Các yếu tố ảnh hưởng từ phía hộ nơng dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 41 - 47)

4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính

4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng từ phía hộ nơng dân

Điều kiện kinh tế của hộ

Điều kiện kinh tế của nơng hộ sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong vay vốn, những hộ khá có tài sản thế chấp nên dễ dàng vay vốn hơn.

Hội nông dân Tổ trưởng (tổ 1) Cá nhân Tổ trưởng (tổ 2) Tổ trưởng (tổ 3) BND xã, HPN, HND HCCB, ĐTN Ban XĐGN cấp xã

Chi hội trưởng, Trưởng ấp, chi đoàn

Giao dịch trực tiếp

Quan hệ tác động Quan hệ chỉ đạo

Các hộ trung bình và khá thường đầu tư vào các ngành sản xuất có rủi ro nhưng lợi nhuận cao trong khi các hộ nghèo chỉ tập trung vào các ngành sản xuất truyền thống, lợi nhuận thấp và ít rủi ro.

Qua điều tra cho thấy các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá và trung chủ động hơn trong việc sản xuất kinh doanh. Các hộ nghèo không chủ động được nguồn vốn nên họ không tự tin trong việc sản xuất kinh doanh, mặt khác tài sản thế chấp của các hộ này thấp nên rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn TDCT nên đơi khi mặc dù có nhu cầu vay nhưng hộ cũng khơng vay được. Vì thế, trong số các hộ có vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức, các hộ trung bình ln chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân là những hộ này có điều kiện về kinh tế tương đối ổn định, là cơ sở vững chắc giúp hộ có khả năng tiếp cận được với nguồn vốn vay lớn từ ngân hàng. Do đó ,các ban ngành, đồn thể cần giúp đỡ để các hộ nghèo tiếp cận gần gũi hơn với nguồn vốn TDCT và để có thể giảm số hộ nghèo xuống cịn mức thấp nhất.

Nguồn: Tính tốn của tác giả, 2016

Nguồn: Tính tốn của tác giả, 2016

Biểu đồ 4.3: Quy mô hộ và tỷ lệ phụ thuộc

Số lao động tạo ra thu nhập là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của hộ gia đình. Đối với những hộ có nhiều người trong độ tuổi lao động thường có thu nhập cao hơn so với những hộ có ít người trong độ tuổi lao động. Những hộ nghèo bình qn mỗi hộ có 1,26 lao động, trong khi những hộ khá là 2,9 lao động; nhóm hộ giàu là 3,59 lao động. Ở chiều ngược lại, phụ thuộc bình quân của hộ nghèo là cao nhất 2,19, thấp nhất là hộ giàu chỉ có 0,6.

Nguồn: Tính tốn của tác giả, 2016

Trình độ văn hố của chủ hộ

Trình độ văn hố của chủ hộ cao hay thấp cũng ảnh hưởng phần nào đến việc tiếp cận vốn vay và liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các giải pháp kinh doanh hiệu quả. Xét về khả năng làm đơn thì hộ có trình độ văn hóa thấp thường gặp khó khăn khi vay vốn với các thủ tục vay do họ khơng có khả năng tự làm đơn, tự xây dựng và lựa chọn các kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng các thủ tục phức tạp khác. Ngoài ra, do thiếu kiến thức và thiếu am hiểu về kỹ thuật sản xuất và thông tin thị trường nên đa phần họ không dám vay để đầu tư vào sản xuất, cải thiện đời sống.

Nguồn: Tính tốn của tác giả, 2016

Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng của trình độ văn hố của chủ hộ đến mức độ tiếp cận TDCT

Hình 2.5 cho thấy các chủ hộ có trình độ văn hóa là THPT và THCS, trình độ của chủ hộ càng cao thì họ càng tiếp cận nhiều với nguồn vốn tín dụng. Các hộ vay vốn tại các tổ chức TDCT phần lớn là các chủ hộ có trình độ học vấn học hết trung học THPT (chiếm 48% số hộ vay tại NHNo&PTNT, 20% số hộ vay tại NHCSXH và 40% số hộ vay tại QTDND).

Qua khảo sát, ta thấy lượng vốn vay nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào trình độ văn hố của chủ hộ vì đa số các hộ có trình độ văn hoá cao sẽ vay lượng vốn lớn

hơn để làm ăn.Trong tổng số hộ vay vốn có trên 40% số hộ có trình độ trung học phổ thơng, một số ít chủ hộ có trình độ tiểu học nhưng vẫn tích cực vay vốn sản xuất kinh doanh, mở rộng diện tích do họ có kinh nghiệm, khơng sợ rủi ro, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất.

Nguồn: Tính tốn của tác giả, 2016

Biểu đồ 4.6: Cơ cấu trình độ học vấn của hộ gia đình

Giới tính của chủ hộ

Kết quả phân tích cho thấy, sự khác biệt về giới tính của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn TDCT của hộ. Cụ thể, chủ hộ là nam giới có thể tiếp cận với TDCT nhiều hơn các chủ hộ là nữ giới, nguyên nhân là do các chủ hộ nam thường chủ động và có nhiều mối quan hệ hơn trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh nên họ quyết đốn hơn trong việc vay vốn.

Nguồn: Tính tốn của tác giả, 2016

Biểu đồ 4.7: Ảnh hưởng của giới tính chủ hộ đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức

Hình 2.7 cho thấy tại NHNo&PTNT số hộ vay vốn chiếm 72% là nam giới chỉ có 28% là nữ giới. NHCSXH cũng có đến 76% chủ hộ là nam giới làm hồ sơ vay. Tại QTDND chỉ có 24% chủ hộ là nữ đứng tên vay vốn còn lại đều là chủ hộ là nam giới. Vì vậy, để tạo ra sự bình đẳng cũng như giúp các nữ chủ hộ tiếp xúc với xã hội, cần có giải pháp giúp đỡ nhiệt tình từ các ban ngành nhất là HPN để các chủ hộ là nữ tự tin hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn TDCT cũng như giúp họ mạnh dạn và tự tin trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện giúp đỡ chị em trong quá trình vay vốn, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn từ đó giúp chị em có thể tiếp cận với nguồn vốn TDCT dễ dàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)