Diện tích, số hộ sản xuất lúa, tôm lúa của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 35)

STT Tên đơn vị

Sản xuất lúa Sản xuất Lúa -Tơm

Số hộ Diện tích

(ha) Số hộ Diện tích (ha)

1 Thị Trấn 271 495,31 491 1.031,61 2 Tân Thuận 1.282 2.556,24 485 990,34 3 Vĩnh Thuận 169 300,40 2.083 4.284,00 4 Bình Minh 700 1.193,00 532 1,406 5 Vĩnh Phong 469 914,32 1.787 4.188,00 6 Phong Đông 675 1.576,38 7 Vĩnh Bình Nam 207 304,56 1.195 2.644,30 8 Vĩnh Bình Bắc 1.276 2.494,12 1.381 2.966,23 Tổng số 4.374 8.257,95 8.629 19.086,86

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thuận, 9/2016

3.2 Mơ hình nghiên cứu

3.2.1 Thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu đã thu thập làm cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng cho vay. Ngoài ra, phương pháp này cũng sử dụng để mô tả tổng quan về địa bàn nghiên cứu, thực trạng sản xuất và tìm hiểu một số biến có ảnh hưởng đến q trình tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ.

3.2.2 Mơ hình hồi quy logit

Tìm hiểu một số nghiên cứu trước được biết vốn tín dụng chính thức, người cho vay thường phân phối vốn tín dụng có giới hạn cho những người đi vay. Do đó, người xin vay thường bị giới hạn tín dụng. Sự kiện bị giới hạn tín dụng chính thức cũng như khơng bị giới hạn là biến nhị phân (có = 1, khơng = 0, mơ hình hồi quy Logit nhị phân thường được sử dụng). Sử dụng mơ hình hồi quy logit để kiểm tra các giả thuyết dựa trên mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Biến phụ thuộc được xem xét trong nghiên cứu này là khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nơng hộ.

Việc phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ được dựa trên những mô tả

cụ thể về nhu cầu tiếp cận tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến q trình tiếp cận tín dụng của nơng hộ sản xuất lúa, tôm -lúa trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên

Giang. Sử dụng mơ hình hồi quy logit với biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ sản xuất lúa, tôm – lúa; biến độc lập là: tuổi đời, trình độ học vấn, thu nhập phi sản xuất của nơng hộ, diện tích đất thổ cư, khoảng cách từ nông hộ đến trung tâm, tài sản của bông hộ, khả năng tiếp cận thơng tin nguồn vốn tín dụng của nơng hộ.

Tiêu chí được sử dụng để đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ là khả năng tiếp cận được các khoản vay.

Để đánh giá khả năng nhận được khoản vay của hộ nông dân, biến phụ thuộc được sử dụng ở đây là một biến nhị phân thể hiện hai khả năng vay được hay không vay được.

Sử dụng phương trình hồi quy: Yi= + βXi + ɣZi + ….+ εi để phân tích Trong đó:

Yi: Tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ có 2 giá trị là 0 và 1 Xi: Đặc tính kinh tế xã hội

Zi: Đặc điểm sản xuất

3.2.3 Mơ hình hồi quy đa biến

Cơ sở lí luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn về vốn tín dụng của người sản xuất cho biết các nhân tố như nghề nghiệp, quan hệ xã hội, thu nhập, mục đích vay, chi phí vay, diện tích đất thế chấp, số lần vay và mức độ tiếp cận (lượng tín dụng chính thức) là có mối quan hệ với hạn mức tín dụng (số tiền được vay). Trong cơng trình nghiên cứu của Trần Ái Kết (2009) cho rằng mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến thường được áp dụng trong phân tích:

Mơ hình lí thuyết: Yi = α + β1X1 + β2X2 + … + βnXn + εi

Trong đó:

Yi: là biến được giải thích

X1, ., Xn: các biến độc lập (trình độ học vấn, quan hệ xã hội, số lần vay, giá trị tài sản, thu nhập phi sản xuất).

β1,.. , βn: các tham số hồi quy εi: sai số ngẫu nhiên

Các giả thiết của mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến: (1) Giữa Y và X1,…, Xn có mối quan hệ tuyến tính, (2) Giữa các biến giải thích X1, …, Xn khơng có quan hệ tuyến tính, (3) Các εi độc lập (khơng có tự tương quan), (4) εi có phân phối chuẩn với kì vọng bằng khơng và phương sai (δ2) đồng nhất.

Các tham số hồi quy (β1, …, βn ) trong mơ hình thường được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Quá trình ước lượng các tham số hồi quy cũng như kiểm định các giả thiết có thể được thực hiện trên phần mềm SPSS for Window.

Trong đó: Y là lượng vốn vay (triệu đồng) mà hộ nhận được từ nguồn tín dụng chính thức. Dựa trên cơ sở lí luận và kết quả các nghiên cứu thực tế đã lược khảo, các biến giải thích (X1, …, X5) được kì vọng có trong mơ hình gồm:

Trình độ học vấn của chủ hộ (X1): Là biến giả, hộ có trình độ trung học cơ sở trở lên được tính bằng 1 và những hộ có trình độ tiểu học trở xuống được tính bằng 0. Khi hộ có học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận với khoa học kĩ thuật của nông hộ cao hơn. Những nơng hộ này có thể có nhu cầu tín dụng cao, khi đó họ đi vay và có thể nhận được số tiền vay lớn. Do đó, nhân tố này được kì vọng có tham số hồi quy β1 mang giá trị dương

Thu nhập bình quân của hộ (X2): Là nhân tố được kì vọng mang giá trị dương. Nguồn thu nhập này bao gồm tất cả các khoản thu nhập từ sản xuất kinh doanh và từ lương, tiền công, phụ cấp, … Khi hộ có thu nhập bình qn càng cao thì khả năng trả nợ vay càng cao và rủi ro hộ mất khả năng trả nợ vay càng thấp. Vì vậy họ sẽ dễ dàng được các tổ chức tín dụng chấp nhận cung cấp một khoản tín dụng cao hơn các hộ có thu nhập thấp. Vì vậy, nhân tố này được kì vọng có tham số hồi quy β2 mang giá trị dương

Quan hệ xã hội của chủ hộ (X3): Nếu hộ có người thân hay bạn bè làm ở cơ quan nhà nước hay tổ chức tín dụng thì sẽ có giá trị 1, ngược lại có giá trị. Khi hộ có người thân đang cơng tác trong các cơ quan nhà nước hay tổ chức tín dụng thì sẽ được nể trọng hơn hay vốn vay của họ được bảo lãnh từ người thân hay bạn bè. Cho nên, họ càng dễ dàng được vay vốn với số lượng lớn hơn.

Giá trị tài sản của hộ (X4): Giá trị tài sản thể hiện sự giàu có của hộ. Giá trị tài sản của hộ càng lớn thì khả năng sinh lợi hay thanh lí tài sản càng lớn do đó khả năng trả nợ của hộ sẽ cao hơn hộ có ít tài sản hơn.

Số lần vay của hộ (X5): Nếu hộ vay vốn càng nhiều lần ở các tổ chức tín dụng thì họ càng dễ dàng trở thành khách hàng thân thiết của các tổ chức tín dụng này. Các thủ tục vay vốn được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn. Các tổ chức tín dụng xem đây là khách hàng làm ăn có hiệu quả và có uy tín nên hộ sẽ dễ dàng vay được vốn với số lượng cao hơn những người đặt quan hệ tín dụng lần đầu.

Tuy nhiên, thường thì hộ làm ăn có hiệu quả có khuynh hướng khơng thích thiếu nợ vì khi đó họ càng tích lũy được nhiều vốn nên nhu cầu về vốn vay sẽ có khuynh hướng giảm. Trong trường hợp này, tham số hồi quy β5 có thể có giá trị dương hoặc âm.

Bảng 3.3: Mô tả cấu trúc mô hình

Mơ hình 1: Logit nhị phân Biến phụ

thuộc (Y) Tên biến độc lập (Xi) Ý nghĩa Dấu

kì vọng

Khả năng tiếp cận tín dụng

Tuổi của chủ hộ (X1) Tính từ năm sinh đến thời điểm

phỏng vấn +

Trình độ học vấn (X2)

Biến giả, = 1 nếu tốt nghiệp THCS trở lên, = 0 nếu từ tiểu học trở xuống

+ Khoảng cách (X3) Khoảng cách từ nơi sinh sống đến trung tâm huyện (km) - Giá trị tài sản (X4) Giá trị tài sản của hộ (triệu đồng) + Diện tích đất thổ cư (X5) Diện tích đất thổ cư có quyền sử

dụng đất (m2) +

Thu nhập phi sản xuất (X6) Thu nhập từ tiền công, buôn bán

Khả năng tiếp cận nguồn thơng tin tín dụng (X7)

