Thực trạng vay vốn và nhu cầu tín dụng của người dân ở địa bàn nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 49 - 52)

4.2 Thực trạng địa bàn nghiên cứu

4.2.3 Thực trạng vay vốn và nhu cầu tín dụng của người dân ở địa bàn nghiên

cứu

4.2.3.1 Thực trạng vay vốn

Theo báo cáo của các ngân hàng trên địa bàn thì dư nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp đến cuối năm 2016 là 225,8 tỉ đồng chiếm 55% tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay sản xuất lúa, tơm 76,8 tỉ đồng, dư nợ cho vay phát triển ngành nông thôn 33,3 tỉ đồng, dư nợ cho vay đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là 16 tỉ đồng, dư nợ cho vay chế biến tiêu thụ nông sản là 45 tỉ đồng, dư nợ cho vay kinh doanh sản phẩm phục vụ nông, ngư nghiệp và thủy sản là 28,2 tỷ đồng, dư nợ cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp và thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp nông thôn là 12 tỉ đồng và dư nợ cho vay tiêu dùng trên địa bàn nơng thơn là 14,5 tỉ đồng.

Qua đó cho thấy, số tiền đi vay của nông hộ khá lớn để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổng cộng có 200 người đi vay đã được lựa chọn ngẫu nhiên và yêu cầu được phỏng vấn từ các nông hộ được lựa chọn từ 3 xã của huyện Vĩnh Thuận. Ccác nông hộ được phân loại thành hai nhóm dựa trên tình trạng vay của họ từ một chương trình tín dụng vi mơ. Nhóm các hộ có vay từ chương trình tín dụng vi mơ được gọi là nhóm vay. Các nhóm bao gồm các hộ có nhu cầu vay nhưng chưa được vay từ chương trình tín dụng vi mơ được gọi là nhóm khơng vay. Ngồi ra, để có được sự tương đồng của các thị trường tín dụng ở cấp xã, các xã được lựa chọn phải có các chương trình tín dụng vi mơ hoạt động từ năm 2014. Thơng tin chính thức và khơng chính thức tín dụng vi mô đã được ghi lại từ nhóm đầu tiên. Thơng tin về khoản vay được sử dụng để phân tích hiệu ứng tương tác giữa các khu vực tín dụng chính thức và khơng chính thức.

Câu hỏi nghiên cứu được xây dựng nhằm xác định nhu cầu tín dụng của người nông dân. Câu hỏi sẽ phân loại các hộ gia đình theo nhu cầu vay (có nhu cầu vay từ một trong hai khu vực chính thức hoặc khơng chính thức). Tiếp theo, các hộ có nhu cầu vay được phân thành hai nhóm: (i) những người cần vay và có thể để có được một khoản vay, (ii) những người cần vay nhưng khơng có khả năng để có được một khoản vay.

Bảng 4.3: Thông tin vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát

ĐVT: triệu đồng

STT Nguồn vay Lượng tiền vay bình

quân (triệu đồng) Lãi suất bình qn (%/ năm) Chi phí vay bình qn (ngàn đồng)

1 Các ngân hàng thương mại

2 Ngân hàng NN và PTNT 37,85 10,5 255

3 Quỹ tín dụng 25 12,5 250

4 Ngân hàng Chính sách Xã hội 30 7,5 150

5 Người cho vay chuyên nghiệp - - -

7 Vay mượn bạn bè người thân - - -

8 Vay nợ đại lí vật tư nông nghiệp - - -

Nguồn: Tính tốn của tác giả, 2016

Kết quả khảo sát cho thấy tất cả đều có nhu cầu vay vốn. Khảo sát 200 hộ thì có (180 hộ có nhu cầu vay vốn, tỉ lệ 90%) và có vay vốn một trong ba nguồn là chính thức, bán chính thức hay phi chính thức. Trong đó có 108 hộ, tỉ lệ 72% hộ được vay như mức đề nghị 42 hộ (tỉ lệ 28%) bị từ chối. Qua đó, số hộ bị từ chối chấp nhận vay từ đại lí vật tư nơng nghiệp, vay bạn bè, người thân hoặc chơi hụi để dành vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở bảng 5.8 cho thấy ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng và là kênh đầu tư chủ yếu với số tiền đầu tư khá lớn nhằm mục đích đáp ứng vốn cho sản xuất nông nghiệp nông thôn. Qua bảng 5.8 cho thấy số tiền được vay trung bình ở ngân hàng NN và PTNT là cao nhất là (37,85 triệu đồng) và thấp nhất là quỹ tín dụng (25 triệu đồng). Trong đó lãi suất vay ở ngân hàng chính sách xã hội là thấp nhất (7,5%).

