3.2.1 Thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu đã thu thập làm cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng cho vay. Ngoài ra, phương pháp này cũng sử dụng để mô tả tổng quan về địa bàn nghiên cứu, thực trạng sản xuất và tìm hiểu một số biến có ảnh hưởng đến q trình tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ.
3.2.2 Mơ hình hồi quy logit
Tìm hiểu một số nghiên cứu trước được biết vốn tín dụng chính thức, người cho vay thường phân phối vốn tín dụng có giới hạn cho những người đi vay. Do đó, người xin vay thường bị giới hạn tín dụng. Sự kiện bị giới hạn tín dụng chính thức cũng như khơng bị giới hạn là biến nhị phân (có = 1, khơng = 0, mơ hình hồi quy Logit nhị phân thường được sử dụng). Sử dụng mơ hình hồi quy logit để kiểm tra các giả thuyết dựa trên mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Biến phụ thuộc được xem xét trong nghiên cứu này là khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nơng hộ.
Việc phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ được dựa trên những mô tả
cụ thể về nhu cầu tiếp cận tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến q trình tiếp cận tín dụng của nơng hộ sản xuất lúa, tôm -lúa trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên
Giang. Sử dụng mơ hình hồi quy logit với biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ sản xuất lúa, tôm – lúa; biến độc lập là: tuổi đời, trình độ học vấn, thu nhập phi sản xuất của nơng hộ, diện tích đất thổ cư, khoảng cách từ nông hộ đến trung tâm, tài sản của bông hộ, khả năng tiếp cận thông tin nguồn vốn tín dụng của nơng hộ.
Tiêu chí được sử dụng để đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ là khả năng tiếp cận được các khoản vay.
Để đánh giá khả năng nhận được khoản vay của hộ nông dân, biến phụ thuộc được sử dụng ở đây là một biến nhị phân thể hiện hai khả năng vay được hay không vay được.
Sử dụng phương trình hồi quy: Yi= + βXi + ɣZi + ….+ εi để phân tích Trong đó:
Yi: Tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ có 2 giá trị là 0 và 1 Xi: Đặc tính kinh tế xã hội
Zi: Đặc điểm sản xuất
3.2.3 Mơ hình hồi quy đa biến
Cơ sở lí luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn về vốn tín dụng của người sản xuất cho biết các nhân tố như nghề nghiệp, quan hệ xã hội, thu nhập, mục đích vay, chi phí vay, diện tích đất thế chấp, số lần vay và mức độ tiếp cận (lượng tín dụng chính thức) là có mối quan hệ với hạn mức tín dụng (số tiền được vay). Trong cơng trình nghiên cứu của Trần Ái Kết (2009) cho rằng mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến thường được áp dụng trong phân tích:
Mơ hình lí thuyết: Yi = α + β1X1 + β2X2 + … + βnXn + εi
Trong đó:
Yi: là biến được giải thích
X1, ., Xn: các biến độc lập (trình độ học vấn, quan hệ xã hội, số lần vay, giá trị tài sản, thu nhập phi sản xuất).
β1,.. , βn: các tham số hồi quy εi: sai số ngẫu nhiên
Các giả thiết của mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến: (1) Giữa Y và X1,…, Xn có mối quan hệ tuyến tính, (2) Giữa các biến giải thích X1, …, Xn khơng có quan hệ tuyến tính, (3) Các εi độc lập (khơng có tự tương quan), (4) εi có phân phối chuẩn với kì vọng bằng không và phương sai (δ2) đồng nhất.
Các tham số hồi quy (β1, …, βn ) trong mơ hình thường được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Quá trình ước lượng các tham số hồi quy cũng như kiểm định các giả thiết có thể được thực hiện trên phần mềm SPSS for Window.