Thơng tin về nguồn tín dụng mà nơng hộ thu thập được thông qua các kênh thơng tin (1= có, 0= khơng)

+

Mơ hình 2: Hồi quy tuyến tính đa biến

Hạn mức tín

dụng

Trình độ học vấn (X1)

Biến giả, = 1 nếu tốt nghiệp THCS trở lên, = 0 nếu từ tiểu học trở xuống

+

Thu nhập của hộ (X2) Thu nhập bình quân + (triệu đồng)

Quan hệ xã hội (X3) Có = 1, khơng = 0 +

Giá trị tài sản (X4) Giá trị tài sản của chủ hộ (triệu

đồng) +

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính

thức của hộ chun lúa và tơm - lúa

Về phía người đi vay, các yếu tố ảnh hưởng bao gồm tài sản của hộ, trình độ văn hóa và giới tính của chủ hộ. Về phía các tổ chức tín dụng, các yếu tố được phân tích bao gồm: thủ tục cho vay, lãi suất, lượng vốn cho vay, trình độ chun mơn và thái độ của cán bộ tín dụng.

Khả năng tiếp nhận thông tin TDCT của hộ nông dân chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong nghiên cứu này, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn TDCT của hộ nơng dân được phân tích từ hai đối tượng là người đi vay vốn và tổ chức cung cấp tín dụng.

4.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng từ tổ chức cung cấp tín dụng.

Hộ nơng dân tiếp cận với nguồn vốn TDCT thơng qua hai hình thức đó là tiếp cận trực tiếp và tiếp cận gián tiếp. Nguồn vốn TDCT mà các hộ nơng dân có thể tiếp cận bao gồm vốn của NHNo&PTNT, NHCSXH huyện và QTDND. Theo hình thức trực tiếp, nơng hộ có thể vay vốn trực tiếp từ các tổ chức tín dụng khi họ đáp ứng đầy đủ thủ tục và yêu cầu của từng tổ chức. Đối với trường hợp này, người vay chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh với quy mơ lớn thuộc nhóm hộ khá. Theo hình thức thứ hai, nơng hộ vay vốn gián tiếp thơng qua các tổ chức đồn thể xã hội như Hội nông dân (HND), Hội phụ nữ (HPN), Hội cựu chiến binh (HCCB) và Đoàn thanh niên (ĐTN). Đối tượng vay vốn trong trường hợp này thường là các hộ thuộc diện chính sách, đối tượng được ưu tiên và chủ yếu là các hộ nghèo.

Sơ đồ 4.1: Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với hộ nơng dân dân

Các hộ có thể trực tiếp tới ngân hàng làm đơn xin vay vốn nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tài sản thế chấp và dự án sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp hộ khơng có tài sản thế chấp thì có thể vay thơng qua sự bảo lãnh của Hội phụ nữ (HPN), Hội nông dân (HND) và Hội cựu chiến binh (HCCB). Sơ đồ 2.1 cho thấy các hộ có thể giao dịch trực tiếp với tất cả các tổ chức TDCT hoạt động trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận. Tuy nhiên, đối với NHNo&PTNT thì hộ có thể vừa giao dịch trực tiếp vừa thơng qua các tổ chức đồn hội. Riêng đối với NHCSXH, hộ chỉ có thể giao dịch thơng qua các tổ chức đồn thể xã hội vì các đối tượng vay là hộ nghèo, gia đình chính sách, các gia đình gặp khó khăn nên họ khơng có tài sản thế chấp để vay. Do vậy, có thể khẳng định các đồn thể xã hội đóng vai trị quan trọng trong quá trình tiếp cận nguồn vốn TDCT của hộ nông dân.

4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng từ phía hộ nơng dân

Điều kiện kinh tế của hộ

Điều kiện kinh tế của nông hộ sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong vay vốn, những hộ khá có tài sản thế chấp nên dễ dàng vay vốn hơn.

Hội nông dân Tổ trưởng (tổ 1) Cá nhân Tổ trưởng (tổ 2) Tổ trưởng (tổ 3) BND xã, HPN, HND HCCB, ĐTN Ban XĐGN cấp xã

Chi hội trưởng, Trưởng ấp, chi đoàn

Giao dịch trực tiếp

Quan hệ tác động Quan hệ chỉ đạo

Các hộ trung bình và khá thường đầu tư vào các ngành sản xuất có rủi ro nhưng lợi nhuận cao trong khi các hộ nghèo chỉ tập trung vào các ngành sản xuất truyền thống, lợi nhuận thấp và ít rủi ro.

Qua điều tra cho thấy các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá và trung chủ động hơn trong việc sản xuất kinh doanh. Các hộ nghèo không chủ động được nguồn vốn nên họ không tự tin trong việc sản xuất kinh doanh, mặt khác tài sản thế chấp của các hộ này thấp nên rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn TDCT nên đơi khi mặc dù có nhu cầu vay nhưng hộ cũng khơng vay được. Vì thế, trong số các hộ có vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức, các hộ trung bình ln chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân là những hộ này có điều kiện về kinh tế tương đối ổn định, là cơ sở vững chắc giúp hộ có khả năng tiếp cận được với nguồn vốn vay lớn từ ngân hàng. Do đó ,các ban ngành, đồn thể cần giúp đỡ để các hộ nghèo tiếp cận gần gũi hơn với nguồn vốn TDCT và để có thể giảm số hộ nghèo xuống cịn mức thấp nhất.

Nguồn: Tính tốn của tác giả, 2016

Nguồn: Tính tốn của tác giả, 2016

Biểu đồ 4.3: Quy mô hộ và tỷ lệ phụ thuộc

Số lao động tạo ra thu nhập là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của hộ gia đình. Đối với những hộ có nhiều người trong độ tuổi lao động thường có thu nhập cao hơn so với những hộ có ít người trong độ tuổi lao động. Những hộ nghèo bình qn mỗi hộ có 1,26 lao động, trong khi những hộ khá là 2,9 lao động; nhóm hộ giàu là 3,59 lao động. Ở chiều ngược lại, phụ thuộc bình quân của hộ nghèo là cao nhất 2,19, thấp nhất là hộ giàu chỉ có 0,6.

Nguồn: Tính tốn của tác giả, 2016

Trình độ văn hố của chủ hộ

Trình độ văn hố của chủ hộ cao hay thấp cũng ảnh hưởng phần nào đến việc tiếp cận vốn vay và liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các giải pháp kinh doanh hiệu quả. Xét về khả năng làm đơn thì hộ có trình độ văn hóa thấp thường gặp khó khăn khi vay vốn với các thủ tục vay do họ khơng có khả năng tự làm đơn, tự xây dựng và lựa chọn các kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng các thủ tục phức tạp khác. Ngoài ra, do thiếu kiến thức và thiếu am hiểu về kỹ thuật sản xuất và thông tin thị trường nên đa phần họ không dám vay để đầu tư vào sản xuất, cải thiện đời sống.

Nguồn: Tính tốn của tác giả, 2016

Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng của trình độ văn hố của chủ hộ đến mức độ tiếp cận TDCT

Hình 2.5 cho thấy các chủ hộ có trình độ văn hóa là THPT và THCS, trình độ của chủ hộ càng cao thì họ càng tiếp cận nhiều với nguồn vốn tín dụng. Các hộ vay vốn tại các tổ chức TDCT phần lớn là các chủ hộ có trình độ học vấn học hết trung học THPT (chiếm 48% số hộ vay tại NHNo&PTNT, 20% số hộ vay tại NHCSXH và 40% số hộ vay tại QTDND).

Qua khảo sát, ta thấy lượng vốn vay nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào trình độ văn hố của chủ hộ vì đa số các hộ có trình độ văn hố cao sẽ vay lượng vốn lớn

hơn để làm ăn.Trong tổng số hộ vay vốn có trên 40% số hộ có trình độ trung học phổ thơng, một số ít chủ hộ có trình độ tiểu học nhưng vẫn tích cực vay vốn sản xuất kinh doanh, mở rộng diện tích do họ có kinh nghiệm, khơng sợ rủi ro, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất.

Nguồn: Tính tốn của tác giả, 2016

Biểu đồ 4.6: Cơ cấu trình độ học vấn của hộ gia đình

Giới tính của chủ hộ

Kết quả phân tích cho thấy, sự khác biệt về giới tính của chủ hộ cũng ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)