4.2.3.2 Nhu cầu vay vốn

Kết quả khả sát chứng tỏ rằng số hộ có nhu cầu vay tại NHNo&PTNT và NHCSXH chiếm tỷ lệ cao. Qua bảng 3.4 ta thấy, trong số 200 hộ điều tra, 125 hộ (chiếm 62,5%) có nhu cầu vay vốn tại NHNo&PTNT, nhưng trên thực tế chỉ có 115 hộ làm đơn vay vốn và có 110 hộ được vay. Hộ có nhu cầu vay tại NHCSXH là 50 nhưng chỉ có 43 hộ làm đơn vay và 40 hộ được vay (chiếm 80%).

Qua khảo sát, nhiều hộ muốn vay tại NHCSXH hơn vì họ được hưởng lãi suất thấp hơn cho dù là vay cho mục đích sản xuất nơng nghiệp hay vay cho con đi học trung cấp, đại học hay cao đẳng. Bên cạnh đó, khi vay tại NHCSXH các hộ được sự giúp đỡ của các đoàn thể như HCCB, HPN, HND ở các xã nên dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hơn.

Khác với NHCSXH, các hộ vay trực tiếp tại QTDND lại không thơng qua các tổ chức đồn thể vì vậy chỉ có 20 hộ làm đơn vay chiếm 11,24% trên tổng số hộ có nhu cầu vay là 25 hộ (12,5%) nhưng chỉ có 15 hộ được vay chiếm 9,2%. Phần lớn các hộ khơng làm đơn vay là vì sợ khơng trả được đúng hạn, sợ rủi ro, bên canh đó thủ tục vay phức tạp cũng gây trở ngại cho nông hộ.

Bảng 4.4: Nhu cầu vay vốn của nông hộ trên địa bàn Vĩnh Thuận trên mẫu điều tra điều tra Tổ chức vay vốn Số hộ có nhu cầu vay Tỷ lệ (%) Số hộ làm hồ sơ vay Tỷ lệ (%) Số hộ được vay Tỷ lệ (%) NHNN&PTNT 125 62,5 115 64,61 110 67,48 NHCSXH 50 25,0 43 24,16 38 23,31 QTNND 25 12,5 20 11,24 15 9,20 Tổng 200 100 178 100 163 100

Nguồn: Phân tích của tác giả, 2016

Các tổ chức như HCCB, HPN, HND đóng vai trị trung gian quan trọng giữa ngân hàng và hộ nơng dân vì các tổ chức này cũng tham gia trong quy trình cho vay từ khâu hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn đến nhắc nhở thu hồi nợ và sử dụng vốn hiệu quả.

Qua khả sát cho thấy HPN đã giúp trên 60% số hộ vay tại NHNo&PTNT và trên 50% số hộ vay tại NHCSXH. Hội Nông dân cũng đã trợ giúp cho gần 45% số hộ được vay tại NHNo&PNTNT và 48% số hộ được vay ở NHCSXH. Ngoài ra, Đoàn Thanh Niên và Hội cựu chiến binh cũng tích cực trong việc giúp các hộ nơng hộ trong xã tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của NHNo&PNTNT và NHCSXH nhằm tạo điều kiện cho nông hộ sản xuất và kinh doanh.

Các tổ chức đồn thể khơng chỉ đứng ra bảo lãnh vay vốn cho các hộ gặp khó khăn khơng trực tiếp vay được từ ngân hàng mà họ cịn giúp nơng dân cách sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Nhiều hộ cho rằng nhờ các tổ chức đoàn thể họ mới có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức. Tuy nhiên, để chọn những hộ có điều kiện trả vốn nhanh vào tổ vay vốn và do áp lực từ việc cam kết hỗ trợ thu hồi nợ vay dẫn đến việc tham gia vào xét duyệt đối tượng cho vay tại NHCSXH cũng gặp nhiều khó khăn. Điều đó đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo, một đối tượng cần thiết được giúp đỡ vay vốn để cải thiện nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)