Trong đó: Y là lượng vốn vay (triệu đồng) mà hộ nhận được từ nguồn tín dụng chính thức. Dựa trên cơ sở lí luận và kết quả các nghiên cứu thực tế đã lược khảo, các biến giải thích (X1, …, X5) được kì vọng có trong mơ hình gồm:
Trình độ học vấn của chủ hộ (X1): Là biến giả, hộ có trình độ trung học cơ sở trở lên được tính bằng 1 và những hộ có trình độ tiểu học trở xuống được tính bằng 0. Khi hộ có học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận với khoa học kĩ thuật của nông hộ cao hơn. Những nơng hộ này có thể có nhu cầu tín dụng cao, khi đó họ đi vay và có thể nhận được số tiền vay lớn. Do đó, nhân tố này được kì vọng có tham số hồi quy β1 mang giá trị dương
Thu nhập bình quân của hộ (X2): Là nhân tố được kì vọng mang giá trị dương. Nguồn thu nhập này bao gồm tất cả các khoản thu nhập từ sản xuất kinh doanh và từ lương, tiền công, phụ cấp, … Khi hộ có thu nhập bình qn càng cao thì khả năng trả nợ vay càng cao và rủi ro hộ mất khả năng trả nợ vay càng thấp. Vì vậy họ sẽ dễ dàng được các tổ chức tín dụng chấp nhận cung cấp một khoản tín dụng cao hơn các hộ có thu nhập thấp. Vì vậy, nhân tố này được kì vọng có tham số hồi quy β2 mang giá trị dương
Quan hệ xã hội của chủ hộ (X3): Nếu hộ có người thân hay bạn bè làm ở cơ quan nhà nước hay tổ chức tín dụng thì sẽ có giá trị 1, ngược lại có giá trị. Khi hộ có người thân đang cơng tác trong các cơ quan nhà nước hay tổ chức tín dụng thì sẽ được nể trọng hơn hay vốn vay của họ được bảo lãnh từ người thân hay bạn bè. Cho nên, họ càng dễ dàng được vay vốn với số lượng lớn hơn.
Giá trị tài sản của hộ (X4): Giá trị tài sản thể hiện sự giàu có của hộ. Giá trị tài sản của hộ càng lớn thì khả năng sinh lợi hay thanh lí tài sản càng lớn do đó khả năng trả nợ của hộ sẽ cao hơn hộ có ít tài sản hơn.
Số lần vay của hộ (X5): Nếu hộ vay vốn càng nhiều lần ở các tổ chức tín dụng thì họ càng dễ dàng trở thành khách hàng thân thiết của các tổ chức tín dụng này. Các thủ tục vay vốn được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn. Các tổ chức tín dụng xem đây là khách hàng làm ăn có hiệu quả và có uy tín nên hộ sẽ dễ dàng vay được vốn với số lượng cao hơn những người đặt quan hệ tín dụng lần đầu.
Tuy nhiên, thường thì hộ làm ăn có hiệu quả có khuynh hướng khơng thích thiếu nợ vì khi đó họ càng tích lũy được nhiều vốn nên nhu cầu về vốn vay sẽ có khuynh hướng giảm. Trong trường hợp này, tham số hồi quy β5 có thể có giá trị dương hoặc âm.
Bảng 3.3: Mô tả cấu trúc mơ hình
Mơ hình 1: Logit nhị phân Biến phụ
thuộc (Y) Tên biến độc lập (Xi) Ý nghĩa Dấu
kì vọng
Khả năng tiếp cận tín dụng
Tuổi của chủ hộ (X1) Tính từ năm sinh đến thời điểm
phỏng vấn +
Trình độ học vấn (X2)
Biến giả, = 1 nếu tốt nghiệp THCS trở lên, = 0 nếu từ tiểu học trở xuống
+ Khoảng cách (X3) Khoảng cách từ nơi sinh sống đến trung tâm huyện (km) - Giá trị tài sản (X4) Giá trị tài sản của hộ (triệu đồng) + Diện tích đất thổ cư (X5) Diện tích đất thổ cư có quyền sử
dụng đất (m2) +
Thu nhập phi sản xuất (X6) Thu nhập từ tiền công, buôn bán
Khả năng tiếp cận nguồn thơng tin tín dụng (X7)
Thơng tin về nguồn tín dụng mà nông hộ thu thập được thông qua các kênh thơng tin (1= có, 0= khơng)
+
Mơ hình 2: Hồi quy tuyến tính đa biến
Hạn mức tín
dụng
Trình độ học vấn (X1)
Biến giả, = 1 nếu tốt nghiệp THCS trở lên, = 0 nếu từ tiểu học trở xuống
+
Thu nhập của hộ (X2) Thu nhập bình quân + (triệu đồng)
Quan hệ xã hội (X3) Có = 1, khơng = 0 +
Giá trị tài sản (X4) Giá trị tài sản của chủ hộ (triệu
đồng) +
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU