp ở ba trường nêu trên là do: Thứ nhất, từ nguồn kinh phí trích 5% cho hoạt động NCKH và 3% hoạt động NCKH của người học theo Nghị định 99/2014; Thứ hai, nguồn kinh phí NCKH huy động từ các cá nhân chủ nhiệm đề tài, được thể hiện ở Biểu đồ 3.13 dưới đây.

Biểu đồ 3.13. Kinh phí cho hoạt động KH&CN tại ba trường ĐH thuộc ĐHTN sau khi áp dụng Nghị định 99/2014 (Đơn vị: triệu đồng) 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 Năm 2015 Năm 2016 Trường ĐHSP Trường ĐHNL Trường ĐHCNTT&TT

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Tóm lại, thông qua khảo sát 3/7 trường ĐH thành viên của ĐHTN (Trường ĐHSP, Trường ĐHNL và Trương ĐHCNTT&TT) cho thấy sau khi Nghị định 99/2014 chính thức có hiệu lực đã tác động nhất định đến việc thúc đẩy hoạt động KH&CN trong trường ĐH, đặc biệt là hoạt động công bố bái báo quốc tế của đội ngũ cán bộ, GV và nguồn kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của các trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học thái nguyên) (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)